Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cậu bé “chim cánh cụt” mơ thành họa sĩ với “bàn tay ống nhựa”

Thứ hai, 08:33 21/11/2016 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Không may bị tai nạn bom mìn trong lúc chăn bò, em Phan Trọng Hiếu (SN 2002, lớp 8/6, Trường THCS Nguyễn Trãi, thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam) mất đi hai cánh tay, chân bị dị tật. Những tưởng ước mơ thành họa sĩ đã khép lại nhưng Hiếu đã nghị lực vươn lên với “bàn tay ống nhựa”.

Em Phan Trọng Hiếu và bố. Ảnh: Đức Hoàng
Em Phan Trọng Hiếu và bố. Ảnh: Đức Hoàng

Mất hai tay sau buổi chăn bò

Chúng tôi đến nhà em Phan Trọng Hiếu vào đúng giờ tan trường. Hỏi đường vào nhà Hiếu ai cũng biết, vì nơi đây em có biệt danh là “cậu bé chim cánh cụt”. Vừa chở con đi học về, ông Phan Nhì (còn gọi là ông Tam, SN 1966, trú tại tổ 1, khu 5, thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc, Quảng Nam) đỡ con xuống, lau vội mồ hôi, tất tả vào nhà rót nước mời khách. Ông Nhì cho biết, đến bây giờ ông vẫn không tin được đứa con bé bỏng của mình trong một buổi sáng lại bị mất đi hai bàn tay và chân bị dị tật.

“Lúc đó vào buổi sáng cuối tháng 11/2013, vợ chồng tôi đi làm đồng, còn Hiếu đi chăn bò trên đồi gần nhà cùng với hai đứa bạn trong xóm. Khi đang chăn bò, bọn trẻ phát hiện thấy một kíp mìn còn sót lại thời chiến tranh, cả 3 cùng tò mò lấy ra đập phá thì bất ngờ mìn phát nổ…”, ông Nhì nhớ lại.

Ngay sau tiếng nổ kinh hoàng, biết có chuyện không hay, một số người dân chạy lên vùng đồi thì phát hiện cả 3 cháu đang bị thương, nặng nhất là em Hiếu. Mọi người lập tức đưa Hiếu vào Bệnh viện Bắc Quảng Nam cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng Hiếu phải chuyển viện ra Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng để tiếp tục điều trị. Tai nạn khủng khiếp đã cướp đi của cậu học trò nhỏ hai bàn tay, hai chân bị bể xương, dị tật, đi lại khó khăn.

Từ một cậu bé tinh nghịch, hay chạy nhảy, vui đùa với các bạn, bỗng dưng Hiếu phải nằm một chỗ. Bàn tay không còn để viết và đôi chân thì không thể đi lại giúp đỡ bố mẹ chăn bò. Đặc biệt, ước mơ trở thành một họa sĩ của Hiếu dần vụt tắt. Sau khoảng một năm điều trị ở bệnh viện, Hiếu trở về nhà với hình hài không tay, chân dị tật. Người dân làng xóm nhìn cậu bé ai cũng xót xa.

“Sau lúc tai nạn, khi tỉnh dậy em phát hiện mình không còn hai tay, chân bị bể xương, đau buốt… em khóc nhiều lắm. Em nghĩ ước mơ học chữ và trở thành họa sĩ của mình đã tắt vì tay không có, sinh hoạt hàng ngày đã khó huống gì viết chữ. Nhưng nhờ có sự động viên của bố mẹ, bạn bè, thầy cô, em đã cố gắng vượt lên hoàn cảnh để thắp sáng lại ước mơ…”, em Hiếu chia sẻ.

Nuôi ước mơ với “bàn tay ống nhựa”

Để viết được chữ và vẽ được những bức tranh đẹp như ngày hôm nay, Hiếu đã phải trải qua một hành trình khó khăn, gian khổ. Rồi trong quá trình điều trị bệnh cho Hiếu ở bệnh viện, vợ chồng ông Nhì phải bán hết tài sản trong nhà nên khi đó gia đình lâm vào cảnh khốn khó. Có lúc cả hai vợ chồng ông Nhì muốn cho con nghỉ học vì thương tật và hoàn cảnh quá khó khăn. Nhưng cứ nhìn Hiếu với hai cánh tay cụt, đôi chân dị tật tập tễnh lật từng trang sách, cả hai vợ chồng lại nuốt nước mắt vào trong.

“Thấy con ham học dù thân thể không còn lành lặn như xưa, tôi đau lòng lắm. Từ đó, tôi quyết giúp con cầm lại được cái bút, ôm lại được cái cặp và sách vở để học tập. Bao đêm trằn trọc suy nghĩ, cuối cùng tôi nghĩ cách tạo ra cho con một cây bút đặc biệt”, ông Nhì nói.

Khi nghe bố nói về cây bút đặc biệt này, em Hiếu chạy vào nhà lấy cặp sách ra và tự mình xỏ khuỷu tay vào cây bút đặc biệt để viết và vẽ cho chúng tôi xem. Cây bút đặc biệt này được làm từ một ống nhựa vừa tay với em Hiếu và khoét hai lỗ để đặt cây bút. Sau đó, Hiếu đưa đẩy ống nhựa này cùng với cây bút để viết chữ và vẽ nên những bức tranh.

“Ban đầu cháu tập viết với “bàn tay ống nhựa” này khó lắm chú à. Mỗi lần đút khuỷu tay vào thì bút và ống nhựa cứ bị bật văng ra. Sau nhiều lần điều chỉnh mới tập viết được. Lúc đầu, chữ viết không đẹp, nhưng sau này cháu quen với cây bút và “bàn tay ống nhựa” này rồi nên giờ viết dễ dàng hơn, đẹp hơn…”, em Hiếu cho biết.

Viết chữ và vẽ tranh đã khó, trong sinh hoạt hàng ngày, ăn uống, vệ sinh cá nhân… của Hiếu lại càng khó hơn. Mỗi lần như thế, bố mẹ và các chị đều phải giúp Hiếu. Không muốn phụ thuộc, Hiếu bắt đầu tập làm quen các công việc nhà với hai tay bị cụt không có của mình. Đến nay, sau nhiều nỗ lực, Hiếu đã tự vệ sinh, ăn uống… Đặc biệt, Hiếu có thể tự đạp xe đi được quãng đường ngắn. Nhìn thấy con nghị lực vươn lên sau tai nạn, vợ chồng ông Nhì mừng rơi nước mắt. “Chúng tôi cứ nghĩ sau tai nạn thì tương lai của cháu mịt mờ vì nó như “chim cánh cụt”. Nhưng với sự vươn lên của bản thân, năm nào em cũng đạt học sinh tiên tiến. Cả nhà có 5 chị em, Hiếu là con trai duy nhất. Thấy con tìm lại được niềm vui và được đến trường với các bạn vợ chồng tôi mừng lắm…”, ông Nhì tâm sự.

Được biết, hoàn cảnh gia đình của ông Nhì rất khó khăn. Cả nhà sống chủ yếu bằng nghề làm nông, thu nhập bấp bênh. Mẹ Hiếu suốt ngày quần quật ngoài đồng, có thời gian rảnh thì lên đồi chăn bò. Bố Hiếu hàng ngày phải túc trực ở nhà để chở em đi học. Hôm nào có ai đó gọi bố đi làm thuê thì Hiếu phải đi nhờ xe với bạn bè.

Em Phan Văn Mến (hàng xóm em Hiếu, học cùng lớp) chia sẻ: “Bạn Hiếu chăm học và vẽ đẹp lắm, dù không còn hai tay, chân bị dị tật. Trong lớp, lúc nào bạn ấy cũng chăm chú nghe giảng bài, học tốt. Bạn Hiếu nhiều lần được nhà trường biểu dương và khen là tấm gương vượt khó, vươn lên. Chúng em rất thương và tìm mọi cách để giúp bạn ấy thực hiện ước mơ thành họa sĩ”.

“Em Hiếu xứng đáng là tấm gương sáng để các bạn cùng lớp và trong trường noi theo. Dù mất hai bàn tay nhưng Hiếu học không thua kém bạn bè cùng lớp. Em là một học trò ngoan, chăm học dù hoàn cảnh éo le”.

Thầy Trần Hữu Nghị, giáo viên Tổng phụ trách Trường THCS Nguyễn Trãi

Đức Hoàng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tấm lòng bạn đọc đến với cụ bà 83 tuổi chăm 2 con bệnh tật, nuôi cháu nhỏ đang tuổi ăn học

Tấm lòng bạn đọc đến với cụ bà 83 tuổi chăm 2 con bệnh tật, nuôi cháu nhỏ đang tuổi ăn học

Vòng tay nhân ái - 1 ngày trước

GĐXH - Nhận tiền hỗ trợ của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống, bà Hoa bày tỏ lòng cảm kích. Nhờ sự quan tâm, động viên từ cộng đồng mà bà có thêm động lực để chăm con bệnh, cháu thơ dại.

MS 1006: Người phụ nữ suy thận cần sự trợ giúp của cộng đồng

MS 1006: Người phụ nữ suy thận cần sự trợ giúp của cộng đồng

Vòng tay nhân ái - 2 ngày trước

GĐXH – 4 năm qua, cuộc sống của chị Thủy gắn liền với bệnh viện, máy lọc máu và thuốc men vì suy thận. Người phụ nữ ấy không còn khả năng lao động, các con còn nhỏ nên rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

MS 1005: Bé 2 tuổi bị ung thư võng mạc, cha mẹ nghèo bán đàn lợn cũng không đủ tiền chữa trị

MS 1005: Bé 2 tuổi bị ung thư võng mạc, cha mẹ nghèo bán đàn lợn cũng không đủ tiền chữa trị

Vòng tay nhân ái - 5 ngày trước

GĐXH - “Giá như đưa con đi viện sớm hơn, có lẽ con tôi đã không rơi vào cảnh nguy kịch thế này…” - lời tự trách của một người mẹ trẻ người dân tộc khiến ai nấy đều quặn lòng.

MS 1004: Gia đình khốn cùng cầu cứu cộng đồng khi chồng bị tai nạn liên tiếp, con gái mắc bệnh tim

MS 1004: Gia đình khốn cùng cầu cứu cộng đồng khi chồng bị tai nạn liên tiếp, con gái mắc bệnh tim

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Chồng liên tiếp bị tai nạn, con lại bị bệnh tim đã khiến gia đình chị rơi vào cảnh mất nhà, nợ nần chồng chất và tuyệt vọng đến tận cùng. Giữa cơn bão bệnh tật và tai nạn, người mẹ, người vợ ấy chỉ biết cầu cứu cộng đồng.

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025

Kết chuyển - 1 tuần trước

GĐXH - Từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025, Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc dành cho các cảnh đời kém may mắn. Chúng tôi xin gửi tới các quý bạn đọc hảo tâm danh sách ủng hộ cụ thể và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc.

MS 1003: Sự sống mong manh của người đàn ông dân tộc H’Mông mong có 20 triệu đồng để kịp thời phẫu thuật tim

MS 1003: Sự sống mong manh của người đàn ông dân tộc H’Mông mong có 20 triệu đồng để kịp thời phẫu thuật tim

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Hiện anh Thanh có chỉ định phải phẫu thuật tim gấp nhưng gia đình quá khó khăn, chưa gom được 20 triệu đồng còn lại cho ca phẫu thuật.

Tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức

Tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH – Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) đã trao tiền của bạn đọc hảo tâm đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức là ông Khoan bị ung thư biểu mô tế bào gan và em Chung bị đa chấn thương sau tai nạn giao thông.

MS 1002: Bán hết cả trâu, lợn vẫn không đủ chi trả viện phí, người phụ nữ dân tộc Thái cần sự trợ giúp

MS 1002: Bán hết cả trâu, lợn vẫn không đủ chi trả viện phí, người phụ nữ dân tộc Thái cần sự trợ giúp

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH - Để có tiền chạy chữa bệnh, gia đình bà Thoa đã phải bán đi 1 con trâu và 2 con lợn là tài sản quý giá nhất, nhưng chẳng thấm tháp vào đâu. Hiện tại, người phụ nữ dân tộc Thái này đang rất cần sự trợ giúp của mọi người.

Sức khỏe của cô bé dân tộc Tày bị u trung thất đã tốt hơn

Sức khỏe của cô bé dân tộc Tày bị u trung thất đã tốt hơn

Kết chuyển - 2 tuần trước

GĐXH - Cảm thương trước hoàn cảnh khó khăn của cô bé dân tộc Triệu Thị Hải Yến bị u trung thất, nhiều bạn đọc đã chung tay giúp đỡ em. Hiện sức khỏe của cô bé dân tộc Tày này đã tốt hơn nhiều.

Gần 28 triệu đồng đến với gia đình chồng tàn tật chăm vợ ung thư

Gần 28 triệu đồng đến với gia đình chồng tàn tật chăm vợ ung thư

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH – Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) đã kết chuyển số tiền 27.365.000 đồng đến với vợ chồng ông Quân bị tàn tật đang chăm sóc vợ ung thư.

Top