Hà Nội
23°C / 22-25°C

Câu chuyện thành giáo sư lịch sử do xếp nhầm lớp

Thứ hai, 08:32 20/07/2015 | Xã hội

Khi được đề nghị chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời giảng dạy, nghiên cứu lịch sử của mình, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nói rằng con đường đưa ông đến với lịch sử vốn đã là một câu chuyện khác thường, đầy duyên số và không ít đam mê.

Khi được đề nghị chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời giảng dạy, nghiên cứu lịch sử của mình, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nói rằng con đường đưa ông đến với lịch sử vốn đã là một câu chuyện khác thường, đầy duyên số và không ít đam mê.

Từ một cậu sinh viên tự nhận là “không biết gì về lịch sử”, ông trở thành một trong những giáo sư sử học đầu ngành của Việt Nam với nhiều công trình nghiên cứu được đánh giá cao.

Dưới đây là câu chuyện mà  phóng viên ghi lại qua lời kể của ông.

 

GS Nguyễn Quang Ngọc

"Tôi là một học sinh nông thôn trong thời kỳ chiến tranh. Nói chung các môn khoa học xã hội lúc ấy tôi không giỏi. Lúc ấy ai cũng lo sơ tán, chiến tranh nên chẳng có ai quan tâm mấy cái đó. Tôi lại thích học toán. Tôi là học sinh chuyên toán ở trường.

Lúc đó vào đại học không phải thi. Người ta cứ đọc học bạ, xem xét, đánh giá gì đó rồi cứ  thế xếp vào trường thôi. Tôi được xếp vào Đại học Tổng hợp. Tôi cứ nghĩ chắc là mình phải vào khoa toán. Tôi tìm mãi danh sách từ đầu đến cuối, từ cuối lên đầu chẳng thấy có tên mình. Thế rồi mấy đứa bảo nhau tìm sang các khoa tự nhiên. Tìm sang lý, hóa cũng không có. Tìm toét cả mắt các khoa tự nhiên cũng không có.

Thế mới nghĩ là chắc người ta nhầm, thôi đi về. Sau mấy ông lại bảo nhau thử tìm sang các khoa xã hội xem sao. Nghĩ bụng làm gì có chuyện mình đi học xã hội, có biết gì đâu mà học. Đùng một cái đứa bạn bảo “đây, tên mày rõ ràng, mày ở khoa sử”.

Tôi thất vọng lắm, nghĩ là chắc nhà trường người ta đánh nhầm tên thế nào, chứ mình biết gì về sử mà vào học sử. Thế là tôi về quê. Các thầy trong trường cứ cười, bảo cậu này sao cái số long đong thế, sao người ta lại cho cậu vào học sử, cậu vào học sử thì cậu học được cái gì.

Sau đó, nhà trường còn lên đến tận Sở GD-ĐT Hải Phòng để xin cho tôi cái đề nghị gửi lên ĐH Tổng hợp cho được sang khoa toán. Thế là tôi lên trường báo cáo, trường cũng đồng ý, nhưng đồng ý theo cái kiểu rất đơn giản, nghĩa là họ ký vào cái đơn tôi làm có xác nhận của Sở Hải Phòng, của trường cấp 3 Ngô Quyền… Rồi tôi lên phòng giáo vụ, họ nhìn xong cái học bạ rồi bảo “đúng, thằng này thì làm sao mà học sử được”. Thế là đồng ý cho chuyển sang khoa toán. Chỉ ghi đồng ý thế thôi. Thế nhưng dạo ấy trường sơ tán. Tôi thì ở Mễ Trì nhưng khoa toán học ở mãi Đông Anh. Thế rồi nghĩ, thôi được rồi, cứ ngồi đây để mấy hôm nữa tiện rồi sang, vì hồi đấy sang Đông Anh cũng không phải là dễ.

Đúng lúc ấy thì khoa sử vào học. Lớp học chẳng có gì, không có bàn ghế. Một cái nhà ở tầng 3, tầng 4 gì đấy thì bị bom đánh một nửa tan hoang. Học trò vào ngồi chờ thầy đến dạy. Toàn là ngồi tựa vào tường, chẳng có chiếu gì đâu, ngồi xuống đất thôi.

Đến giờ, thấy có một ông xách cái túi tung tẩy đi vào. Cả lớp đứng dậy chào, ông ấy làm câu “Thôi, các ông các bà ngồi xuống”. Tôi nghe thấy lạ tai, sao lại có một ông thầy vào lớp bảo các ông, các bà ngồi xuống.

Sau ông dạy thì cứ thế ông nói, nói trời nói biển, nói đủ các kiểu. Mà tôi nghĩ bụng, đời mình chưa từng nghe một ông nào nói hay như thế. Nói thượng vàng hạ cám, ông bảo ông là người phải bắt hòn đá câm phải nói lên tiếng, nói hùng hồn… Người thầy đó là GS. Trần Quốc Vượng.         

Sau khi nghe bài giảng của GS, tôi mới nghĩ “ừ, có khi sử nó cũng hay đấy!” Thế là tôi ở lại nghe buổi nữa xem sao, dù sao khoa toán cũng chưa học. Thế là ở lại nghe buổi nữa.

Tôi phải nói lại là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với cái kiểu dạy sử mà sao nó lại lạ thế, chưa bao giờ mình thấy như vậy cả và cũng chưa học môn nào thấy hay đến thế, mà đấy là thầy nói về khảo cổ, về mấy hòn đá. Tôi còn nhớ mãi thầy kể phải lật từng hòn đá, phải lật các trang sách đất để đọc các trang sách đời, rồi các thứ khác…

Phải nói là qua bài học của thầy Vượng, tự dưng tôi thấy thích sử, rồi nghĩ hẵng cứ ngồi lại để rồi xem xem học thế nào. Thực ra lúc đó tôi đã có cái xác nhận là được chuyển sang bên toán rồi, chỉ cần cầm cái giấy đó sang bên kia là người ta ghi tên mình vào thôi. Thế rồi mình quyết định ở lại học. Có lẽ là vì nghe ông thầy dạy sử giảng như thế thì mình thích chăng, chỉ thế thôi. Rồi do mình thích nên mình cũng hay hỏi các thầy, thế rồi các thầy cũng hay quan tâm.

Rồi đến khi GS. Phan Huy Lê vào dạy, bọn tôi cũng hay hỏi các cụ. Hồi đấy các thầy vẫn còn trẻ lắm.

Cứ như vậy rồi các thầy quý mình, bảo ‘ừ thôi, thằng này có vẻ có tư chất học sử đấy nhỉ. Thôi cứ đi học đi rồi sau này ở lại đây tiếp tục làm cái nghề này, các thầy sẽ hướng dẫn”. Ngay từ năm đầu các thầy đã nói với tôi như thế. Thế rồi từ đó sử trở thành đam mê  của tôi và tôi rất thích học.

Như trường hợp của tôi là một trường hợp rất khác, không có biết gì, hiểu gì về khoa học xã hội cả nhưng chỉ vì thích bài giảng của thầy thôi mà tôi quên đi tất cả để theo cái ngành này. Tôi đã ở đây từ năm 1969 cho đến giờ và có lẽ là tôi thấy mình lựa chọn như thế là đúng".

 

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc là Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam,Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển. Hiện ông cũng đang nghiên cứu và giảng dạy tại khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) Ông là tác giả của nhiều cuốn sách phục vụ đào tạo và sau đại học.

 

Theo Nguyễn Thảo - Ngân Anh/Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 11 giờ trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Top