Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cha mẹ hại con vì “sáng tạo” cách uống Oresol

Thứ bảy, 19:00 09/09/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Không ít cha mẹ vì thương con ốm, sốt, tiêu chảy không uống được nhiều loại nước pha Oresol (thuốc bù nước) “ngang ngang, lợ lợ” nên đã chia nhỏ gói thuốc, pha với từng chén nước cho con uống, thậm chí pha luôn cả gói vào một chén nước nhỏ uống một lần. Theo các chuyên gia, những cách làm này đã vô tình gây hại con trẻ.

Pha oresol cần pha đúng tỷ lệ ghi trên bao bì sản phẩm. Ảnh: T.Nguyên
Pha oresol cần pha đúng tỷ lệ ghi trên bao bì sản phẩm. Ảnh: T.Nguyên

Sai lầm khi pha gói oresol với một chén nước

Thấy con bị sốt virus, sợ con bị mất nước, chị Quỳnh Anh (ở Hoàng Mai, Hà Nội) liền lấy ngay gói nhỏ Oresol loại pha với 200ml nước có sẵn trong nhà pha cho con uống. Nhưng vì con trai mới 2 tuổi của chị cho cái gì vào miệng cũng nôn trớ, nên chị Quỳnh Anh “sáng tạo” cho con uống Oresol với lượng nước rất ít, chỉ vài thìa cà phê.

Uống được 2 ngày, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần chỉ một chén nhỏ nước Oresol, con chị vẫn sốt, kèm tiêu chảy, thậm chí môi còn bong tróc, nứt nẻ, không hề có biểu hiện người đủ nước. Sang ngày thứ ba, con chị bắt đầu có triệu chứng co giật, vật vã, kích thích… Chị vội vàng đưa con đến viện và tá hỏa khi bác sĩ đưa kết quả điện giải đồ cho thấy cháu bé bị ngộ độc muối do uống Oresol sai tỷ lệ.

Một trường hợp khác là bé Quốc Nam (3 tuổi, ở Hà Nội) bị tiêu chảy cấp dài ngày. Khám tại Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) được bác sĩ kê đơn có uống Oresol hàng ngày, chị Lê (mẹ bé Nam) ra hiệu thuốc mua thì được tư vấn nên dùng loại thực phẩm chức năng Oresol dạng ống. Nghĩ mỗi lần uống một ống là bù đủ nước cho con, hơn nữa, giá của loại ống này cũng cao hơn nhiều lần so với dạng gói bột, chắc sẽ tốt hơn nên chị Lê mua về và cho con uống hàng ngày. Kết quả sau 2 ngày, con chị mệt lả, lơ mơ, tay chân run cầm cập, co giật, mất nước trầm trọng. Khi trở lại viện để cấp cứu, con chị đã trong tình trạng trụy mạch.

PGS.TS Nhi khoa Nguyễn Tiến Dũng (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, Oresol là thuốc, giúp bù nước, điện giải khi bệnh nhân mất nước vì đi ngoài. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây rối loạn các chức năng của cơ thể, đe dọa tính mạng của trẻ. Vì vậy, mỗi khi bệnh nhân bị tiêu chảy, bác sĩ phải kê đơn có Oresol để bù lại nước. Oresol được pha đúng, uống đúng sẽ bù lại lượng nước đã mất giúp trẻ phục hồi. Hiện nay, các hãng dược sản xuất oresol với nhiều hàm lượng khác nhau: Gói pha với 1 lít nước, pha với 500ml và pha với 200ml để phù hợp với từng đối tượng. Mỗi khi đi ngoài vì tiêu chảy, bệnh nhân phải uống hàng trăm ml Oresol để bù nước, điện giải bị mất đi.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nếu Oresol được pha đặc hơn so với khuyến cáo thì khi trẻ uống không khác gì uống một cốc nước muối. Uống Oresol với nồng độ quá đặc như thế sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, gây tình trạng ưu trương (quá nhiều muối trong máu), áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường (bình thường, hai bên màng tế bào cân bằng nhau). Do nồng độ muối quá cao nên áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường, “hút” nước từ tế bào ra khoảng kẽ, khiến tế bào bị mất nước nên bị “teo” lại. Lúc này, trẻ có biểu hiện da nhăn, khô, mắt trũng... Nguy hiểm nhất là khi tế bào não bị “teo”, gây tổn thương não khiến trẻ bị co giật, sốt cao, vật vã, kích thích nặng hơn nữa thì hôn mê... Nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ rất dễ bị tử vong.

Thực tế, Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) từng tiếp nhận một bệnh nhi ngộ độc muối do người nhà cho uống Oresol quá đậm đặc, không đúng quy định khiến trẻ bị phù não cấp tính nặng. Bệnh nhân tử vong sau 18 giờ dù đã được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu. Trước đó, bệnh nhi bị tiêu chảy và nôn ở nhà, mẹ bé đã cho con uống hết hơn 3 gói Oresol bằng cách pha từng ít một ra chén và cho trẻ uống liên tục vì thấy cháu vẫn khát.

Tuyệt đối không chia nhỏ gói thuốc

Các bác sĩ Nhi khoa luôn khuyến cáo các bậc cha mẹ hãy mua theo đúng đơn thuốc của bác sĩ cấp. Ngoài ra, tuyệt đối phải đọc kĩ hướng dẫn cách dùng, liều lượng... Cụ thể, nếu gói Oresol theo hướng dẫn pha với 200ml thì cần pha chính xác 200ml nước, vì như thế sẽ đạt nồng độ thẩm thấu phù hợp cho trẻ. Nếu pha quá đậm đặc với ít nước thì sẽ gây ra hậu họa như trên đã phân tích, còn nếu pha loãng quá lại không có tác dụng bù nước, giá trị cung cấp điện giải sẽ kém đi. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, không hiếm những gia đình cắt 1/2 hoặc 1/3, 1/4 gói thuốc Oresol rồi nhẩm tính số nước tương ứng giảm đi so với yêu cầu chuẩn (Ví dụ, gói yêu cầu pha với 200ml thì cha mẹ lại chia đôi gói thuốc, mỗi lần pha với 100ml nước). Các cách này dễ khiến trẻ bị ngộ độc muối.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý: Dùng nước đun sôi để nguội để pha theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, khuấy tan thuốc trong nước rồi mới uống. Không được pha với sữa, nước canh, nước trái cây hoặc nước ngọt... và tuyệt đối không cho thêm đường. Cha mẹ cũng không pha Oresol với nước khoáng vì nước này có sẵn thành phần khoáng sẽ làm sai lệch nồng độ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không được đun sôi dung dịch đã pha để làm ấm cho con dễ uống, vì khi đó sẽ làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi làm tăng độ thẩm thấu.

Về việc lưu trữ nước pha Oresol, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng lưu ý, chỉ sử dụng dung dịch đã pha trong ngày, còn thừa qua ngày hôm sau phải bỏ, vì dung dịch sau khi pha là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh, điều này cũng gây nguy hiểm, thậm chí tử vong cho trẻ. Nếu để tủ lạnh, dung dịch nước pha Oresol có thể để lâu hơn nhưng cũng chỉ trong 24 giờ kể từ khi pha. Ngoài việc bù nước, bù điện giải bằng Oresol, cha mẹ cũng cần cho trẻ uống thêm nước lọc, nước cam, chanh, đặc biệt cần liên tục theo dõi tình trạng của trẻ khi trẻ sốt, tiêu chảy…

Về việc không ít gia đình vì nghe tư vấn đã mua loại thực phẩm chức năng Oresol loại 10ml cho con uống chữa tiêu chảy, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng thẳng thắn kiến nghị: “Việc đóng loại 10ml Oresol thật sự không có ý nghĩa trong việc bù mất nước, mất điện giải sau tiêu chảy, sốt. Còn nếu để uống hàng ngày cũng không có ý nghĩa gì. Trong khi đó người dân dễ nhầm lẫn, tưởng uống 10ml là đã đủ liều điều trị thì rất nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong vì mất nước. Theo tôi, không nên để lưu hành thị trường ống Oresol 10ml”.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 11 giờ trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 14 giờ trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Top