Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chàng sinh viên Sài Gòn cao 80cm, suốt 22 năm đi chân đất đến trường

Thứ năm, 08:00 28/04/2016 | Xã hội

Chàng sinh viên "tí hon" cao 80cm, nặng 30kg suốt 22 năm qua vẫn chưa một lần được mang dép nhưng cậu vẫn đều đặn đến trường trên đôi chân trần của mình.

22 năm đi chân đất đến trường

Chúng tôi gặp chàng sinh viên "tí hon" Dương Văn Thành (22 tuổi, quê Quảng Trị) trong sân trường ĐH Quốc gia TP. HCM khi Thành đang cùng bạn bè ôn bài để chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Hiện tại, Thành đang học năm 2 ngành Hệ thống thông tin, trường Đại học Công nghệ Thông tin (thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM).

Để có được thành quả hôm nay, ngoài sự may mắn, Thành cũng đã có một sự nỗ lực không nghỉ và khát vọng sống mãnh liệt. Là anh cả trong gia đình có hai anh em, nhưng Thành lại không được may mắn như người em trai của mình. Khi mới lọt lòng mẹ, Thành đã bị khuyết tật bẩm sinh và đến hôm nay chàng trai đã 22 tuổi nhưng chỉ cao 80cm và cân nặng được 30kg.

Chàng sinh viên tí hon phải nhờ chiếc xe đạp mới có thể đi lại được dễ dàng.
Chàng sinh viên "tí hon" phải nhờ chiếc xe đạp mới có thể đi lại được dễ dàng.

Thành chia sẻ: "Nơi mình sinh ra vốn là vùng quê nghèo miền biển thuộc thôn Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) với thời tiết khắc nghiệt. Mùa hè khô cằn cát bỏng, còn mùa đông lạnh thấu xương. Với thiên nhiên khắc nghiệt như vậy với một người bình thường đã vất vả, còn với người mang khuyến khuyết cơ thể như mình thì cuộc sống càng thêm khó khăn hơn".

Theo lời Thành, cậu bị vẹo cột sống và đôi bàn chân cũng bị khuyết tật nên mãi đến năm cấp 2 Thành mới chập chững tập đi từng bước. Bàn chân phải của Thành đã qua 2 lần phẫu thuật chỉnh hình, bàn chân trái cũng đã qua 1 lần phẫu thuật nhưng cho đến nay vẫn chưa thể đi lại bình thường.

Thành luôn sống lạc quan và nỗ lực trong cuộc sống.
Thành luôn sống lạc quan và nỗ lực trong cuộc sống.

"Có lần mẹ thử mua đôi dép bình thường mang cho mình, nhưng khi mang vào thì chân bị bó lại, rất đau vì kích thước bàn chân không đồng đều", chàng sinh viên nhớ lại và tâm sự: "Đi chân không riết rồi cũng quen và cho dù có đi trên đường bê tông hoặc đường cát bỏng rát thế nào mình cũng thấy bình thường do da bàn chân đã chai sần theo năm tháng rồi".

Hồi ấy, nếu không có quyết tâm tập đi bằng chân không, có lẽ chẳng bao giờ chàng "tí hon" đến trường được. Sau nhiều lần đấu tranh tư tưởng vượt bỏ rào cản mặc cảm, thế là Thành đi học, mặc cho ánh mắt nhìn của mọi người, mặc cả những lời xì xầm bàn tán, ngày ngày mẹ đưa đến trường, tan học mẹ lại đón về.

Đôi bàn chân có kích thước không đều nên suốt 22 năm qua Thành chỉ đi chân đất.
Đôi bàn chân có kích thước không đều nên suốt 22 năm qua Thành chỉ đi chân đất.

Thành nói: "Giờ nhớ lại những kí ức dữ dội đó tự nhiên cảm thấy cay cay vì những năm tháng đó dù sau này có ra sao, làm gì cũng không thể nào quên được. Trường cấp 1 cách nhà mình 1,5km, mỗi ngày đến lớp thì có mẹ cõng đi. Lên cấp 2 bắt đầu tập những bước đi đầu tiên còn nhiều khó khăn, trường cách nhà khoảng 3km nên thỉnh thoảng được em trai chở bằng xe đạp. Đến những năm cấp 3, trường cách nhà 7 km, mỗi ngày em đi học thì có mấy anh em trong xóm thương tình chở đi, chở về".

Mãi đến cấp 2 Thành mới đi lại được, tuy nhiên hiện tại việc đi lại là điều không hề dễ dàng với chàng sinh viên tí hon.
Mãi đến cấp 2 Thành mới đi lại được, tuy nhiên hiện tại việc đi lại là điều không hề dễ dàng với chàng sinh viên "tí hon".

Nỗ lực từng ngày để vươn tới ước mơ của chàng trai "tí hon"

Sau khi hết cấp 3, Thành may mắn được đặc cách tuyển thẳng vào trường ĐH Công nghệ Thông Tin TP. HCM. Cuộc sống xa nhà lần đầu tiên của chàng trai "tí hon" thêm biết bao bộn bề lo toan. Mặc dù vào năm nhất đại học được mẹ theo chân đến giảng đường nhưng nỗi nhớ cha và em, nhớ quê hương càng làm nỗi cô đơn trong lòng thêm đong đầy. Thành cho biết, vì con trai lần đầu đi học xa nên mẹ cũng theo vào Sài Gòn xin làm tại căng tin tại kí túc xá của trường nơi Thành đang ở để tiện chăm sóc.

Hàng ngày, chàng sinh viên vẫn đến lớp trên chiếc xe đạp nhỏ xíu dành cho trẻ em. Thành chia sẻ, chiếc xe được một tổ chức từ thiện tặng cho từ lúc cậu đi phẫu thuật bàn chân hồi tiểu học nhưng mãi đến năm lớp 8 chàng trai mới tự đạp được chiếc xe này.

Hỏi Thành khi bước vào cuộc sống thời sinh viên với bao khó khăn làm sao có thể vượt qua được, nhất là chuyện đi lại trong trường, trong lớp, chuyện bàn ghế quá cao so với mình, rồi những ánh mắt nhìn của mọi người… thì chàng trai trẻ mỉm cười trả lời không một chút đắn đo: "Những ngày đầu vào giảng đường khó khăn thì nhiều lắm. Đây cũng có thể được xem là thử thách lớn lớn thứ 2 trong đời, nhưng mình được sự giúp đỡ của rất nhiều người, bạn bè, thầy cô giáo nên rồi cũng vượt qua được. Mọi người ai cũng yêu thương mình nên cũng không thấy mặc cảm nhiều".

Được biết, ngoài những khiếm khuyết trên cơ thể, Thành còn bị bệnh tim bẩm sinh. Thế nên những lúc trái gió trở trời cơ thể lại đau nhức khó thở vì phần ngực ngày càng phù to hơn.

Mỗi lần đi bậc cao hay dốc mà xe đạp lên không được thì Thành phải nhờ sự trợ giúp của bạn bè.
Mỗi lần đi bậc cao hay dốc mà xe đạp lên không được thì Thành phải nhờ sự trợ giúp của bạn bè.

Những khó khăn luôn chờ đợi phía trước nhưng với niềm tin vào cuộc sống, Thành vẫn đang nỗ lực từng ngày để đạt ước mơ giúp gia đình thoát cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó, tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bạn bè đồng trang lứa là động lực tiếp sức cho Thành vượt qua khiếm khuyết của cơ thể.

"Mỗi ngày cứ cố gắng thêm một chút thì sau này sẽ gặt hái được điều mình muốn thôi. Mới đây, em được đi tham quan nhà máy FPT và sau khi trở về chỉ ấp ủ khi ra trường mong sao được làm việc ở một môi trường chuyên nghiệp về công nghệ thông tin giúp gia đình bớt khó khăn hơn trong cuộc sống", chàng "tí hon" chia sẻ mong ước của mình.

Thành ngồi xem bạn bè đá bóng.

Chỉ cao 80cm nên khi ngồi ghế đá đôi chân của Thành không thể chạm được mặt đất.

Thành và người bạn thân thiết cũng bị khuyết tật cùng nhau vượt qua những khó khăn đang chờ đợi phía trước.

Theo Tứ Quý (Kenh14.vn/Trí Thức Trẻ)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 1 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top