Chất tạo ngọt Sorbitol phát hiện trong kẹo rau củ Kera được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp, thực phẩm, y học như thế nào?
GĐXH - Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Sorbitol là một hợp chất hữu cơ thuộc loại rượu đường có công thức hóa học C6H14O6. Sorbitol có dạng lỏng màu trắng, không mùi, với vị ngọt và tan hoàn toàn trong nước, rượu.
Liên quan đến kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia vừa công bố về kẹo rau củ Kera chứa chất tạo ngọt Sorbitol với hàm lượng 33,4g/100g, ngày 21/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin thêm về chất Sorbitol ứng dụng trong cuộc sống, sản xuất.
Theo Cục An toàn thực phẩm, Sorbitol là một hợp chất hữu cơ thuộc loại rượu đường có công thức hóa học C6H14O6.
Sorbitol có dạng lỏng màu trắng, không mùi, với vị ngọt và tan hoàn toàn trong nước, rượu. Sobitol thuộc nhóm phụ gia tạo vị ngọt, được phép sử dụng trong thực phẩm. Nó còn có tác dụng tạo độ bóng và giữ độ ẩm cho thực phẩm.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Sorbitol là một hợp chất hữu cơ thuộc loại rượu đường có công thức hóa học C6H14O6. Sorbitol có dạng lỏng màu trắng, không mùi, với vị ngọt và tan hoàn toàn trong nước, rượu.
Trong công nghiệp, Sorbitol được sản xuất từ glucose dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất cao hydro hóa với niken, có thể hiểu là đường glucose được hydro hóa với xúc tác Niken sẽ tạo thành Sorbitol.
Trong tự nhiên chất này thường được tách chiết trong các loại trái cây và rau như ngô, bí ngô, quả táo, quả lê, quả dâu rừng, đào, mận khô…Ngoài ra, Sorbitol còn có tính khử, không thể lên men được, và rất bền trước sự tấn công của vi khuẩn. Sorbitol có khả năng tạo phức với kim loại nặng góp phần cải thiện việc bảo quản các sản phẩm béo.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) định nghĩa Sorbitol là một loại rượu đường (polyol) có vị ngọt khoảng 60% so với sucrose nhưng lại chứa ít calo hơn, chỉ khoảng 2,6 kcal mỗi gam so với 4 kcal của đường thông thường. Sorbitol có mặt trong một số loại trái cây như táo, lê, mận và cũng có thể được sản xuất từ glucose thông qua quá trình hydro hóa.
Tại Mỹ, sorbitol đã được ứng dụng trong ngành thực phẩm từ năm 1929. Theo danh sách "Được công nhận là an toàn" (GRAS) của FDA, thực phẩm có thể chứa tối đa 7% sorbitol. Trên thực tế, việc sử dụng các chất tạo ngọt thay thế đường, bao gồm sorbitol, ngày càng phổ biến
Chất tạo ngọt sorbitol trong ngành công nghiệp
Hóa chất sorbitol có vai trò quan trọng như chất ổn định, chất chống ôxy hóa, chất giữ ẩm, chất tạo nhũ..., nên được sử dụng trong sản xuất các hợp chất sơn, polymer như các chất ổn định, chất dẻo dùng trong đúc, chất tẩy rửa, keo dán, da, vải, dệt may, điện hóa, giấy...
Chất tạo ngọt Sorbitol dùng làm chất tạo bọt
Sorbitol là một dạng đường thay thế có tới 60% vị ngọt của mía đường.
Sorbitol còn được gọi là chất ngọt dinh dưỡng bởi vì nó cung cấp năng lượng trong chế độ ăn uống 2,6kcal mỗi gram so với trung bình 4 kcal tương đương với 17calo cho carbohydrate. Chất tạo bọt có trong các loại thực phẩm như: Bạc hà, si ro ho và không đường nhai kẹo.
Chất tạo ngọt Sorbitol được ứng dụng trong thực phẩm
Sorbitol được dùng để giữ ẩm cho da, giúp da mềm mại mịn màng và dùng như chất ổn định nên được dùng trong các loại gel, kem bôi da, và đặc biệt là kem đánh răng... Sorbitol được xem là phụ gia thực phẩm phổ biến nhất hiện nay.
Đây là chất thuộc nhóm phụ gia tạo vị ngọt, được phép sử dụng trong thực phẩm với liều lượng cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam. Không những vậy, Sorbitol còn có tác dụng giữ ẩm và tạo được độ bóng cho thực phẩm.
Sorbitol có vị ngọt giống khoảng 60% đường mía với vị ngọt mát, có thể cho thêm vào trong bánh kẹo, thực phẩm và bánh socola để tránh thực phẩm bị khô và cứng bằng độ ẩm với khả năng ổn định tốt. Mặt khác được giữ được hương thơm và không bị bay hơi.
Một đặc điểm nổi bật của sorbitol là chất ngọt nhưng hấp thu chậm, do đó nó không làm tăng lượng insulin như đường và sẽ không gây sâu răng, sử dụng trong bánh kẹo ít calo và trong rất nhiều thực phẩm khác và còn được dùng để giải độc gan, tẩy trắng thịt, cá trong chế biến...
Ngoài tác dụng làm chất thay thế chất ngọt, vị đường trong thực phẩm giảm lượng đường, Sorbitol còn được sử dụng làm chất giữ ẩm trong bánh quy và thực phẩm có độ ẩm thấp như trái cây và bơ đậu phộng bảo quản. Trong bánh nướng, hóa chất này cũng có tác dụng vì hoạt động như một chất dẻo và làm chậm quá trình đốt cháy.
Chất tạo ngọt Sorbitol được sử dụng trong y dược
Sorbitol có thể sử dụng như thuốc nhuận tràng thông qua một hỗn dịch ăn uống hoặc thuốc bổ. Được sử dụng làm tá dược trong sản xuất thuốc chứa vitamin C và các loại thuốc uống viên.
Chất này được chứng nhận là an toàn cho người già sử dụng, mặc dù nó không được khuyến cáo nếu không có lời khuyên của bác sĩ.
Các ứng dụng y tế khác như: Được sử dụng trong các môi trường nuôi cấy vi khuẩn. Điều trị tăng kalo trong máu cũng sử dụng sorbitol và nhựa polystyrence sulfonnate trao đổi ion. Sorbitol được xác định là một chất trung gian hóa học quan trọng tiềm năng để sản xuất nhiên liệu từ các nguồn sinh khối, có thể sử dụng làm nhiên liệu sinh học.
Bên cạnh lợi ích, sorbitol cũng có tác dụng phụ nếu tiêu thụ quá mức. Khi ăn nhiều hơn 10 gram/ngày, một số người có thể gặp tình trạng tiêu chảy, đau bụng, dù tỷ lệ mắc phải không cao.
FDA cũng nhấn mạnh khi tiêu thụ quá mức, đặc biệt trên 50 gram mỗi ngày, sorbitol có thể gây nhuận tràng, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy và mất cân bằng đường ruột. Có thể thấy, dù được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm và dược phẩm, sorbitol không hoàn toàn vô hại nếu tiêu thụ quá mức.
Chính vì thế, FDA khuyến cáo người tiêu dùng cần đọc kỹ thành phần trên nhãn sản phẩm, kiểm soát lượng sorbitol nạp vào và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nếu có dấu hiệu bất thường.

Nhiều dự án chung cư chưa bàn giao tại Hoài Đức, giá rao bán đã chạm ngưỡng 60 triệu đồng 1m2

Cục Thuế 'kêu gọi' người kinh doanh online chấp hành đăng ký, khai, nộp thuế
Bảo vệ người tiêu dùng - 26 phút trướcGĐXH - Cục Thuế vừa gửi thư ngỏ khuyến nghị người nộp thuế là chủ doanh nghiệp, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp; người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số chủ động tiếp cận, tìm hiểu về quy định pháp luật thuế và chấp hành việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế theo quy định.

Trò đùa giả mạo thương hiệu nổi tiếng: Thật, giả lẫn lộn
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Hàng loạt tài khoản giả mạo các thương hiệu gà rán nổi tiếng đang mọc lên 'như nấm' khiến cộng đồng mạng không phân biệt được thật - giả. Điều này mang đến nhiều rủi ro tiềm ẩn cho khách hàng lẫn doanh nghiệp bị giả mạo.

Mỹ phẩm bị làm giả ở Bắc Giang được bán trên sàn thương mại điện tử, loạn giá bán
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Tìm kiếm các loại mỹ phẩm có tên trong danh sách bị giả ở Bắc Giang, kết quả cho thấy, các gian hàng trên sàn thương mại điện tử đăng bán với nhiều mức giá, dao động từ 70.000 đồng/sản phẩm cùng dung tích.

Vụ lòng se điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng, chủ quán Lòng Chát có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Theo luật sư, chủ quán Lòng Chát đã công khai xác nhận về việc quảng cáo không đúng về độ dài của bộ lòng se điếu. Hành vi này có thể bị xử phạt từ 60 - 80 triệu đồng đối với cá nhân hoặc từ 120 - 160 triệu đồng đối với tổ chức.

Công an, ngân hàng cảnh báo nguy cơ mất sạch tiền trong tài khoản khi dùng wifi công cộng để chuyển tiền
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Cơ quan công an và hàng loạt các ngân hàng đã liên tục phát đi cảnh báo đến các chủ tài khoản nâng cao cảnh giác trước các hình thức lừa đảo tinh vi.

Vụ lòng se điếu dài 40m: Thực khách ăn lòng vì độc lạ, giá gần 3 triệu/kg nhưng chất lượng thì không rõ
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Theo các thực khách, việc đến quán Lòng Chát thưởng thức món lòng se điếu là vì độc lạ, ngon giòn và giá rất đắt đỏ nhưng không rõ chất lượng ra sao.

Giá bán lẻ điện chính thức tăng 4,8% từ ngày mai (10/5)
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Tập toàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có Quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, có hiệu lực từ ngày mai (10/5). Theo đó, giá bán điện tăng 4,8% so với giá hiện hành.

Truy thuốc giả, Hà Nội kiểm tra đột xuất các nhà thuốc, quầy thuốc, công ty dược, cơ sở khám chữa bệnh
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong Tháng cao điểm phòng, chống thuốc, giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, từ ngày 8/5 – 8/6, các Đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra đột xuất các cơ sở, điểm kinh doanh mà không báo trước.

Quảng cáo trái phép, Công ty Cổ phần Dược phẩm Desmol bị xử phạt 69 triệu đồng
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Mới đây, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Dược phẩm Desmol 69 triệu đồng do quảng cáo trái phép.

Vụ lòng se điếu dài 40m: Chủ quán Lòng Chát chưa xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc bộ lòng mua từ một năm trước
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội vừa kiểm tra đột xuất quán Lòng Chát, tại số 18 Trần Thái Tông, phường Dịch Vọng Hậu - nơi chuyên kinh doanh món lòng se điếu.

Công an, ngân hàng cảnh báo nguy cơ mất sạch tiền trong tài khoản khi dùng wifi công cộng để chuyển tiền
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Cơ quan công an và hàng loạt các ngân hàng đã liên tục phát đi cảnh báo đến các chủ tài khoản nâng cao cảnh giác trước các hình thức lừa đảo tinh vi.