Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cháu bé 4 tuổi ngậm tăm rồi bị đâm xuyên vùng niêm mạc

Thứ năm, 16:46 14/07/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet - Ngày 14/7, tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) được biết, bác sĩ tại Khoa Răng Hàm Mặt vừa phẫu thuật rút dị vật là que tăm dài 3,5 cm ở má cháu bé 4 tuổi.

Trước đó, nữ bệnh nhi N. C. T. (4 tuổi) trú tại thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, được người nhà đưa vào nhập viện trong tình trạng má trái sưng to, đau nhức. 

Cháu bé 4 tuổi ngậm tăm rồi bị đâm xuyên vùng niêm mạc - Ảnh 1.

Các bác sĩ tiến hành lấy dị vật ở vùng má cháu bé.

Qua thăm khám bác sĩ phát hiện mảnh dị vật nằm trong khu vực má của bệnh nhi. Theo người nhà cho biết, trước khi gặp phải tình trạng đau vùng má, bé gái có ngậm tăm trong miệng. Nghi trong lúc chơi que tăm đâm vào thành má.
Sau khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ rút ra 1 que tăm dài khoảng 3,5 cm đâm gần xuyên thành má trái.
Cháu bé 4 tuổi ngậm tăm rồi bị đâm xuyên vùng niêm mạc - Ảnh 2.

Dị vật là mảnh tăm dài khoảng 3,5 cm đâm sâu vùng niêm mạc má của bệnh nhi.

Theo BS CKI Trịnh Thị Thanh Loan, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới cho biết, may mắn chiếc tăm đâm từ trong niêm mạc má không xuyên thủng ra ngoài nên không để lại vết thương trên má, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho cháu bé. 
Trước đó bệnh viện cũng đã tiếp nhân và điều trị nhiều ca bệnh ngậm tăm xỉa răng trong miệng sau đó ngủ quên nuốt tăm vào trong miệng gây thủng ruột. "Nhiều trường hợp chiếc tăm đã bị nuốt vào bụng, đâm thủng thực quản, dạ dày, trực tràng... nguy hiểm sức khỏe", BS Loan cho biết.
Bác sĩ Loan khuyến cáo người dân nên hạn chế thói quen ngậm tăm hay vệ sinh răng bằng tăm khi nhà có trẻ nhỏ. Nếu có phải để xa tầm tay của trẻ. Có thể thay thế tăm bằng chỉ nha khoa. Nếu lỡ nuốt phải tăm hay bất kỳ dị vật nào, nhanh chóng đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra và nội soi đường tiêu hóa, lấy dị vật càng sớm càng tốt.   
Giang Sơn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 10 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Top