Chỉ với 3s bạn có thể kiểm tra xem mình có đang bị mất nước hay không
Ngoài việc dựa vào màu sắc nước tiểu thì có một cách kiểm tra nhanh dấu hiệu mất nước khác chỉ với 3 giây.
Ngoài việc dựa vào màu sắc nước tiểu thì có một cách kiểm tra nhanh dấu hiệu mất nước khác chỉ với 3 giây.
Mùa hè khi nhiệt độ ngoài trời cao lên, bạn toát mồ hôi nhiều hơn khiến nguy cơ mất nước tăng nếu không được bù nước đầy đủ. Vào những ngày nắng nóng gay gắt, việc giữ đủ nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần.
Để giúp bạn xác định xem mình có đang uống đủ nước hay không hoặc bạn có cần phải uống thêm nước không thì gần đây trên TikTok xuất hiện trở lại cách kiểm tra khá đơn giản đó là thử nghiệm "véo da" (nhéo da) và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Véo da hay còn gọi là thử nghiệm độ đàn hồi của da có thực sự giúp bạn kiểm tra xem bạn có bị mất nước hay không? Câu trả lời là CÓ. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Karan Rangarajan của Dịch vụ Y tế Quốc gia (Vương quốc Anh) cho biết:
"Khi da bạn càng ngậm nước thì độ đàn hồi sẽ càng cao. Khi nhéo da và thả tay ra sẽ thấy làn da phục hồi lại ngay lập tức. Còn trong trường hợp bị mất nước, làn da sẽ mất tính đàn hồi và phải cần nhiều thời gian hơn mới trở lại trạng thái ban đầu; đồng thời điều này cũng cho thấy khả năng bị lão hóa cao hơn".

Thử nghiệm véo tay giúp kiểm tra mất nước (Ảnh: Internet)
Bạn có thể thực hiện ở các vùng da như mu bàn tay hoặc bác sĩ có thể kiểm tra bất kì một vùng cơ thể nào khác và đôi khi thao tác nhéo da có thể kéo dài tới 2 giây hoặc lâu hơn nên không có một tiêu chuẩn khắt khe nào khi thực hiện thử nghiệm này.
Mặc dù bài kiểm tra nhéo da này có vẻ là một cách nhanh chóng và không phức tạp để áp dụng nhưng liệu đây có phải là cách tốt nhất để kiểm tra xem bạn có bị mất nước hay không? Dưới đây là một số thông tin mà bạn cần biết.
1. Cơ chế kiểm tra của thử nghiệm véo da là gì?
Một làn da kém đàn hồi là khi véo da, nó không trở về trạng thái ban đầu trong 1 - 2 giây và da kém đàn hồi được xem như là một dấu hiệu của tình trạng mất nước. Nên có thể nói rằng thử nghiệm nhéo da là cách kiểm tra đánh giá nhanh xem bệnh nhân có cần bù thêm chất lỏng ngay lập tức không. Đặc biệt là khi không có nhiều thời gian cho việc chờ đợi đánh giá từ kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm hay những số liệu trên máy khác.
Tuy nhiên thử nghiệm véo da chỉ là một kiểm tra trên mặt lâm sàng khi bác sĩ đánh giá.
2. Có hạn chế nào đối với thử nghiệm véo da không?
Theo Health, thử nghiệm này có thể không có hiệu quả trong nhiều trường hợp, kể cả người lớn hay những người đang có tình trạng sức khỏe nhất định.
Chẳng hạn khi một người già đi, độ đàn hồi của da sẽ bị giảm, bất kể có bị mất nước hay không và có thể mất tới 20 giây sau khi thực hiện động tác véo da thì da của họ mới trở về trạng thái ban đầu.

Ở người cao tuổi độ đàn hồi của da bị giảm nên không hiệu quả để đánh giá tình trạng mất nước theo kết quả của thử nghiệm này (Ảnh: Internet)
Hoặc với người bị thiếu máu, rối loạn mô liên kết hoặc người mắc COVID kéo dài bị rối loạn chức năng thần kinh tự trí thì khi thực hiện véo da cũng cho kết quả có độ chính xác thấp.
3. Điểm mấu chốt là gì?
Như vậy có thể thấy thử nghiệm véo da thực tế khá an toàn và không gây hại gì khi bạn tự mình thực hiện. Nhưng đây không phải là phương pháp chính xác nhất khi kiểm tra đánh giá dấu hiệu mất nước mà bạn cần quan sát song song các biểu hiện của tình trạng mất nước khác.
Theo Chuyên gia dinh dưỡng Kathryn Piper, RDN, LD thì bạn nên theo dõi dấu hiệu mất nước thông qua màu sắc nước tiểu là một cách đánh giá có thể đảm bảo. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt (vàng rơm) cho thấy bạn uống đủ nước. Còn nước tiểu ngả màu sẫm đẫm cho thấy bạn cần bù thêm nước.

Kiểm tra màu sắc nước tiểu là cách kiểm tra kinh điển đánh giá tình trạng mất nước (Ảnh: Internet)
Một số dấu hiệu quan trọng khác cho thấy bạn không uống đủ nước bao gồm cảm thấy rất khát nước, khô da, khô miệng, không đổ mồ hôi hoặc đi tiểu với tần suất như bình thường. Bạn có thể bị mất nước vì một số lý do, nhưng thủ phạm chính bao gồm: tiêu chảy, nôn mửa, đổ mồ hôi quá nhiều, đi tiểu quá nhiều, bị sốt hoặc (đơn giản là) không uống đủ nước. Mất nước không cần nhiều: Nếu bạn chỉ mất 1,5% lượng nước trong cơ thể, bạn đã đạt đến đỉnh điểm của tình trạng mất nước và phải bù ngay lập tức.
Nhưng các chuyên gia đều thống nhất rằng: Thay vì phân tích xem bạn bị mất nước như thế nào thì bạn nên chủ động bù nước là tốt nhất. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng khuyên rằng, bạn nên uống nước trong bữa ăn và cải thiện hương vị của nước bằng trái cây như dưa chuột, quất hoặc lát chanh hay lá bạc hà để tăng lượng chất lỏng của bạn hấp thụ mỗi ngày.

6 loại hạt giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tim mạch
Sống khỏe - 9 phút trướcCác loại hạt không chỉ chứa chất béo lành mạnh mà còn là nguồn chất xơ dồi dào. Chất xơ quan trọng cho chức năng của hệ tiêu hoá, khi chất xơ kết hợp với chất béo lành mạnh trong các loại hạt nó đặc biệt có lợi cho tim.

Người đàn ông 68 tuổi bị nhồi máu cơ tim, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì nhồi máu cơ tim, người đàn ông này có dấu hiệu bị sốt, đau tức ngực nhưng chỉ tự mua thuốc điều trị ở nhà.

Người mắc bệnh tim có nên ăn trứng?
Sống khỏe - 3 giờ trướcQuan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.

Người phụ nữ 51 tuổi phát hiện ung thư đại tràng ngang từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Trước khi phát hiện ung thư đại tràng ngang, người phụ nữ này thường xuyên bị đau bụng, chướng bụng nhưng nghĩ đó là cơn đau do ăn uống không tiêu nên bà tự mua thuốc uống tại nhà.

Nhờ sơ cứu đúng cách thiếu niên đuối nước ngừng thở ở biển Rạng được cứu sống
Y tế - 19 giờ trướcTin từ BVĐK Trung ương Quảng Nam cho biết, Khoa Cấp cứu của BV đã cứu sống em L.A.T. (16 tuổi, trú tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) bị đuối nước tại biển Rạng trong tình trạng hôn mê, tím tái, ngừng thở.

Bé 2 tuổi bỏng từ miệng tới dạ dày vì uống nhầm chai nước lạ
Y tế - 19 giờ trướcBé gái 2 tuổi nhập viện trong tình trạng sốt, bỏng toàn bộ khoang miệng, không thể ăn uống do uống nhầm chai hóa chất thông cống.

Dinh dưỡng khoa học – 'tấm vé sức khỏe' cho người cao tuổi
Sống khỏe - 21 giờ trướcHội thảo với chủ đề Trao tặng tấm vé sức khỏe từ CaloSure America - Hỗ trợ phục hồi sức khỏe và tăng cường đề kháng vừa được tổ chức mới đây tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Cơ sở Hoàng Mai.

Diễn viên Thái Hòa bị đột quỵ trong lúc đưa con đi học, đây là lời cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của đột quỵ xuất huyết não
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Trường hợp của diễn viên Thái Hòa là một lời cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của đột quỵ xuất huyết não, căn bệnh có thể xảy đến bất ngờ và để lại những di chứng lâu dài.

Top 8 thực phẩm giàu sắt và dinh dưỡng cho mẹ bầu
Sống khỏe - 22 giờ trướcSắt là một trong những vi chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Khoáng chất này không chỉ tham gia vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy đến thai nhi mà còn giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe, hạn chế mệt mỏi, chóng mặt - những dấu hiệu phổ biến của thiếu máu thai kỳ.

Bé gái 8 tuổi sốc nhiễm trùng, suy gan, phổi trắng xóa sau 6 giờ nhập viện vì biến chứng sởi
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Bé gái 8 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy gan, suy hô hấp do bị sởi biến chứng.

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.