Chiến binh dũng cảm, mẹ có thể khóc được rồi!
GiadinhNet – Nhiều người đã rơi lệ khi nghe tin ngày 19/4/2018, trái tim "chiến binh nhí" Dương Quang Minh đã ngừng đập sau hơn 2 năm kiên cường chiến đấu với bệnh ung thư máu.
Thiên thần bé bỏng của mẹ
Dưới đây là những dòng tâm sự yêu thương nhưng đong đầy nước mắt của chị Nghiêm Hồng Nhung, mẹ bé Dương Quang Minh.
"11h trưa ngày 11/12/2013, mẹ mới nhìn thấy gương mặt con - Dương Quang Minh - vừa chào đời với các nét rất gọn: đôi môi nhỏ xíu, chúm chím xinh xinh, cái mũi thon nhỏ, cái cằm vline. Mẹ đã khóc vì hạnh phúc.
Những ngày tháng đầu tiên mẹ chăm con vụng dại, dù cố gắng thật nhiều mà sữa không về. Con vẫn nhỏ xinh, bé xíu. Mẹ muốn khóc. Nhưng mọi người khuyên mẹ không nên suy nghĩ nhiều, khóc dễ bị hậu sản, mất sữa hẳn. Vậy là mẹ không khóc.

Bé Dương Quang Minh và mẹ
Ngày con bị ung thư máu, bầu trời sụp đổ. Bác sĩ bảo mẹ hãy bình tĩnh, cố gắng ăn uống để có sức khỏe chăm con cho tốt. Mọi người khuyên mẹ đừng khóc, kẻo con nghe thấy sẽ không vui.
Vậy là mẹ không khóc, không ốm, không sút cân nào hơn 2 năm qua. Mẹ đọc sách báo, rong ruổi khắp nơi đi tìm câu trả lời lỗi gen, phần nào bù đắp cho việc con đến thế giới tươi đẹp này với bộ gen lỗi.
14h ngày 19/4/2018, trái tim bé xíu của con ngừng đập.
Tim mẹ cũng ngừng đập.
Nhưng một lần nữa mẹ lại phải đập vào ngực mình cho nó tỉnh lại. Mẹ còn phải đưa con về nhà, phải về nhà đầy đủ nguyên vẹn như lúc con đi. Giờ phải bình tĩnh để đưa được con về nhà, về nhà, về nhà...
Trời Bắc Kinh mưa cả ngày hôm đó, nhưng riêng mẹ không được khóc.
Giấy giám định pháp y, giấy kiểm định thực vật, giấy xuất, nhập cảnh... giờ mẹ cũng không thể nhớ nổi đã làm thế nào để có được những giấy tờ đó nữa.

18h20 ngày 24/4/2018, chiếc Boing 787 đưa bố mẹ và con về đến sân bay Nội Bài.
Ngày đi Thái Lan, bố mẹ và con bồng bế nhau tay gậy, tay bị cùng đi. Thế mà giờ đây bố mẹ và con phải xuống máy bay bằng 2 đường riêng biệt.
Chân chạm đến đất Việt Nam sau 6 tháng lang thang nơi đất khách quê người, tim mẹ đập nhanh, chân tay run lẩy bẩy… Mẹ đã thấy xa xa người nhà ra đón, mẹ không nhìn rõ, nhưng biết mặt họ đã sưng, mắt đỏ hoe - có vẻ đã khóc rất nhiều ngày.
Câu đầu tiên mẹ nói bằng tiếng Việt trên Đất Mẹ: “Con ổn, Minh đâu?”
Mẹ lại tự dặn lòng kìm lại, giờ mà khuỵu xuống là cả nhà sẽ khuỵu xuống. Mẹ còn phải sang kho hàng hoá để làm thủ tục đón con.
Sang kho hàng hoá đón con. Người ta đưa con ra bằng xe nâng, một cái hộp chữ nhật nặng 25 kg - đó là con. Lúc đó mẹ hoàn toàn sập xuống, mẹ đã muốn gào thét lên tên con. Nhưng một lần nữa mẹ lại phải nén lại. Người ta bảo không được gào thét, không được khóc vì để nước mắt rơi lên áo quan con sẽ không vui. Mẹ lại phải nuốt lại, nuốt lại vào bên trong.
Ngày 25/4/2018, trời Hà Nội mưa như trút nước. Mẹ ở cạnh bên con cho đến lúc cánh cửa quan tài dần dần đóng lại. Mẹ hiểu đó là giây phút cuối cùng mẹ được nhìn con trong đời. Con bình yên, thanh thản, nhẹ nhàng tựa cánh hoa.

Mẹ đã dán bộ ABC bên trong để lúc buồn con có bạn chơi. Mẹ đã để lại em khủng long T Rex bên con. Khủng long T Rex sẽ dạy con cách sinh tồn khi không có mẹ. Không có mẹ con vẫn là ông chủ của rừng xanh.
Mẹ đã gắn 4.000 bông hoa hồng trắng xung quanh áo quan. Mỗi cánh hoa là một ngàn nụ hôn, một ngàn cái ôm mẹ dành cho con. Hồng trắng sẽ thay mẹ ôm ấp yêu thương con trong giấc ngủ ngàn thu.
Sau khi bức thư tạm biệt con kết thúc. Bài hát ABC phát lên những âm thanh quen thuộc. Con dường như vẫn ở đâu đó quanh đây. Mẹ tự dặn lòng, sắp xong rồi, sắp hoàn thành sứ mệnh rồi, cố thêm tý nữa, đừng khóc để con không lưu luyến, để con không lỡ nhịp lên thiên đường.
Ngày hôm nay, con đã yên bình trong lòng đất, con được đất mẹ vuốt ve che chở vỗ về. Mẹ đã có thể khóc được rồi. Mẹ được khóc rồi phải không Quang Minh yêu của mẹ.
Nhưng mà mẹ muốn khóc giọt nước mắt hạnh phúc cơ. Giọt nước mắt như ngày con đến bên mẹ lần đầu tiên ấy, thiên thần bé bỏng Quang Minh của mẹ".
Con mãi là thiên thần của ba mẹ
Những dòng tâm sự yêu thương nhưng dâng trào nước mắt của chị Nghiêm Hồng Nhung khiến trái tim của các “Mạnh Thường Quân” theo dõi hai mẹ con từ đầu cũng phải khóc theo.
Mọi người động viên chị Nghiêm Hồng Nhung là “cố không khóc cũng là một trận chiến”. Chị là người mẹ can đảm, đã kiên cường chiến đấu cùng con đến tận phút cuối cùng. Chị là đại diện tình mẫu tử, yêu thương con vô bờ bến, có thể làm tất cả vì con như bao người mẹ trên trái đất này.
Nghỉ ngơi thôi bé Quang Minh. Con đã vất vả nhiều rồi. Từ nay con không phải gồng mình chiến đấu với bệnh tật nữa. Hai mẹ con đã là những chiến binh dũng cảm nhất, kiên cường nhất trên mặt trận chống ung thư máu và đã có bao trái tim cùng chung nhịp đập với hai mẹ con. Con mãi là thiên thần của ba mẹ, luôn mỉm cười với ba mẹ.
Chị Nghiêm Hồng Nhung chia sẻ, trong cuộc đời này có lẽ chị sẽ chẳng bao giờ thấy được giá trị của từng phút được sống cho đến ngày con bị “tuyên án ung thư”. Cũng sẽ không bao giờ biết được đồng tiền quý giá thế nào cho đến khi phải đi quỳ xuống đất để xin từng đồng. Từ 50 ngàn đồng, 100 ngàn đồng đến hàng triệu đồng… đều là số tiền mọi người lao động vất vả mới có, vậy mà họ sẵn sàng cho một người xa lạ là chị.
Và chắc chị Nhung sẽ không thể biết được sức mạnh của tình yêu thương cho đến khi ở tận cùng của sự khổ đau, khi nhận được sự chia sẻ, sự quan tâm chân thành của những “ người lạ” mà chị chưa bao giờ được nhìn thấy mặt.
Có những hạt cát làm nên sa mạc
Đại dương rộng lớn cũng từ những giọt nước mà thôi.
Tình yêu thương là không biên giới, không khoảng cách và cũng không giấy mực nào có thể đong đầy. Chị Nhung không biết nói gì hơn, chỉ biết gửi lời tri ân và mang ơn suốt đời tới Báo Gia đình & Xã hội, tới tất cả các cô, các bác, các anh, các chị đã từng động viên, hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần trong suốt quãng thời gian khó khăn của mẹ con chị vừa qua.

Bé Dương Quang Minh (số nhà 14, ngõ 971/22 đường Hồng Hà, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), sinh ngày 12/11/2013.
Tháng 4 năm 2016 con phát hiện bị bệnh ung thư máu, đã điều trị hơn 1 năm và lui bệnh. Nhưng tháng 7 năm 2017 bệnh lại tái phát.
Tháng 10 năm 2017 con sang Thái Lan tiếp tục điều trị hoá chất. Bệnh đã lui và con chuẩn bị được ghép tuỷ. Nhưng sức khỏe của con không thể nhận thêm hoá chất được, bác sĩ tư vấn về phác đồ mới Car T - liệu pháp miễn dịch mới trong điều trị ung thư – dùng chính tế bào T khoẻ mạnh trong cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư có hiệu quả cao và an toàn hơn hoá chất.
Con được chuyển sang Trung Quốc để sử dụng phác đồ Car T sau đó sẽ ghép tuỷ.
Ngày 19/4/2018 trái tim bé bỏng kiên cường của Dương Quang Minh đã ngừng đập. Nhưng con luôn là thiên thần trong tim ba mẹ, gia đình và cả những tấm lòng hảo tâm.
Ngọc Hà

MS 1017: Người phụ nữ dân tộc Thái mắc nhiều bệnh, rất cần 30 triệu đồng để phẫu thuật
Cảnh ngộ - 2 ngày trướcGĐXH – Mắc cùng lúc nhiều bệnh, bà Lường Thị Ọm – người dân tộc Thái đang phải điều trị tích cực. Người phụ nữ dân tộc ấy đang cần chi phí để phẫu thuật nhưng hoàn cảnh gia đình lại khó khăn.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế
Kết chuyển - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đăng tải, hoàn cảnh người mẹ già chăm con bại liệt suốt hơn 30 năm ở TP Huế nhận được nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ từ bạn đọc.

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể
Cảnh ngộ - 6 ngày trướcGĐXH - Bị bỏng điện cao thế với diện tích bỏng lên tới 55% cơ thể, tính mạng tưởng chừng không giữ nổi. Hai năm sau tai nạn định mệnh, em Hồ Như Thanh vẫn đang chiến đấu không ngơi nghỉ với những cơn đau, sẹo co kéo và chuỗi ngày điều trị kéo dài tưởng như vô tận.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại
Kết chuyển - 1 tuần trướcGĐXH – Cảm thương trước hoàn cảnh của gia đình bé Phúc An bị cơ tim phì đại, tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống trao tặng đã hỗ trợ phần nào việc điều trị cho con.

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH - Ở cái tuổi đáng ra được an hưởng tuổi già, ông Trần Văn Bổn (trú tại phường Phong Hòa, thị xã Phong Điền, TP Huế) vẫn từng ngày gồng gánh gia đình, chăm sóc con gái bị tâm thần và đứa cháu ngoại mắc bệnh nặng.

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Tai nạn kinh hoàng do sét đánh trúng người khi đang phụ mẹ ngoài đồng khiến em Nguyễn Đình Lộc đang rất nguy kịch. Giờ đây tính mạng của em mong manh như sợi chỉ, rất cần sự chung tay của cộng đồng.

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH - Bé Anh Khôi, 17 tháng tuổi, mắc căn bệnh ung thư võng mạc. Một bên mắt của con đã phải tháo bỏ, bên còn lại từng có nguy cơ mất hoàn toàn thị lực. Nhờ sự chung tay của bạn đọc Báo Sức khỏe & Đời sống, bé Khôi đã có thêm cơ hội giữ lại ánh sáng.

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình éo le nhưng số phận khắc nghiệt hơn khi em Sừng Té Tuấn, người dân tộc Hà Nhì, bị mắc căn bệnh ung thư biểu mô. Cơ thể em ngày một gầy yếu, tiều tụy vì bệnh tật, trong khi gia đình có hoàn cảnh vô cùng nghèo khó.

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp
Cảnh ngộ - 3 tuần trướcGĐXH - “Vợ chồng tôi đã cố gắng chỉ cần con còn hơi thở, chúng tôi sẽ không buông tay, nhưng giờ thật sự kiệt sức rồi…” – người cha nghèo nghẹn ngào nói và cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng để có cơ hội cứu con trai.

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo
Vòng tay nhân ái - 3 tuần trướcGĐXH - Ở tuổi 44, trong khi nhiều người đã yên ổn với công việc và gia đình, chị Nguyễn Thị Huyên ở xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vẫn phải từng ngày chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo. Hoàn cảnh của chị đặc biệt éo le, đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

MS 1007: Mẹ già bệnh tật chăm con bại liệt suốt 30 năm
Cảnh ngộGĐXH - Suốt hơn 30 năm qua, bà Hoàng Thị Quý (68 tuổi) vẫn lặng lẽ, cần mẫn chăm sóc con trai bại liệt và người em gái bệnh tật, dù bản thân cũng mang nhiều bệnh trong người.