Chỉnh răng bằng niềng silicon tự mua, có ngày hỏng hàm răng
GiadinhNet - Tự “sắm” cho mình dụng cụ nắn chỉnh răng qua các trang mạng dù có tiện lợi nhưng các chuyên gia nha khoa cho rằng, tuyệt đối không nên. Việc làm này có thể khiến bạn hỏng cả hàm răng.

Theo BS Hoàng, nên đến cơ sở uy tín trước khi quyết định chỉnh nha. Ảnh: P.T
Nhiều biến chứng
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội quảng cáo rầm rộ về một sản phẩm miếng niềng răng silicon. Theo lời quảng cáo, sản phẩm có tính ưu việt là "Không cần đến bác sĩ nha khoa mà vẫn dễ dàng và đơn giản". Giá thành của sản phẩm tùy thuộc vào size nhưng tương đối rẻ. Chỉ cần bỏ từ 200.000 - 600.000 đồng là đã có một công cụ có khả năng chỉnh sửa các loại răng mọc lệch, răng vẩu, răng hô hay móm, ngăn nguy cơ biến dạng xấu răng trẻ em, giúp xương hàm phát triển hài hòa sau vài tháng sử dụng.
Không những vậy, sản phẩm còn được quảng cáo là tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Mọi người có thể chủ động thực hiện tại nhà trước khi trẻ đi ngủ mà không vất vả với lịch hẹn hàng tuần tới gặp bác sỹ để nắn chỉnh hàm niềng cố định. Không chỉ loại dành cho trẻ em, cũng có loại dành cho người trưởng thành dùng từ 6 – 8 tháng. Tin theo những lời quảng cáo hấp dẫn này, đã có nhiều người mua sản phẩm về sử dụng.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của PV Báo GĐ&XH thì giá thành niềng răng ở các cơ sở nha khoa không hề rẻ. Trung bình cũng hàng chục triệu, thậm chí có thể tới cả trăm triệu đồng.
Trước vấn đề người dân đua nhau tự mua hàm chỉnh nha, BS Nguyễn Huy Hoàng – nguyên BS Khoa Phẫu thuật tạo hình hàm mặt (Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba), Trưởng phòng khám Nha khoa Trẻ cho biết, nhiều người có quan niệm rằng, điều chỉnh nha rất đơn giản, chỉ cần cho bệnh nhân đeo thiết bị chỉnh nha là xong. Thực tế, đeo niềng nói riêng và điều chỉnh nha nói chung khó, cần phải có kỹ thuật.
Với nhiều ca, bản thân bác sỹ răng hàm mặt chẩn đoán cũng đã thấy phức tạp chứ chưa nói là người không có kinh nghiệm. Trước khi áp dụng biện pháp nào, người bệnh cần được khám để biết bị làm sao để có hướng xử lý cụ thể. Độ rộng cung hàm của từng người là khác nhau giống như giày mỗi người đi một số, cần phải đo.
Việc tự ý mua sản phẩm để “tự điều trị” răng hô, khấp khểnh… sẽ không biết được đâu là giới hạn, có thể ảnh hưởng tới cả hàm răng, xương mặt và chân răng. Mặt khác, nắn chỉnh răng dễ dàng như vậy, ai cũng tự ý dùng một cách đơn giản như thế thì chẳng cần đến nha sỹ, các phòng khám hay bệnh viện về răng hàm mặt.
Theo BS Hoàng, thường người niềng răng phải tốn chi phí không nhỏ và mang 2-3 năm để hàm răng đều đẹp. Nếu chỉ đeo vài tháng mà có thể chỉnh được là điều khó xảy ra. Khi sử dụng bất cứ dụng cụ chỉnh nha nào nên có sự thăm khám bác sỹ và dùng theo chỉ định. Đeo hàm tiền chỉnh nha cho trẻ nếu đúng chỉ định sẽ có khoảng 30% đáp ứng song cần phải có các bài tập hỗ trợ đi kèm mới có kết quả đó. Đó là chưa kể, mọi người nếu mua phải hàng không đúng chuẩn, dùng phải hàng trôi nổi còn nguy hiểm hơn bởi không thể biết người ta sản xuất bằng chất liệu gì, bệnh nhân ngậm vào miệng có thể có chất độc vào cơ thể.
TS nha khoa Phạm Như Hải, nguyên Trưởng khoa Răng Miệng (Bệnh viện Việt Nam – Cuba), Phó Chủ nhiệm bộ môn Y Dược– Trường Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cảnh báo, việc tùy tiện mua hàm tiền chỉnh nha mà không cần đến nha sĩ là một điều vô cùng nguy hiểm, nhất là với răng trẻ nhỏ còn đang trong quá trình định hình và phát triển.
Khó có một loại khí cụ nào mà phù hợp với tất cả mọi đối tượng. Người bị điều chỉnh nha không đúng có thể khiến răng bị nghiêng, các răng không khít nhau dẫn tới tình trạng mất thẩm mỹ, đau khớp hàm, ăn uống khó… Ngay cả với trường hợp chỉnh nha mà làm phải người không có kinh nghiệm cũng có thể khiến bệnh nhân răng lung lay, viêm tủy răng, thời gian điều trị kéo dài. Hơn nữa, những miếng niềng răng silicon không rõ nguồn gốc xuất xứ, cơ chế tác động khi dùng lâu dài có thể làm trầm trọng hơn sự phát triển của răng trẻ nhỏ, gây nên sự sai lệch trong vấn đề phát triển của xương hàm.
Chỉ nên làm khi thực sự cần thiết
Các chuyên gia nha khoa cho biết, niềng răng có nhiều loại, trong đó hai loại chính là chỉnh nha tháo lắp (loại hàm tự tháo ra lắp vào) và chỉnh nha cố định (mắc cài gắn trực tiếp lên răng, vật liệu phải nhập ngoại). Kỹ thuật hiện sử dụng nhiều là chỉnh nha cố định, nghĩa là người bệnh được gắn mắc cài lên mặt răng và bác sỹ lắp các sợi dây cung thép vào các hạt này để giúp răng di chuyển. Loại mắc cài cố định sẽ giúp di chuyển răng hiệu quả theo ba chiều không gian. Sau khi gắn mắc cài, người bệnh cần tái khám thường xuyên, vệ sinh răng miệng cần thận để tránh thức ăn bám vào gây sâu răng.
Theo BS Nguyễn Huy Hoàng khuyến cáo, niềng răng, chỉnh nha chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết. Bởi niềng răng chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người chứ không phải là liệu pháp làm cho răng chắc khỏe hơn như các phương pháp điều trị nha khoa khác mà nhiều người vẫn nghĩ. Có nhiều người dù răng đã thẳng lối vẫn muốn thực hiện để răng khoẻ lâu dài hơn. Răng lệch lạc thì mới nên đeo niềng, nếu đã thẳng rồi và mặt không vẩu thì không cần thiết phải đeo.
Thực tế đã có không ít ca tai biến do chỉnh nha sai cách. Như trường hợp của một bệnh nhân nữ cách đây không lâu phải vào Bệnh viện Việt Nam-Cuba xử lý biến chứng từ việc niềng răng không đúng kỹ thuật. Gần một tháng sống chung với dụng cụ niềng, bệnh nhân thấy đau hàm, ăn uống khó khăn. Lúc đầu cũng chỉ nghĩ quá trình răng đang chỉnh nên vậy, vài hôm sẽ ổn nên cố chịu. Nhưng cơn đau ngày càng nhiều nên chị vào viện kiểm tra. Kết quả phát hiện do niềng răng không đúng kỹ thuật. Bác sĩ cho rằng, nếu kéo dài tình trạng này sẽ làm hai hàm xô lệch toàn bộ, răng hàm trên không chạm răng hàm dưới dẫn tới ảnh hưởng việc nhai.
Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo tốt hơn hết khi muốn chỉnh răng, mọi người cần đến bác sĩ chuyên khoa uy tín để nhờ khám và tư vấn hướng điều trị. Tránh tự ý đi niềng răng hay dùng các khí cụ chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có minh chứng lâm sàng, được cung cấp từ những người không hiểu biết về chuyên môn để tránh gây tổn thương cho răng, ảnh hưởng sự phát triển răng nhất là ở trẻ nhỏ.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ, độ tuổi tốt nhất để khám xem có cần chỉnh nha hay không là 7-8 tuổi. Khi đó biểu hiện lệch lạc hàm răng đã rõ. Thời điểm tốt nhất để chỉnh nha là khi trẻ vừa hoàn tất bộ răng vĩnh viễn là 12-13 tuổi. Tuy nhiên, tùy trường hợp mà có can thiệp phù hợp chứ không phải đợi tuổi.
Phương Thuận

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 14 phút trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 40 phút trướcGĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non
Mẹ và bé - 5 giờ trướcGĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 7 giờ trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.