Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.
1. Những nguy cơ dẫn đến ung thư vú
Vú là bộ phận rất quan trọng đối với người phụ nữ, vừa mang tính thẩm mỹ vừa là nơi đảm nhiệm vai trò tiết sữa nuôi dưỡng em bé khi người phụ nữ sinh con.
Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều phụ nữ phát hiện mắc ung thư vú , một căn bệnh ác tính hàng đầu về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở phụ nữ trên thế giới.
Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa. Ung thư vú có thể bắt đầu từ các bộ phận khác nhau của vú như các tuyến thùy tạo ra sữa mẹ, ống dẫn sữa, núm vú, mô liên kết, các mạch máu và mạch bạch huyết…
Nó có thể lây lan khi các tế bào ung thư xâm nhập vào máu hoặc hệ thống bạch huyết và sau đó đến các bộ phận khác của cơ thể.
Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú bao gồm: một số yếu tố di truyền , tuổi cao, hút thuốc lá, uống rượu, thừa cân, béo phì, ít vận động, tiếp xúc với các chất sinh ung thư trong môi trường...
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt vận động có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư vú. Tuy nhiên vẫn chưa biết chính xác cách một số yếu tố nguy cơ này khiến các tế bào bình thường trở thành ung thư.
Các hormone có thể cũng đóng một vai trò trong nhiều trường hợp ung thư vú nhưng điều này xảy ra như thế nào thì vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
2. Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú không?
Nuôi con bằng sữa mẹ chắc chắn mang lại cho em bé một khởi đầu khỏe mạnh. Nhưng đó không phải là lợi ích sức khỏe duy nhất mà biện pháp này còn có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Theo tài liệu của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, trong một phân tích tổng hợp quy mô lớn gồm 47 nghiên cứu từ 30 quốc gia đã xem xét tác động của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với nguy cơ ung thư vú cho thấy, nguy cơ tương đối mắc bệnh ung thư vú giảm 4,3% trong mỗi 12 tháng cho con bú, cộng với mức giảm 7,0% nguy cơ được quan sát thấy ở mỗi lần sinh.
Tỷ lệ giảm nguy cơ ung thư vú liên quan đến việc cho con bú là như nhau ở các nước có thu nhập cao và thấp và không thay đổi theo độ tuổi, tình trạng mãn kinh, nhóm dân tộc hoặc độ tuổi sinh con đầu lòng. Điều đó cho thấy rằng việc cho con bú sữa mẹ trên toàn cầu làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Rủi ro ung thư vú giảm đi có thể là do buồng trứng không sản xuất trứng thường xuyên trong thời gian cho con bú. Hoặc có thể là do việc cho con bú làm thay đổi các tế bào ở vú nên chúng có thể có khả năng chống lại những thay đổi dẫn đến ung thư tốt hơn.
Hầu hết phụ nữ cho con bú đều trải qua những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ cho con bú khiến chu kỳ kinh nguyệt của họ bị trì hoãn. Điều này làm giảm khả năng tiếp xúc với các hormone như estrogen , loại hormone có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư vú.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai và cho con bú, mô vú cũng bị bong ra. Sự bong tróc này có thể giúp loại bỏ các tế bào có khả năng gây tổn hại DNA, do đó giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư vú.
3. Chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư vú
Theo BSCKI. Hoàng Trọng Điểm, chuyên khoa Ung bướu, mặc dù không có cách chắc chắn để ngăn ngừa ung thư vú nhưng có một số biện pháp chị em có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh, đó là: Duy trì cân nặng hợp lý; thường xuyên hoạt động thể chất; ăn uống đủ dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm lành mạnh; thận trọng khi lựa chọn liệu pháp hormone điều trị các triệu chứng mãn kinh…
Nghiên cứu cũng cho thấy, cho con bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ trước và sau mãn kinh. Nguy cơ ung thư vú giảm khi thời gian cho con bú tăng lên.
Dù là bệnh lý ác tính phổ biến nhưng hiện nay, nhờ những tiến bộ trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị có thể gia tăng tỷ lệ điều trị khỏi và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư vú. Do đó, ngoài việc chủ động thực hiện các biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tự khám vú và tầm soát ung thư vú định kỳ.
Đặc biệt, với những phụ nữ có nguy cơ cao nên siêu âm tuyến vú, chụp Xquang tuyến vú và chụp cộng hưởng từ tuyến vú 1 năm/lần.
Khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường như: đau vú; có thay đổi ở da vú và núm vú; chảy dịch hoặc chảy máu ở đầu vú; sờ thấy khối bất thường ở vú hoặc ở nách… chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Tháng hành động Quốc gia về Dân số năm 2024 tại Hải Phòng: Huy động sự tham gia của toàn xã hội
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcGĐXH - Tháng Hành động quốc gia về Dân số đóng vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của toàn xã hội. Trong 63 năm qua, công tác dân số của Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế sớm, cải thiện chất lượng dân số trên nhiều phương diện.
Nhiều lần thất bại, cặp vợ chồng vẫn kiên trì tìm con suốt 13 năm
Dân số và phát triển - 14 giờ trướcSau 13 năm trải qua nhiều lần làm thụ tinh nhân tạo thất bại, cặp vợ chồng ở Hưng Yên đã vỡ òa hạnh phúc khi đón hai thiên thần nhỏ.
Vì sao rung nhĩ lại làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcRung nhĩ là một trong các rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay. Những bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 5 lần so với những bệnh nhân không có. Đột quỵ do rung nhĩ thường diễn tiến nặng, tỷ lệ tử vong và tàn phế cao, dẫn đến chi phí chăm sóc và điều trị gia tăng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
5 loại thuốc phổ biến có thể gây suy giảm trí nhớ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcSuy giảm trí nhớ là một chứng bệnh liên quan đến chức năng của não bộ, có thể biểu hiện bằng việc hay quên, lo lắng, khó đưa ra quyết định và nhiều triệu chứng khác...
5 cách 'đẩy lùi' chứng mất ngủ sau sinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSinh con là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng đó cũng là thời điểm thường có nhiều thay đổi về cảm xúc và căng thẳng dẫn đến mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến người mẹ kiệt sức, trầm cảm và ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú.
Cục Dân số tập huấn kỹ năng truyền thông về dân số, định kiến giới
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Nhằm giải quyết và giảm thiểu các vấn đề liên quan đến tình trạng bạo lực trên cơ sở định kiến giới với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức lớp "Tập huấn cập nhật thông tin cho phóng viên báo chí trong cách thức viết tin bài về lựa chọn giới tính thai nhi trên cơ sở định kiến giới".
Hiếm gặp trường hợp xoắn vòi tử cung ở bé gái 11 tuổi
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcBệnh viện Phụ Sản Hà Nội vừa tiếp nhận điều trị một bé gái 11 tuổi bị xoắn vòi tử cung. Điều đáng nói đây là trường hợp rất hiếm gặp xảy ra ở bệnh nhi nhỏ tuổi chưa có quan hệ tình dục. Xoắn vòi tử cung có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
10 mẹo đối phó với những khó chịu thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcThời kỳ mãn kinh thường mang lại rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng sống của chị em. Tham khảo một số mẹo giúp vượt qua giai đoạn mãn kinh một cách nhẹ nhàng.
Nâng cao kỹ năng truyền thông về người cao tuổi ở Nghệ An
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Buổi tập huấn có hơn hơn 500 viên chức, dân số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Nghệ An sẽ cung cấp cho người làm công tác dân số một số chính sách chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi; truyền thông các nội dung liên quan đến sức khoẻ cho người cao tuổi...
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.