Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chùa Một Cột chưa đến mức phải hạ giải trùng tu toàn bộ

Chủ nhật, 21:27 02/06/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Những ngày qua dư luận hết sức quan tâm đến vấn đề tôn tạo, tu bổ Chùa Một Cột – Diên Hựu sau bức “tối hậu thư” của sư trụ trì Thích Tâm Kiên.

Chùa Một Cột chưa đến mức phải hạ giải trùng tu toàn bộ 1
Tượng  Phật mặc áo tả tơi, đội nón ở Chùa Một Cột Ảnh: Ngọc Chinh
 
Phật tử xa gần không khỏi xót xa và cám cảnh cho những hình ảnh tượng Phật mặc áo tơi, đội nón để tránh mưa suốt ròng rã 10 năm trời nay mới được công bố. Phải đến khi báo chí vào cuộc sau bức tâm thư ngày 2/5/2013 của sư trụ trì, thì công tác tôn tạo mới bắt đầu rục rịch. Nhưng mọi việc, đến giờ cũng mới dừng ở một cuộc họp các bên liên quan do UBND quận Ba Đình chủ trì. Để rộng đường dư luận, PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với sư trụ trì Chùa Một Cột – Diên Hựu Thích Tâm Kiên.
 
“Đi trong chùa  như… lội ruộng”

Chào Thầy, Thầy có thể chia sẻ với độc giả về hiện trạng hiện nay của Chùa Một Cột?

Tôi không nói thì mọi người cũng đã biết. Chùa hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, toàn diện. Cứ hễ trời mưa là từ Liên Hoa Đài đến Nhà Tổ, Nhà Mẫu… đều bị dột. Ngay cả ban thờ và tượng Phật cũng bị dột. Tất cả các bức tường đều bong tróc loang lổ. Nhưng nguy ngập nhất là mỗi khi mưa to, cả sân chùa lại ngập trong nước, rác rưởi, nước thải đổ dồn về vô cùng mất vệ sinh. Có những trận mưa trút nước, chùa ngập sâu hơn nửa mét, gần một tuần mới rút hết. Ai đời đi trong chùa mà như đi… lội ruộng.
Nhà chùa cố tình đội nón cho tượng phật(?)

Trao đổi cùng báo giới, ông Nguyễn Văn Ánh (GĐ ban quản lý dự án quận Ba Đình) cho biết: “Chúng tôi đã xuống kiểm tra và đánh giá sơ bộ tất cả có 3 điểm tại nhà Tam bảo, 3 điểm nhà Mẫu, và 3 điểm ngoài hiên là bị dột. Cũng không đáng bao nhiêu, dưới góc độ quản lý và tâm linh, nếu nhà chùa chủ động sửa thì cũng không khó khăn gì. Lẽ ra việc đó, nhà chùa có thể tự làm. Hơn nữa, nếu không có dự án, thì nhà chùa cũng phải bỏ tiền công đức ra để thực hiện công tác đó. Nhưng nhà chùa đã biết chắc chắn có dự án, chỉ là đang chờ để phê duyệt tại sao lại không làm mà đi đội nón, mặc áo mưa cho tượng phật? Nói thật lòng, tôi nhìn thấy cũng cảm thấy đau lòng. Mà lẽ ra việc đó nằm trong tay thầy, thầy hoàn toàn có thể làm được”.

Xin thầy cho biết quá trình đề nghị của nhà chùa với các cơ quan chức năng?

Từ năm 2002, chùa ngày một xuống cấp nghiêm trọng. Tôi đã rất nhiều lần kiến nghị lên UBND Phường Đội Cấn nhưng những lá đơn gửi đi chỉ nhận được các cuộc khảo sát của cán bộ phường, Quận và những lời hứa hẹn chưa bao giờ được thực hiện một cách dứt điểm. Cực chẳng đã, ngày 3/5 vừa rồi, tôi mới phải viết tâm thư gửi lên Quận và đưa sự việc lên báo chí nhằm kêu cứu cho ngôi chùa văn hóa nổi tiếng này.

Ngày 15/5, tại cuộc họp, các bên liên quan đang có nhiều ý kiến khác nhau chưa có ý kiến thống nhất chưa đi đến ý kiến cuối cùng. Mùa mưa sắp đến, tôi lo lắm. Phương án nào cũng được nhưng phải nhanh chóng vì tình hình xuống cấp của chùa đã nguy ngập lắm rồi. Tất nhiên nếu có phương án tối ưu để phát huy được hết giá trị độc đáo của Chùa là điều tôi mong mỏi nhất.

Xin thầy cho biết kết quả cuộc họp với các bên liên quan ngày 15/5 ?

Ý kiến của Sở VH&DL Hà Nội là không xây mới trong di tích. Theo tôi, nếu không xây mới nhà Tăng và phục chế nhà Tổ thì không giải quyết được vấn đề đón tiếp chư khách thập phương, tăng ni Phật tử và nơi ăn chốn ở cho nhân viên nhà Chùa. Hiện nay, nhà Tăng đang tạm thời ở chung với nhà Mẫu rất bất tiện và không phù hợp với việc thờ cúng tâm linh, điều này chỉ là giải pháp tình thế. Nếu không xây nhà Tăng, thì các sư sẽ ăn ở sinh hoạt như thế nào? Ý kiến của giáo sư Trần Lâm Biền – Cục di sản hiến kế xây nhà Tăng bên trái Liên hoa đài, theo tôi không phù hợp với kiến trúc nguyên trạng trước đây của chùa đã có từ thời Lý.

Cá nhân thầy cho rằng cần thay lại cột xi măng bằng cột đá, xây lại nhà Tăng, nhà Tổ vậy Thầy có cho là những điều này có thực sự cần thiết?

Chùa Một Cột là nét văn hóa độc đáo chỉ có ở Hà Nội, nó chính là Quốc tự. Trên khắp thế giới, ở đâu có người Việt, ở đó có phiên bản của chùa Một Cột. Ở thành phố Thẩm Quyến – Trung Quốc, có một bảo tàng lưu giữ những phiên bản kiến trúc đẹp nhất thế giới tượng trưng cho mỗi quốc gia thì với Việt Nam, họ chọn Chùa Một Cột.
 
Thận trọng quá mức

Thầy có biết dự án trùng tu, tu bổ chùa Một Cột đã được xây dựng từ năm 2010 và vì lý do gì mà nó chưa được thực hiện?

Tôi nghĩ các cơ quan chức năng thận trọng quá mức. Các thủ tục, quy trình xin ý kiến cũng rất phiền hà phức tạp. Mỗi lần tôi lên gặp các đồng chí lãnh đạo trên Quận, họ đều rất vui vẻ và hứa trùng tu. Nhưng sau đó, chùa thì vẫn dầu dãi nắng mưa và ngày càng xuống cấp còn việc trùng tu thì chẳng thấy đâu.
 
Chùa Một Cột chưa đến mức phải hạ giải trùng tu toàn bộ 2

Trụ trì Chùa Một Cột -  Diên Hựu Thích Tâm Kiên Ảnh:N.C


Thầy bình luận gì về con số 31 tỷ mà các cơ quan tư vấn đưa ra? Trong khi rất nhiều ý kiến cho rằng số tiền này là quá nhiều?

Con số 31 tỷ đưa ra là do đơn vị tư vấn xây dựng dựa trên tính toán chi tiết. Nhìn qua, nhiều người không hiểu thì thấy trùng tu một ngôi chùa chưa đầy 10m2 thì con số trên quả là phi lý. Nhưng đây là việc trùng tu và xây mới cả quần thể kiến trúc Chùa Một Cột – Diên Hựu, bao gồm: tam quan, tam bảo, hồ Linh Chiểu, Liên Hoa Đài, Tháp Tổ, xây mới nhà Tăng và các công việc khác như lát nền, thoát nước, ánh sáng quy hoạch lại cây xanh… Nếu hiểu hết những hạng mục này thì con số 31 tỷ không phải là nhiều.

Ngoài ra có những luồng ý kiến cho rằng việc mặc áo tơi, đội nón cho tượng là việc báng bổ đức Phật, lẽ nào không còn biện pháp nào khác?

Đấy chẳng qua cũng là việc bất đắc dĩ, tôi biết có những người nghĩ chúng tôi cố tình làm vậy nhằm kêu gọi sự quyên góp của các chư tăng, Phật tử. Nhưng nếu họ thấy trời mưa, tất cả mọi người trong chùa đầu đội nón, mình mặc áo mưa, xắn quần áo hết mặc áo mưa đội nón cho tượng, lại kéo xô, chậu để hứng nước trên các ban thờ, hẳn họ sẽ nghĩ khác. Trong khu vực này, vị trí chùa là lòng chảo, là cái rốn nên việc ngập úng xảy ra là điều đương nhiên. So với Bảo Tàng và Lăng, Chùa Một Cột thấp hơn 80cm đến 1m vì thế sau mỗi cơn mưa lớn, nhà chùa vô cùng nhếch nhác, nhân viên nhà Chùa và các Phật tử phải làm việc rất vất vả mới có thể làm sạch hết rác thải và nước bẩn. Hai năm một lần, nhà chùa lại thuê người nạo vét hồ Linh Chiểu. Ngay năm 2012, chúng tôi có làm hợp đồng thuê công ty Môi trường đô thị nạo vét hồ Linh Chiểu không thể ngờ chỉ riêng ở đây đã hút được 164 khối bùn với chi phí 72 triệu đồng. Bùn đất nhiều như thế nên đã mấy mùa, sen không nở tại hồ Linh Chiểu nữa…
Xin cảm ơn sư thầy!
 
Bài học chùa trăm gian

Theo đánh giá và quan sát của PV báo GĐ&XH Cuối tuần thì Chùa Một Cột xuống cấp chưa đáng kể, chỉ là một vài chỗ mối mọt theo thời gian. Những chỗ bị dột tại Nhà Tổ và nhà Mẫu chứ hiện tượng này không có ở Chùa Một Cột. So với các di tích khác trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung thì Chùa Một Cột đang ở tình trạng ít xuống cấp. Việc xây lại nhà Tổ và xây mới nhà Tăng chưa thực sự cần thiết, vì ngay cả trong những ngày lễ gần đây, lượng khách thăm chùa cũng không quá tải. Điều kiện ăn ở của sư tăng ở đây có thể nói là không thấp hơn so với đa số sư tăng các chùa chiền khác mà chúng tôi có dịp khảo sát. Việc khắc phục dột hiện đã hoàn thành. Tường bong tróc ở nhà Mẫu cũng đã được xử lí. Công việc nạo hút đường ống cũng đã được hoàn thành. Như vậy nếu không có thiên tai lớn, thì có thể nói Chùa Một Cột không có gì đáng lo. Nếu vội vàng xây mới nhiều công trình trong khuôn viên chùa thì có thể thảm họa tu bổ chùa Trăm Gian mới sẽ lặp lại!
Ngọc Chinh
daohuyenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 40 phút trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 56 phút trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 2 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Top