Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chương trình sữa học đường chỉ được phép sử dụng sữa tươi

Thứ sáu, 19:13 07/12/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Đây là nội dung mà Bộ trưởng Y Nguyễn Thị Kim Tiến – Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về sữa học đường nêu rõ trong công văn gửi các tỉnh, thành. Theo đó, Ban chỉ đạo quốc gia khẳng định chỉ dùng sữa tươi cho chương trình sữa học đường. Các sữa bột pha loãng, sữa đậu nành… không được chấp nhận.

Chỉ dùng sữa tươi đúng chuẩn để nâng cao tầm vóc trẻ em

Theo đó, công văn số 7162/BYT-BM-TE của Bộ trưởng Y tế, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về sữa học đường ngày 26/11/2018 nêu rõ: "Sản phẩm dùng trong Chương trình Sữa học đường phải sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nguyên liệu sữa tươi này khi sản xuất thành sản phẩm Sữa học đường phải đạt yêu cầu theo quy định tại Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế".

Cụ thể, Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về chất lượng sữa tươi thành phẩm. Còn quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế quy định sản phẩm sữa học đường là sữa tươi theo Quy chuẩn quốc gia về sữa dạng lỏng hiện hành (QCVN 5-1:2010/BYT) có bổ sung các vi chất thiết yếu. Nói tóm lại, sữa được sử dụng trong chương trình sữa học đường quốc gia phải là sữa tươi được sản xuất theo các quy chuẩn hiện hành.


Trẻ em thích thú với Chương trình Sữa học đường

Trẻ em thích thú với Chương trình Sữa học đường

Công văn của Bộ trưởng Y tế cũng thể hiện quan điểm xuyên suốt từ Chính phủ. Theo đó, theo Quyết định số 1340/QĐ-TT, Chương trình Sữa học đường Quốc gia được Thủ tướng phê duyệt cũng khẳng định, sữa sử dụng cho chương trình là sữa tươi.

Sự nhất quán này đã giúp đảm bảo quyền lợi của học sinh mẫu giáo, tiểu học- đối tượng đang cần được can thiệp dinh dưỡng để nâng cao tầm vóc, thể lực.

Quy định này cũng sẽ góp phần chuẩn hóa- tạo nền tảng công bằng, minh bạch cho các doanh nghiệp sữa khi thực hiện đấu thầu sữa học đường. Sử dụng sữa tươi, các DN phải chứng minh được năng lực sản xuất sữa tươi đảm bảo an toàn thực phẩm theo đúng thông tư 29 của Bộ NNPTNT và có sự giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình sản xuất sữa tươi học đường.

Bộ Y tế nhấn mạnh việc chọn sản phẩm sữa tươi cho chương trình sữa học đường để các doanh nghiệp tham gia chương trình cung cấp loại sữa tốt nhất cho trẻ em. Dòng sữa tốt nhất ấy được tạo nên bởi các yếu tố về giống bò sữa, quy trình chăm sóc, quy trình thú y, quy trình vắt sữa, quy trình phát hiện và cảnh báo tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hooc môn tăng trưởng bị nghiêm cấm, để trẻ em sẽ không có nguy cơ dậy thì sớm.

Dùng sữa tươi nhất cho trẻ với nhiều thuận lợi

Khát vọng có ly sữa tươi tại Việt Nam xuất hiện cùng với những con bò được những toán lính Pháp đưa vào Việt Nam vào cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, nguồn sữa tươi khan hiếm nên người Việt trong hàng chục năm qua chủ yếu sử dụng sữa bột nhập khẩu về pha lại.


Chương trình sữa học đường đường học sinh chờ đón- Ảnh minh họa nguồn Internet

Chương trình sữa học đường đường học sinh chờ đón- Ảnh minh họa nguồn Internet

TS.Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định, hiện các doanh nghiệp Việt Nam dư khả năng cung cấp sữa tươi cho Chương trình Sữa học đường.

Ông Tống Xuân Chinh khẳng định: “Chương trình sữa tươi trong nước bây giờ có thể đáp ứng hoàn toàn Sữa học đường. Thậm chí, có thể đáp ứng gấp đôi bởi tổng sản lượng tươi nguyên liệu sản xuất trong nước cần dùng để sản xuất Sữa học đường là 587.532 tấn. Trong khi, tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu năm 2018 sẽ đạt khoảng 960.000 tấn”.

“Chúng tôi muốn Sữa học đường cho học sinh phải là sản phẩm chất lượng tốt nhất; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển; đảm bảo an ninh sữa khi có vấn đề dịch bệnh, hay vấn đề khác về chất lượng sữa từ nhập khẩu. Không phải bỏ ngoại tệ đi nhập về (tránh tình trạng cháy máu ngoại tệ) mà trẻ em vẫn chỉ được sử dụng loại sữa hoàn nguyên, pha lại. Trong nước sản xuất được, thì doanh nghiệp sẽ không phải đi đường vòng khi thực hiện Chương trình Sữa học đường.

“Trên thực tế chỉ có nước nào không nuôi được bò sữa, trẻ em mới phải chịu thiệt thòi dùng đến các loại sữa pha lại, hoàn nguyên. Có bò sữa như Thái Lan, châu Âu, Bắc Mỹ các chương trình sữa học đường cũng hoàn toàn dùng sữa tươi nguyên liệu. Không nên thực hiện một điều vô lý trong nước có sữa tươi, chất lượng tốt mà lại đi nhập khẩu sữa khô về pha lại hay hoàn nguyên”, ông Chinh cho biết.

Ông Chinh cho hay, trong nước đang có những doanh nghiệp lớn, đáp ứng lượng sữa tươi rất tốt như TH có tới 45.000 con bò, chiếm tới 40% thị phần sữa tươi nguyên liệu; Vinamilk; Mộc Châu.

Đề án Sữa học đường: Vì tầm vóc trẻ em Việt Nam Đề án Sữa học đường: Vì tầm vóc trẻ em Việt Nam

Nhiều ý kiến cho rằng, khi áp dụng Chương trình Sữa học đường ở địa phương cần linh hoạt, đặc biệt công khai minh bạch thông tin sản phẩm và hướng tới mục tiêu cuối cùng của chương trình là cải thiện dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc trẻ em.

Sữa hoàn nguyên và sữa hỗn hợp không phải là sữa tươi

Theo các chuyên gia trong ngành sữa thì mùa đông là thời điểm, năng suất cho sữa của bò tăng đột biến dễ dẫn đến tình trạng dư thừa sữa tươi. Các doanh nghiệp sấy khô, làm sữa bột và bán phần lớn sang các nước nghèo, không có bò sữa, trong đó có Việt Nam. Điều này khiến cho việc kinh doanh sữa bột pha loãng trở thành siêu lợi nhuận.

Một tồn tại lớn nhất của ngành sữa trong những năm qua là việc sử dụng tên gọi không chính xác để chỉ sữa dạng lỏng làm từ sữa bột. Cụ thể, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa thực phẩm thế giới (Codex Stand mà Việt Nam là thành viên cấp Chính phủ) gọi sữa dạng lỏng làm từ sữa bột bằng hai thuật ngữ “sữa pha lại” và “sữa hoàn nguyên”, nước ta lại gọi loại sữa này là “sữa tiệt trùng”. Điều này khiến cho, con trẻ và các bậc phụ huynh cầm trên tay hộp sữa nước cứ đinh ninh đó là sữa tươi. Mới đây, Bộ Y tế đã nêu rõ trong Quy chuẩn quốc gia về sữa dạng lỏng do Bộ Y tế ban hành năm 2017 (QCVN 5:1/2017). Tên gọi “sữa tiệt trùng” đã được gọi chính xác bằng sữa hoàn nguyên hoặc sữa hỗn hợp.

Đề nghị các tỉnh giao Sở Y tế làm đầu mối

Công văn của Ban Chỉ đạo quốc gia về sữa học đường đề nghị các tỉnh thành Giao Sở Y tế làm đầu mối phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Lao động thương binh - Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ xây dựng và triển khai “Kế hoạch hành động thực hiện chương trình sữa học đường của tỉnh”.

Mục tiêu của Ban chỉ đạo là kiểm soát chặt chất lượng sữa – vấn đề lo ngại nhất hiện nay. Trong khi đó, một số tình thành, điển hình là Hà Nội đang giao cho Sở Giáo dục và đào tạo chủ trì.

Hàn Anh

Mai Hạnh pr
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 9 giờ trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 11 giờ trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 15 giờ trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Top