Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện chưa kể về chị gái của bé trai bị bỏ rơi sau 24 giờ tuổi

Chủ nhật, 08:00 23/04/2017 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Đằng sau người mẹ, bé trai bị bỏ rơi sau 24 giờ tuổi có một người chị nhân hậu luôn yêu thương, chăm sóc hết lòng.

Hết lòng vì em

Chị Trần Phương Lan (340 Lê Duẩn, Hà Nội) nhận nuôi bé trai bị bỏ rơi sau 24 giờ tuổi, được đặt tên thân mật là bé Kem, chia sẻ với cộng đồng về chị gái nuôi của bé tên là Nguyễn Tuệ Anh (tên gọi ở nhà là Nhím), năm nay 13 tuổi, giống hệt mẹ ở cái nết đảm đang, tháo vát và yêu thương, lo lắng, cẩn thận chăm sóc cho bé Kem từ miếng ăn giấc ngủ, từng li, từng tí.

Chị Lan đi công việc mấy ngày mới về thấy mắt trái của bé Kem lên bóng máu không nhìn thấy gì. Mẹ về ngồi thật gần, mà bé Kem phải bò ra sờ mặt mẹ, nói “Kem iu mẹ Lan”. Mẹ thương con trai mà nặng lòng bất lực. Con gái thấy mẹ thì líu lô:

- Mẹ Lan ơi! Chân em đau không đi được, mẹ mua cho em cái xe lăn để con đẩy em đi. Nhưng mắt em kém không nhìn đc thì làm sao con có thể nhìn hộ em hả mẹ ơi?

Em thích ăn bánh mì hoa cúc, xơi một lúc hết veo 1/4 cái bánh giá 80 ngàn đ/chiếc, kèm sữa chua tươi 18 ngàn đ/chai. Thế là chị cứ giục mẹ mua cho em ăn.

Mẹ bận rộn bù đầu để bán hàng, kiếm sống nuôi hai con. Chị đi học, lên xe buýt rồi vẫn “alô” về hỏi “mẹ cần mua gì không để con mua?”.

Mẹ bảo về mua hai mớ rau cải mẹ nấu canh bề bề. Vào bữa ăn thì chị đã nấu cho em bát cháo cá hồi, mẹ có thêm bát canh bề bề và cá thu xốt cà chua nóng rẫy.

Với bé Kem hiện nay chỉ có mẹ nuôi và chị nuôi là người thân nhất, lúc nào bé Kem cũng “tranh đấu” với chị Nhím để giành mẹ Lan.

Chị Nhím dắt Kem đi được 2 vòng quanh nhà thì những cái bóng máu lên kín bàn chân bé. Có những cái bóng máu quái ác mọc trùm kín cả bao quy đầu, làm con buồn tiểu mà không đi được cứ đau đớn khóc. Chị Nhím bảo mẹ:

- Em khổ thế đấy, người ta bị một nốt đã đau rát, mà em thì bóng mọc chi chít và liên tục. Mấy hôm nay mông và hai bên hông em cũng bị lột hết cả.

Ở đâu có mẹ thì hai con có tương lai, hạnh phúc

Thương con gái lắm, vì con gái mà mẹ nhân nuôi bé Kem. Giờ cũng vì con gái mà mẹ phải đau đầu suy nghĩ. Cả đêm qua mẹ không ngủ nổi.

Con có cơ hội được ra nước ngoài định cư. Nhưng con bảo:

- Ở đâu có mẹ là ở đó chị em con có tương lai, hạnh phúc. Con chưa bao giờ xa em Kem quá 3 ngày. Mẹ thì đi đâu cũng muốn mang em và con theo. Con không để em bơ vơ vì không có người yêu thương nó.

Rồi con gái đặt hàng trăm giả thiết như: “Ai sẽ nấu cháo cho em khi con đi vắng? Ai sẽ tắm cho em mà không quát rồi đánh em, rồi để em bị nhiễm trùng? Ai sẽ chích được cái bóng máu ở bao quy đầu cho em? Ai sẽ trông em khi bà giúp việc ngủ lăn ra? Ai sẽ ôm em đi viện, em nằm viện thì ai trông em như mẹ con mình?...

Nghe con gái nói mà mẹ phải đau lòng suy nghĩ, chưa nghĩ xong thì con gái nói tiếp:

- Em đã bị bỏ rơi một lần rồi, và con không muốn có lần thứ hai xảy ra với em. Con muốn ba mẹ con mình yên ổn và luôn bên cạnh nhau. Khi con lớn sẽ biết phải làm gì giúp mẹ, giúp em.

Rồi con gái chốt lại xanh rờn:

- Sáng nay con sẽ ăn cá hồi bỏ lò xốt phoma và bánh mì. Em Kem sẽ ăn cháo cá hồi với rau thì là. Còn mẹ thì ngủ đi vì đêm qua mẹ đã không ngủ. Mọi việc cứ thế mà làm mẹ nhé, thay đổi làm gì cho mất công hả mẹ?

Nghe con gái nói mà chị Lan bần thần, cơ hội cuộc đời không đến nhiều lần đâu con gái yêu ơi. Nhưng những lời con nói làm bao dự tính trong đầu mẹ lung lay hết. Cuộc đời này có mỗi con ảnh hưởng tới mẹ nhất. Hai con là niềm vui sống, là tất cả những gì mẹ có. - Chị Lan chia sẻ.

Tâm sự của mẹ nuôi

Hơn 2 năm trước bác sĩ tiên đoán bé Kem bị EB thể quá nặng, không qua nổi 3 tháng. Lúc đó mẹ nuôi bé Kem - chị Trần Phương Lan (340 Lê Duẩn, Hà Nội) không nỡ để bé trai bị bỏ rơi sau 24 giờ tuổi bị Bệnh viện Nhi Trung ương mang con lên trại mồ côi, nên “ôm” về, xót xa rằng “bé sống thì mẹ nuôi, bé chết thì mẹ chôn”, để những ngày bé có mặt trên đời có mẹ, có chị gái.

Thế mà giờ con đã hơn 2 tuổi, đã biết đủ thứ. Con có bố mẹ đẻ, mà giờ chỉ có người thân là mẹ nuôi và chị nuôi. Chị đi học cả ngày, nên có mỗi mẹ gần gũi, mẹ mệt con cũng buồn theo.

Từ khi biết nói: “Con xin lỗi mẹ” là nói cả ngày… Con nghe nhận ra bước chân mẹ, nhận ra tiếng ho của bác giúp việc… Tới giờ chị đi học về là cứ hóng ra cửa để đón chị, được chị cho đi chơi. Con biết ăn, biết nói là mẹ mừng. Mẹ còn mơ thấy con bước được trên đôi chân của chính mình.

Có lần mẹ đang thiu thiu ngủ bỗng choàng tỉnh, khóc ngạt cả mũi. Hóa ra mẹ vừa mơ thấy con trai không đủ thuốc dùng, bị nhiễm trùng phải đi viện. Ôi, bệnh nặng của con sao lại ám ảnh thế chứ. Trước đây nuôi một mình chị Nhím mẹ chỉ phải lo cơm áo gạo tiền. Giờ nuôi con trai mẹ phải lo khoản lớn mua thuốc, băng, gạc… chăm bẵm… khiến mụ mị cả đầu óc.

Với mọi người, con là đứa trẻ bệnh nặng bị bỏ rơi, sự sống chết không quan trọng. Mẹ không sinh ra con, nhưng mẹ nuôi con từ khi con có mặt trên đời này. Con tuy không lớn lên bằng dòng sữa mẹ, nhưng con là một phần máu thịt của mẹ. Con vui mẹ vui, con buồn mẹ khóc.

Bao sự cố xảy ra, tưởng chừng phải buông xuôi tất cả. Nhưng nhìn hai đứa con lại thấy ông Trời không nỡ lấy của mình quá nhiều. Ông cho mình ngôi nhà để ở, cho mình công việc tốt để kiếm tiền nuôi hai con yêu thông minh, quý báu.

Chị Nhím ngoan đã đem lại cho mẹ rất nhiều niềm vui, và giờ đến con. Mẹ yêu hai con nhiều lắm. Các con là niềm vui, là động lực sống, là bảo vật quý trời ban cho mẹ. Cuộc sống dù chưa thật sự là vẹn toàn, nhưng mẹ luôn hài lòng và yêu thương Nhím, Kem thật nhiều. - Chị Lan tâm sự.

Uyển Hương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 1017: Người phụ nữ dân tộc Thái mắc nhiều bệnh, rất cần 30 triệu đồng để phẫu thuật

MS 1017: Người phụ nữ dân tộc Thái mắc nhiều bệnh, rất cần 30 triệu đồng để phẫu thuật

Cảnh ngộ - 1 ngày trước

GĐXH – Mắc cùng lúc nhiều bệnh, bà Lường Thị Ọm – người dân tộc Thái đang phải điều trị tích cực. Người phụ nữ dân tộc ấy đang cần chi phí để phẫu thuật nhưng hoàn cảnh gia đình lại khó khăn.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế

Kết chuyển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau khi Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đăng tải, hoàn cảnh người mẹ già chăm con bại liệt suốt hơn 30 năm ở TP Huế nhận được nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ từ bạn đọc.

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể

Cảnh ngộ - 5 ngày trước

GĐXH - Bị bỏng điện cao thế với diện tích bỏng lên tới 55% cơ thể, tính mạng tưởng chừng không giữ nổi. Hai năm sau tai nạn định mệnh, em Hồ Như Thanh vẫn đang chiến đấu không ngơi nghỉ với những cơn đau, sẹo co kéo và chuỗi ngày điều trị kéo dài tưởng như vô tận.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại

Kết chuyển - 6 ngày trước

GĐXH – Cảm thương trước hoàn cảnh của gia đình bé Phúc An bị cơ tim phì đại, tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống trao tặng đã hỗ trợ phần nào việc điều trị cho con.

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH - Ở cái tuổi đáng ra được an hưởng tuổi già, ông Trần Văn Bổn (trú tại phường Phong Hòa, thị xã Phong Điền, TP Huế) vẫn từng ngày gồng gánh gia đình, chăm sóc con gái bị tâm thần và đứa cháu ngoại mắc bệnh nặng.

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Tai nạn kinh hoàng do sét đánh trúng người khi đang phụ mẹ ngoài đồng khiến em Nguyễn Đình Lộc đang rất nguy kịch. Giờ đây tính mạng của em mong manh như sợi chỉ, rất cần sự chung tay của cộng đồng.

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH - Bé Anh Khôi, 17 tháng tuổi, mắc căn bệnh ung thư võng mạc. Một bên mắt của con đã phải tháo bỏ, bên còn lại từng có nguy cơ mất hoàn toàn thị lực. Nhờ sự chung tay của bạn đọc Báo Sức khỏe & Đời sống, bé Khôi đã có thêm cơ hội giữ lại ánh sáng.

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình éo le nhưng số phận khắc nghiệt hơn khi em Sừng Té Tuấn, người dân tộc Hà Nhì, bị mắc căn bệnh ung thư biểu mô. Cơ thể em ngày một gầy yếu, tiều tụy vì bệnh tật, trong khi gia đình có hoàn cảnh vô cùng nghèo khó.

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp

Cảnh ngộ - 3 tuần trước

GĐXH - “Vợ chồng tôi đã cố gắng chỉ cần con còn hơi thở, chúng tôi sẽ không buông tay, nhưng giờ thật sự kiệt sức rồi…” – người cha nghèo nghẹn ngào nói và cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng để có cơ hội cứu con trai.

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH - Ở tuổi 44, trong khi nhiều người đã yên ổn với công việc và gia đình, chị Nguyễn Thị Huyên ở xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vẫn phải từng ngày chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo. Hoàn cảnh của chị đặc biệt éo le, đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Top