Chuyện chưa kể về ngôi làng trăm người ra trận không ai chết
GiadinhNet - Người già ở đây tin rằng, họ được các vị thần linh thiêng trong ngôi đình Tân Trào phù trợ nên tất thảy chiến sĩ ra trận đều lành lặn trở về!
![]() |
Ngôi làng Tân Lập nhìn từ xa. Ảnh: L.N |
Những lời kể của các cựu binh
Đến nay, làng Tân Lập, xã Tân Trào (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) đã có nhiều thay đổi cả về tên làng lẫn địa giới hành chính.
Theo những sử sách để lại, làng trước đây có tên là Kim Long, nhưng sau được đổi tên thành Kim Lung, có thời điểm lại được gọi là Kim Lộng và bây giờ là Tân Lập. Số phận cùng hoàn cảnh lịch sử đã trao cho ngôi làng này một vai trò đặc biệt.
Từ những năm 1941-1942, ánh sáng cách mạng đã rọi chiếu đến vùng Tân Trào vốn giàu lòng yêu nước, khát khao độc lập và tự do. Đặc biệt, sau ngày Nhật đảo chính Pháp, cuộc khởi nghĩa ngày 10/3/1945 tại đình Thanh La giành thắng lợi, thành lập Ủy ban lâm thời Châu Tự Do bao gồm các xã vùng thượng huyện Sơn Dương. Tân Trào - Sơn Dương đã trở thành Châu Tự Do, một vành đai vững chắc để Bác Hồ rời căn cứ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào, Tuyên Quang để chỉ đạo phong trào cách mạng trong toàn quốc.
Làng Tân Lập bây giờ đã là di tích lịch sử nằm trong quần thể Khu di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt. Hôm chúng tôi đến, chị Nguyễn Thị Hải - Trưởng phòng Hướng dẫn thuyết minh (BQL Khu du lịch Lịch sử Văn hóa và sinh thái Tân Trào) cho biết: "Làng Tân Trào giờ đã là khu du lịch nhưng đời sống cùng những phong tục tập quán đặc trưng ở đây vẫn còn giữ nguyên, không hề thay đổi. Những mô hình kinh tế kiểu dịch vụ du lịch vẫn không hề ảnh hưởng đến sự hồn hậu, thật thà của bà con dân bản nơi đây".
Đứng từ xa, có thể nhận thấy, làng Tân Lập với gần 200 nóc nhà sàn đặc trưng của người Tày nằm san sát quanh mấy chòm đồi. Ông Hoàng Văn Tòn, ngồi bên chái nhà hướng mắt ra dãy đồi phía trước hồi tưởng lại chuyện xưa, những câu chuyện về những năm tháng đi lính đặc công của ông như còn đang hiển hiện xung quanh đây. Ông Tòn năm nay 62 tuổi, là cựu chiến binh chống Mỹ và trong làng còn rất nhiều chiến sĩ cách mạng khác đã kinh qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Có một điều đặc biệt mà không phải ai cũng biết về làng Tân Lập này, đó là cho đến nay làng không hề có liệt sĩ.
Rít điếu thuốc lào, nhấp ngụm trà xanh, ông Tòn lim dim nhớ lại: "Tôi nhập ngũ tháng 4/1970, đóng quân ở Hà Tây 11 tháng. Sau khi huấn luyện tân binh xong, tháng 2/1971 tôi đi Lào. Theo lệ thông thường, trước khi nhập ngũ tôi cũng ra đình Tân Trào làm lễ thắp hương cầu khấn các vị thần cho mình tránh được hòn tên mũi đạn để trở về xây dựng quê hương, đất nước. Và lời cầu nguyện ấy đã linh nghiệm, bởi không biết bao lần tôi thoát chết thần kỳ trong gang tấc.
Sang đất Lào, chúng tôi đóng quân ở Xiêng Khoảng - Cánh đồng Chum. Ngày đầu tiên đến đây, đơn vị đặc công của tôi đã bị phục kích. Cả tiểu đội bị dính đạn chỉ còn hai người sống sót. Tôi băng rừng, vừa đi vừa bắn trả không còn nghĩ đến sống chết gì nữa. Đến tối, sau khi tìm về được đơn vị, tháo bi đông nước ra nhìn lại thì đã thấy nó bị đạn găm chi chít. Nếu không có bi đông nước ấy đỡ đạn cho tôi thì chắc chắn tôi đã bỏ mạng".
Một lần khác, ông Tòn thoát chết bởi sự may mắn có một không hai. Tối hôm ấy, theo lịch phân công, ông Tòn phải lên đài quan sát để nắm tình hình trận địa. Không hiểu sao đêm đầu hạ, nhưng lại có sương mù dày đặc. Cấp trên của ông Tòn lệnh xuống rằng, sương mù không phải lên đài nữa. Ông Tòn nhận lệnh và chỉ vài phút sau máy bay địch kéo đến rải bom. Sau lượt bom đầu, đài quan sát gãy nát, đổ ập xuống, lại một lần nữa ông Tỏn thoát chết.
Qua nhiều năm chiến tranh, từ làng Tân Lập, đã có hàng trăm thanh niên lần lượt lên đường ra trận. Tuy nhiên, theo thống kê chỉ có 2 thương binh và 2 bệnh binh. Một trong hai thương binh trong làng là ông Hoàng Văn Duẩn, 71 tuổi. Ông Duẩn cũng có một lần thoát chết rất kỳ diệu đến khó tin. Trong trận đánh dưới chân thành cổ Quảng Trị năm 1971, ông Duẩn bị một viên đạn bắn xuyên ngực, đầu đạn trồi ra phía sau lưng nhưng không chết. Bác sĩ phẫu thuật bảo đường đầu đạn đi chỉ cách tim vài mi-li-mét.
![]() |
Ông Hoàng Văn Tòn đang kể về những năm tháng chiến tranh. |
Có một đại gia đình mà cả ba thế hệ đều có người đi bộ đội. Đó là gia đình cụ Hoàng Trung Nguyên. Cụ Nguyên là cán bộ thời kháng chiến chống Pháp. Cụ sinh được 3 người con trai, 1 người con gái và họ đều tham gia quân ngũ. Những người con trai, con gái của cụ Nguyên bây giờ cũng đã vào tuổi xưa nay hiếm. Nhớ lại thời trẻ, ông Hoàng Ngọc, con trai cả của gia đình nhà họ Hoàng kể lại: "Cả mấy anh em chúng tôi đều có nhiều năm tham gia kháng chiến chống Pháp ròng rã. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tham gia những trận đánh ác liệt, mấy ai nghĩ có thể lành lặn trở về, không hy sinh cũng đã là điều may mắn lắm. Vậy mà, cả mấy anh em tôi, tất cả chẳng ai gặp vấn đề gì. Duy nhất tôi chỉ bị mảnh bom văng sượt qua ống chân còn để lại vết sẹo nhỏ".
Những cựu chiến binh ở làng Tân Trào dù có thời gian chiến đấu ở các chiến trường khác nhau nhưng họ luôn tự tin ra trận và may mắn trở về. Ai cũng tin rằng, trước khi ra trận, họ đã làm lễ ở đình Tân Trào thì họ sẽ được các vị thần dõi theo. Niềm tin vào thế giới tâm linh một cách trong sáng, hồn hậu như vậy làm nên những nét đặc biệt trong tính cách con người ở đây.
Cũng như ở khắp các miền trên đất nước những vị thần được thờ ở đình làng thường rất linh thiêng. Người dân tin tưởng cầu khấn để mong cho mình một cuộc sống sung túc, sức khỏe dồi dào. Đình Tân Trào dù cho là di tích lịch sử quốc gia nhưng nó vẫn là ngôi đình của riêng người dân làng Tân Lập về mặt tín ngưỡng, tâm linh. Bất cứ ai từ già, trẻ lớn bé trước khi làm một việc gì đó quan trọng hoặc đi đâu xa, hoặc cưới hỏi ma chay đều ra đình thành kính làm lễ. |
Đình được dựng quay về hướng Nam bởi theo nhiều tài liệu ghi chép thì hướng Nam là hướng mang lại nhiều may mắn, phúc lành nên các công trình kiến trúc tôn giáo hoặc tín ngưỡng đều chọn hướng này để cất dựng. Trước đây, con đường mòn dẫn vào làng Tân Lập đi qua ngay sát trước đình, năm 2003, UBND tỉnh Tuyên Quang cho làm con đường mới cách đình khoảng 25m chạy qua trước đình và cũng như nhiều vùng miền khác, đình Tân Trào được dân làng Tân Trào dựng lên để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, thờ thành hoàng làng và các vị thần sông, thần núi xung quanh. Đình cũng là nơi vui chơi, hội họp, bàn việc làng của dân. Đình Tân Trào làm bằng gỗ, mái lợp lá cọ.
Đình Tân Trào không có cánh cửa, không có ngưỡng và bậc tam cấp, để tạo thuận lợi cho việc đi lên sàn có hai cầu thang để hai bên. Tấm bia trong đình ghi lại ngày tháng năm dựng đình bằng Hán tự có nội dung "Hoàng triều Khải Định bát niên thập nhất nguyệt nhị thất nhất Ất Hợi nhật tị kiến thụ thượng lương đại cát thịnh vượng tuế thứ Quý Hợi niên trọng đông nguyệt cốc nhật lương khởi càn nguyệt hưởng lợi tinh". Tạm dịch: "Năm thứ tám của triều Khải Định, mùa đông ngày 21/11/1923 thì dựng lại đình. Đó là ngày tốt, đình có hướng tốt vì thế dân chúng được lộc tốt và thịnh vượng".
![]() |
Ngôi đình Tân Trào là một di tích đặc biệt trong khu di tích Tân Trào. |
Bởi theo bản Sắc phong thứ nhất ngày 11 tháng Giêng nhiên hiệu Tự Đức 6 (năm 1853) có ghi rõ: "Cho phép xã Kim Long, huyện Sơn Dương, tỉnh Sơn Tây thờ phụng thần như cũ...". Qua nội dung bản sắc phong này, có thể nhận thấy đình Tân Trào ít nhất cũng được xây dựng từ trước năm 1853. Việc phong sắc còn thể hiện mục tiêu trị quốc, an dân của các triều đại, nhất là các vùng miền núi xa xôi và duy trì sinh hoạt văn hóa tâm linh để giữ nước.
Về quy mô của ngôi đình cũng khá lớn so với các ngôi đình khác ở miền xuôi, nhưng về đồ thờ so với đình miền xuôi thì đình Tân Trào có vẻ khiêm tốn hơn. Ngôi đình có phần đơn giản hơn về nghệ thuật điều khắc, không cầu kỳ trong hệ thống đồ thờ. Điều này có thể khẳng định do đặc trưng vùng quy định.
Đối với người dân cả nước và sự tự hào của người dân làng Tân Lập, mãi mãi ghi nhớ giờ phút trọng đại của lịch sử dân tộc tại ngôi đình này. Nơi này diễn ra một sự kiện vô cùng quan trọng: Quốc dân đại hội Tân Trào - được xem như hội nghị Diên Hồng lần 2 trong lịch sử nước ta, thể hiện lòng tin sâu sắc của đồng bào với Đảng, mặt trận Việt Minh và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu đồng bào trong cả nước nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước, phát ra từ Tân Trào đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa năm 1945, giành thắng lợi trong cả nước, lập chính quyền nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc.
Với sự kiện lịch sử trọng đại mà đình Tân Trào may mắn được chứng kiến, nơi đây đã trở thành di tích lịch sử cách mạng đặc biệt trong cả nước, minh chứng cho một giai đoạn lịch sử cách mạng sôi sục. Đây cũng là nơi diễn ra Quốc dân Đại hội, bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) đánh dấu mốc son chói lọi của lịch sử cách mạng Việt Nam, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Có thể khẳng định một điều rằng, ngôi đình ngày nay vẫn là một trong những di tích lịch sử và kiến trúc tiêu biểu nhất trong khu di tích lịch sử cách mạng Tân Trào.

Cảnh giác với các lời mời, giới thiệu về 'việc nhẹ lương cao'
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Bộ Công an khuyến cáo người dân cảnh giác với các lời mời, giới thiệu về “việc nhẹ lương cao”, xuất khẩu lao động không cần kinh nghiệm.

Bộ GD-ĐT giải thích về yêu cầu bắt buộc các trường THCS và THPT dạy 2 buổi/ngày
Giáo dục - 1 giờ trướcĐại diện Bộ GD-ĐT đã có những lý giải về thông tin sẽ bắt buộc các trường THCS và THPT dạy học 2 buổi/ngày.

Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi
Thời sự - 1 giờ trướcThủ tướng yêu cầu tiếp tục xúc tiến các cuộc trao đổi, tiếp xúc với phía Hoa Kỳ trên tất cả các cấp, các kênh, giải quyết các quan tâm từ phía Hoa Kỳ, trên tinh thần hai bên cùng có lợi.

Học sinh cả nước sẽ thi thử tốt nghiệp THPT 2025
Xã hội - 1 giờ trướcThứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đề nghị Sở GD-ĐT 63 tỉnh thành tổ chức thi thử tốt nghiệp đối với 100% học sinh, trước kỳ thi chính thức.

Khởi tố điều tra, xử lý nghiêm đối tượng gây tai nạn giao thông bỏ chạy
Pháp luật - 3 giờ trướcDưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, tiếp tục điều tra rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng làm 1 người tử vong vào tối 4/4.

Thời tiết dịp Giỗ Tổ Hùng Vương: Bắc Bộ mưa diện rộng, Nam Bộ nắng nóng
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, miền Bắc nhiều mây, có mưa trong các ngày 6 và 7/4.

Hà Nội: Liên tục chuyển làn trên Đại lộ Thăng Long, tài xế ô tô 29 chỗ bị xử lý
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Ngày 5/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Phòng CSGT đã xác minh, xử lý người điều khiển xe ô tô 29 chỗ vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên Đại lộ Thăng Long.

Cận cảnh cột cờ kỳ đài cổ xưa ở mảnh đất Nam Định
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Gần 200 năm trôi qua, cột cờ Nam Định trải qua nhiều sự kiện lịch sử, đến nay công trình vẫn còn giữ được nét kiến trúc cổ, có giá trị lịch sử và văn hóa. Hằng năm, nơi đây đón hàng trăm đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan.

Bị lừa hơn 130 triệu đồng vì tin lời ‘Giám đốc Phòng Cảnh sát giao thông’
Pháp luật - 4 giờ trướcVõ Minh Tiến tự xưng là "Giám đốc Phòng Cảnh sát giao thông", lừa 2 người rằng sẽ được nâng hạng giấy phép lái xe không cần phải thi và lấy được biển số xe đẹp, rồi chiếm đoạt hơn 130 triệu đồng.

Gã đàn ông trộm vàng, tiền trị giá 3 tỷ đồng ở Cần Thơ nhanh chóng 'sa lưới'
Pháp luật - 6 giờ trướcNguyễn Tấn Đạt đột nhập vào ngôi nhà của người phụ nữ ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ để trộm nhiều tiền mặt và vàng, tổng giá trị khoảng 3 tỷ đồng.

Nghi án mẹ sát hại 2 con để trục lợi bảo hiểm: Người cô ruột hé lộ thông tin bất ngờ
Đời sốngCô ruột của 2 trẻ trong nghi án mẹ sát hại 2 con để trục lợi bảo hiểm khẳng định, chị không đi trình báo vụ việc với cơ quan công an như trên mạng thông tin.