Chuyện chưa kể về nhân chứng sống hiếm hoi chạy thoát khỏi họng súng Pol Pot
GiadinhNet - Mùa khô năm 1978, Ba Chúc chìm trong nạn diệt chủng, hàng ngàn người dân vô tội đã ngã xuống trước lưỡi lê, họng súng của những tên sát nhân khát máu.
Những cái chết đau thương của người dân vô tội Ba Chúc. |
Ba Chúc (An Giang) đang thay da đổi thịt từng ngày. Ngôi làng từng được ví là “địa danh chết choc” hơn 3 thập kỷ trước giờ đã thành thị trấn. Phần đa, người dân nơi đây theo đạo “Tứ ân hiếu nghĩa”, với nét đặc trưng đàn ông mang áo dài đen, tóc búi củ hành sau gáy. Họ lấy việc tu nhân, thờ cúng ông bà tổ tiên làm nền tảng sống. Cũng chính đạo này đã ăn sâu vào tư tưởng của những con người nơi đây, mách bảo bọ luôn yêu thương, sống hiền hòa và tương trợ lẫn nhau. Đi giữa Ba Chúc giờ đây, cảnh tượng êm đềm đến nao lòng, như thể chưa từng có máu, xương và nước mắt trên mảnh đất vùng biên viễn này.
Thế nhưng, ít ai biết một thời Ba Chúc từng là nắm mồ khổng lồ, là ngôi làng chết đâu đâu cũng chỉ có thây người. Thời gian trôi, ngôi nhà mồ xây cất bằng công sức của chính người dân để làm chứng tích căm thù, chất đầy xương bị bể, gãy do chày nện, búa đập vẫn còn nằm đó. Không có ngôn từ nào có thể diễn tả đúng bản chất tội ác của đoàn quân diệt chủng Pol Pot ngoài hai chữ man rợ. Câu chuyện của một thời đau thương ngày nay ở Ba Chúc vẫn được người già kể lại người trẻ, thế hệ trước truyền cho thế hệ sau, để không ai được phép quên đi quá khứ tăm tối trên quê hương mình.
Ông Ba Lê kể lại ký ức đau thương. |
Ông bảo, những gì đã qua mỗi khi nhắc lại như vết dao cứa lòng, nhưng đó là lịch sử, có một phần máu xương của vợ con ông. Vì thế là người trong cuộc, bản thân ông thấy cần phải kể lại cho thế hệ mai sau biết: “Đó là những ngày đen tối của quê hương tôi, đâu đâu cũng thấy cảnh chết chóc”. Theo như những gì ông Ba Lê kể, vào đầu năm 1978, bọn phản động chính quyền cách mạng Campuchia là tập đoàn Pol Pot Ieng Sary đã tăng cường cho quân đánh phá sang biên giới nước ta. Cho đến tháng 4/ 1978, chúng cho quân vượt biên cải trang thành dân thường, bí mật trà trộn sang huyện Tri Tôn giết những người đi làm đồng.
Ngày 16/4 định mệnh, chúng cho quân đội bố ráp bao vây làng Ba Chúc, cắt đứt toàn bộ mọi ngã đường. Do quá bất ngờ nên người dân không chạy kịp, toàn bộ dân chúng bị cô lập với bên ngoài. Từng toán lính Pol Pot được trang bị súng, lưỡi lê, búa, gậy, gộc… bắt đầu thực hiện chiến dịch tàn sát. Ông Ba Lê còn nhớ như in những cảnh người dân bị bọn khát máu sát hại hết sức man rợ. “Ngày qua ngày, bọn chúng đều hành quân lùng bắt người để giết, hiếp, đốt nhà, bắn chết trâu bò. Những cảnh giết vô cùng man rợ diễn ra khi chúng dùng súng bắn, dùng lưỡi lê đâm, dùng búa, vồ đập vào đầu cho vỡ sọ. Đàn bà chúng hãm hiếp, dùng gậy tre đóng vào “cửa mình”, trẻ con chúng đập đầu vào tường, cột nhà, xé chân tay… cho đến chết”.
Tàn ác hơn, khi dân chúng sợ hãi chạy vào chùa để trốn với hi vọng, nhờ cửa chùa che chở, bọn diệt chủng cũng không tha. Tại chùa Tam Bảo (tổ đình của đạo Tứ ân hiếu nghĩa), bọn diệt chủng bắt hơn 800 người đủ mọi lứa tuổi, tịch thu hết vàng bạc, đồ vật có giá trị. Những ai thuộc phái nữ, bị buộc đi về hướng kênh Năm Xã, phái nam bị áp giải về hướng Cầu Sắt- Vĩnh Thông và giồng Ông Tướng. Đoàn người vô tội năm ấy đã bị tàn sát phơi thây ngoài đồng, chỉ có 2 người sống sót trở về. Còn tại chùa Phi Lai, ngày 20/4 biết dân chúng vào núp, quân Pol Pot tràn vào bắn xối xả, tung lựu đạn giết chết tại chỗ hơn 80 người. Những người dân hốt hoảng tháo chạy ra cửa, chúng dùng gậy đập vào đầu hoặc bắn chết hơn 100 người nữa. 40 người đang ẩn trốn dưới bàn Phật, cũng bị chúng tung lựu đạn làm 39 người chết, chỉ một phụ nữ còn sống sót nhờ nép trong góc và nhờ những xác người che chắn. Tại chùa Phi Lai, hiện nay vẫn còn ngấn máu đọng lại trên tường.
Sống sót hi hữu
Trong dòng ký ức đau thương, ông Lê bảo chỉ có ai sống trong hoàn cảnh đó mới có thể cảm nhận được tội ác man rợ của bọn sát nhân. Trong vùng có ngọn núi Dài nhiều hang, người dân đều phải bỏ nhà cửa chui vào hang núi trốn. Bọn Pol Pot lại mang súng, lựu đạn, dẫn theo chó luồn hang xẻ núi lùng sục. Hễ phát hiện bên trong có người thì hoặc là chúng cho họng súng vào xả hoặc là ném lựa đạn vào hang để giết người bằng hết, trong đó có gia đình ông Ba Lê. Nhà ông Ba Lê ở ngay chân núi Dài. Hồi kháng chiến, ông và người chú ruột dành để nuôi giấu cán bộ cách mạng. Khi thảm nạn Pol Pot diễn ra, ông cũng mang vợ con lên nấp nhưng vẫn không trốn thoát. Chiếc hang ấy là nơi chứa hương hồn của vợ ông, cùng 5 người con và 2 cô em họ ông giờ đã mang tên ông, bịt kín miệng đặt một bia thờ.
Nín lặng hồi lâu thấy bặt tiếng súng, nghĩ rằng bọn chúng đã hết đạn, ông quyết định lao ra khỏi hang. Không ngờ, 3 tên núp sẵn dương súng bắn một tràng liên tục. Trong phút chốc, ông nhoài người lăn vào vào bụi rồi chạy thục mạng mới thoát. Nhưng ngay sau đó, 2 tiếng nổ khô khốc vang lên làm tim ông như đau nhói, ông biết rằng bọn sát nhân đã ném lựu đạn vào hang sát hại vợ con mình. Khoảng 2 giờ sau khi bọn sát nhân bỏ đi, ông quay lại thì cảnh tượng trước mắt làm ông chết sững, toàn bộ 8 người trong hang không còn một ai sống sót. Ông đành nuốt nước mắt khênh đá lấp lại miệng hang, rồi tiếp tục chạy trốn.
Ông Ba Lê kể rằng, cuộc sống sau những ngày đen tối năm 1978 ấy rất bi thảm. Thây người chất khắp nơi, bên vệ đường, ngoài kênh mương, ngoài đồng, dưới giếng… đến ngụm nước sạch cũng không có uống, gạo không có ăn, nhà bị đốt, phá. Mọi người phải lên núi tìm củ khoai rừng để ăn, chia nhau mảnh chiếu để đắp. “Hết nạn thảm sát, mọi người trở về, ngôi làng như một nghĩa địa khổng lồ, cảnh tượng ảm đạm không thể nói hết. Mọi người chỉ lo kiếm cái ăn để sống, việc thu gom xác đành gác lại cho đến hết mùa mưa năm ấy. Khi tình hình tạm ổn, thì chính quyền và dân làng họp lại quyết định làm nhà Mồ để tưởng niệm những người ngã xuống”.
Ký ức đau thương còn nguyên vẹn Tại Ba Chúc, chúng tôi được nghe người dân nơi đây kể lại những câu chuyện hết sức thương tâm. Rằng, trong những ngày đại nạn, tại hang Đồ Đá Dựng (núi Tượng) có 72 người ẩn trốn. Do có nhiều em nhỏ, lâu ngày bị thiếu ăn, khát nước, bệnh tật… nên khóc thét. Khi quân Pol Pot lùng sục sắp đến miệng hang, những người bên trong sợ tiếng khóc trẻ con sẽ làm bọn Pol Pot phát hiện. Mọi người càng bịt miệng, trẻ càng sợ và khóc to hơn. Tình thế không còn cách nào khác, buộc mọi người bàn tính đến chuyện hi sinh các cháu để cứu số đông. Trong số đó có ông Hai Tỏ, ông Hai Khế, ông Tư Đức lần lượt phải bóp mũi 3 người cháu nội. Những nhân chứng ấy tại Ba Chúc hiện đã qua đời. |
Phong Bình
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 24 phút trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 49 phút trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 50 phút trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 59 phút trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 5 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.