Chuyện chưa từng lên báo
GiadinhNet - Hơn 12 năm làm Báo Gia đình & Xã hội, tôi được tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh đáng thương trong những chuyến đi công tác miền núi. Và cũng đã gần chục năm, chúng tôi vừa làm báo, vừa tranh thủ quyên góp tiền của các nhà hảo tâm trên mạng Internet để mua quần áo ấm, chăn màn, sách vở, xây lớp học… cho hàng nghìn trẻ em nghèo.
Còn con bò cũng bán chữa bệnh cho chồng
Một buổi sáng mùa đông năm 2010, tôi nhận được phong thư gửi đến cơ quan Báo. Nét chữ bút mực trẻ con, nắn nót. Bức thư của bé Cún, con gái nhân vật chính trong bài báo Tết năm đó của tôi tại Quảng Nam. Bức thư xúc động, đôi chỗ nhòe vì nước mắt khi Cún kể chuyện về mẹ và em trai. Cún không quên tặng kèm theo bức tranh bút chì do mình vẽ.
Còn nhớ sau cơn bão lịch sử năm 2010, tôi được Ban Biên tập phân công đến một số vùng sâu, vùng xa để viết chân dung về những “đạo sĩ” đo gió bắt bão cho số báo Tết năm ấy. Tôi đến Trạm Thủy văn Hiệp Đức, Quảng Nam để gặp chị Trịnh Thị Thu Hà - nhân vật vừa được tặng thưởng của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ. Trong căn nhà công vụ nhỏ xíu, ba mẹ con họ nương tựa nhau. Chị Hà lấy chồng nhưng không gặp may. Năm 2003, chị chắt chiu từ đồng lương 430.000 đồng/tháng để vay ngân hàng mua cho chồng chiếc xe Wave gần chục triệu bạc. Chồng chị dính lô đề, “cắm” xe nên mỗi tháng người phụ nữ này phải trích lương 300.000 đồng trả nợ. Còn lại chưa đến 150.000 đồng, hai mẹ con chị chắt chiu sống cho trọn tháng. Sinh thêm đứa thứ 2 cũng là lúc chồng chị Hà đổ bệnh thần kinh. Một năm ròng rã, chị vừa làm việc, vừa chăm con nhỏ, chăm chồng. Con bò do Đoàn Thanh niên của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ tặng, chị cũng bán lấy tiền chữa bệnh cho chồng. Lành bệnh, anh đã bỏ mẹ con chị mà đi biệt.
Chị suy sụp, nhiều lần muốn đập đầu vào tường chết quách cho xong hoặc cùng ôm con nhảy xuống sông. Nhưng tiếng khóc của con gái đi tìm mẹ đã níu chân chị trở lại. Mới học lớp 2, hàng ngày Cún phải cuốc bộ đến trường. Cún học rất giỏi nhưng toàn phải để sách vở trong túi nilon xách đi học. Nhìn Cún thèm muốn một chiếc cặp, tôi tự hứa, nhất định sau khi hoàn thành chuyến công tác trở về, tôi sẽ xin cho Cún một chiếc cặp, một cuốn Bách khoa 3 và có thể là một chiếc xe đạp.
Ngay sau khi câu chuyện của họ được đăng trên blog của tôi, nhờ bạn bè khắp nơi ủng hộ, tôi đã mua được cặp, sách và cả chiếc xe đạp mới tinh gửi vào cho Cún. Món quà không lớn nhưng ngày nhận quà, mẹ bé kể, Cún cứ ứa nước mắt vì từ khi bố bỏ đi đến giờ, họ hàng bên nội không một ai quan tâm đến 3 mẹ con. Cún treo cặp sách lên tường, ai đến cũng khoe là cô nhà báo gửi. Và Cún đã viết thư để cảm ơn tôi như vậy!
Mong manh phận người!
Đến nay, nhiều người vẫn hỏi, nhà báo nghèo như chúng tôi, lấy đâu ra tiền để đi làm từ thiện bền bỉ gần chục năm nay? Tôi chỉ biết cười rằng đấy là sự đóng góp của rất nhiều anh em, bạn bè, độc giả ở khắp mọi miền, thông qua mạng Internet. Đấy là những bộ quần áo, đôi dép, tấm chăn, cuốn sách vở… của nhiều người gửi đến, nhờ chúng tôi đứng ra để mang đi cho bà con. Tôi còn nhớ, trong một chuyến mang quần áo, gạo và hàng hóa lên cho bà con ở Yên Minh, Hà Giang vào năm 2011, có hai chị em gầy gò, áo quần nhếch nhác đã ôm lấy tôi. Các em tâm sự, chị gái học lớp 4, em học lớp 3. Cả hai đều rất thích đi học nhưng bố bắt ở nhà chăn trâu, làm nương, nếu không, nhà chẳng còn gì để ăn cả. Tìm được 2 chiếc áo khoác đẹp trong đống hàng để mặc cho các em, dúi thêm vào tay em gói kẹo, tôi đã khóc!
Có lẽ do sinh ra ở vùng quê nghèo, nên tôi vẫn luôn ám ảnh bởi thân phận những người dân nghèo, những hình ảnh đôi chân trần không có dép trong cái giá rét tê tái của những ngày đông miền núi phía Bắc. Thế nhưng cuộc đời dẫu vô hạn mà sức người lại có hạn. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh bé Chíp 3 tuổi gầy gò, môi tím tái vì bị bệnh đã không còn sống trên cõi đời này. Tôi biết Chíp bị tim bẩm sinh từ đường link của một bloger gửi qua trang cá nhân. Chip quê ở Hà Giang. Bố mẹ ly dị, Chip ở với bố và ông bà nội đã hơn 70 tuổi trong căn nhà nền đất, vách nứa rách toang hoác, tạm bợ. Bà cụ của Chip đã 100 tuổi, già và quá nghèo nên cũng không giúp cháu được gì. Biết tin, tôi gọi ngay cho bố bé: “Chuẩn bị toàn bộ hồ sơ, gửi chuyển phát nhanh, tôi sẽ đích thân mang đến chương trình mổ tim miễn phí trong thời gian sớm nhất”. Trong vòng một tuần, hồ sơ của bé đã được duyệt. Được biết, Chíp đi mổ ở Hà Nội, bệnh viện huyện cho xe cứu thương và bác sỹ đi cùng gia đình. 5h sáng, xe khởi hành. Khi đến địa phận huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, Chip lên cơn mệt. Bác sỹ đi cùng quyết định đưa cháu vào Bệnh viện Hàm Yên, cấp cứu. Nhưng mọi thứ đã không còn kịp, Chip đã vĩnh viễn ra đi khi trên đường về Hà Nội phẫu thuật...
Mỹ Hà
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường
Vòng tay nhân ái - 3 ngày trướcGĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước
Vòng tay nhân ái - 4 ngày trướcGĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân ái - 6 ngày trướcGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.
Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định
Vòng tay nhân ái - 1 tuần trướcGĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.
MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.
Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.
MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông
Kết chuyển - 3 tuần trướcGĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân áiGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.