Chuyện đời bất hạnh của người mẹ và những đứa con điên
GiadinhNet - Xếp lại chồng sổ y bạ với những tấm giấy chứng nhận tâm thần của 10 người con, bà Nở chua chát, nói như khóc: “Tài sản của cả gia đình tôi đấy. Nhờ nó mà tôi đã đỡ được phần nào nhọc nhằn, lo toan hơn”.

Cả đời chưa biết hạnh phúc là gì
Chúng tôi đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Nở (SN 1945, ở số 57, ngõ 239, đường Đà Nẵng, phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền, Hải Phòng), nơi có 10 người con điên dại đang bám víu vào bà mỗi ngày. Trong ngôi nhà cấp 4 chừng 50m2 lạc lõng giữa khu dân cư bởi sự cũ nát, hoang tàn, bà Nở dáng vẻ mệt mỏi, bơ phờ ra mở cửa mời vào. Bà Nở kéo nhẹ chiếc chiếu, chỉ xuống nền nhà mời chúng tôi ngồi. Chỉ vào người con gái thu lu trong góc chiếu, mái tóc xoăn rối bù, mặt trắng xanh, bà Nở giới thiệu: “Đứa út nhà tôi đấy. Nó tên là Bích, SN 1983. Nó cũng bị tâm thần nhưng dạng tâm thần phân liệt. Ngày nào cũng phải uống thuốc điều trị nên người nó cứ ngơ ngơ. Nhà giờ chỉ có hai mẹ con thôi, chẳng có gì cả. Đến cái chiếu anh chị đang ngồi cũng là chiếu của gia đình người chết họ bố thí cho đấy”. Nói rồi, bà Nở bảo Bích ngồi sát vào tường cho bà tiếp khách.
Sinh năm 1945 tại xã Cộng Hiền (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), bà Nở là con út trong gia đình 7 anh chị em nhưng duy nhất có bà là sống sót. Khi vừa chào đời, bố bà Nở mất. Tới khi bà Nở tròn 1 tuổi thì mẹ qua đời. Bà ngoại và cậu thương cháu côi cút đã bế về nuôi. Nhưng rồi gia cảnh quá khó khăn, túng thiếu nên bà đã được cậu ruột đem cho làm con nuôi một người phụ nữ ở Hải Phòng. Lớn lên, bà đã quen và lấy ông Phạm Văn Phong, một công nhân bốc vác trong nhà máy xi măng. Ông Phong quê gốc ở Hà Nội nhưng hoàn cảnh gia đình ly tán nên bỏ nhà xuống Hải Phòng kiếm sống. Sau khi lấy nhau, vợ chồng bà Nở sinh được 10 người con (3 trai, 7 gái), ai cũng đẹp như hoa và tướng mạo như tượng.
Theo lời bà Nở, gia đình bà đã chuyển về sống tại ngôi nhà này được 20 năm. Từ ngày chuyển về đây, liên tiếp các tai họa giáng xuống gia đình. Đầu tiên là 3 người con gái lớn của ông bà là: Phạm Thị Thái (SN 1965), Phạm Thị Dung (SN 1971) và Phạm Thị Cúc (SN 1973) đến tuổi 20 thì đều tự dưng lơ ngơ, hành động, trạng thái có biểu hiện không giống người bình thường. Rồi bỗng dưng, 3 người con gái lần lượt mất tích. Bao nhiêu năm gia đình tìm kiếm nhưng không thấy tin tức gì.
Còn lại 7 người con thì có hai người là chị Phạm Thị Lan (SN 1968) và chị Phạm Thị Tâm (SN 1969) lấy được chồng. Trước lúc xuất giá, các chị Lan và Tâm cũng bắt đầu có biểu hiện lơ ngơ, khác người. Và rồi, cuộc hôn nhân của hai chị đều không trọn vẹn. Cũng từ đây, bệnh tình của chị Lan và chị Tâm phát tác ngày càng nặng hơn. Gia đình đã đưa chị Lan vào Trại tâm thần Vĩnh Bảo chữa trị. Còn chị Tâm thì sau một thời gian chữa trị, may mắn đã dần bình phục trở lại.
Bà Nở cay đắng kể tiếp: “Trong 10 đứa con của tôi, có cậu con trai thứ hai tên Phạm Văn Thịnh (SN 1966) bị bệnh nặng nhất. Sau khi đưa Thịnh vào trại tâm thần, vợ chồng tôi mới đỡ vất vả hơn. Gia đình lúc này còn 4 người con gồm: 2 cậu con trai là Phạm Văn Đức (SN 1978), Phạm Văn Hậu (SN 1979) và 2 cô con gái là Phạm Thị Hoa (SN 1976) và Phạm Thị Bích (SN 1983). Cách đây hơn 10 năm, 4 đứa con này vẫn bình thường như bao thanh niên khác. Ngày ngày, cả gia đình cùng làm mướn kiếm sống”.
Cho dù đau buồn về 6 người con mất tích, điên dại, song bà Nở vẫn cố tự an ủi bản thân còn 4 người con lành lặn. Thế rồi tai họa ập đến khiến bà như mất phương hướng khi ông Phong đột ngột qua đời do nhồi máu cơ tim. Bà nhớ lại: “Trước đó, Hoa vẫn bình thường và hàng ngày bán hoa quả kiếm sống. Nhưng khi chứng kiến bố mất, con bé đã gào thét rồi mất trí hẳn. Lúc nào tỉnh, Hoa lại la hét. Ở nhà 3 năm chữa trị đủ các loại thuốc thấy không hiệu quả, tôi đành gửi Hoa vào trại tâm thần. Đến tận bây giờ, chưa có lúc nào con bé tỉnh táo”.
Theo lời bà Nở, trong số 10 người con của bà, có lẽ anh Phạm Văn Đức - người con thứ tám là khôn ngoan, bình thường nhất và cũng là niềm hy vọng trông cậy của bà lúc về già. Vậy mà, hồi học THPT, không rõ mâu thuẫn thế nào, Đức bị bạn đánh trọng thương vùng đầu đến bất tỉnh. Sau đợt đó, Đức mất trí rồi trở nên điên khùng. Cuối cùng, gia đình phải đưa anh vào trại tâm thần chữa trị. Một thời gian sau, Đức đã tự vẫn trong trại. “Vì hoàn cảnh khó khăn, không có tiền làm mai táng cho con nên gia đình phải nhờ trại giúp chôn cất hộ. Giờ khu nghĩa địa hoang cỏ mọc um tùm, tôi cũng không nhớ nổi con mình nằm chỗ nào nữa”, bà Nở chua xót kể.
Sau khi anh Đức mất, đến lượt anh Hậu (người con thứ chín trong gia đình) nổi điên. Một lần, khi lên cơn, anh Hậu đập phá nhà cửa tan tành. Đập phá chán thì anh này phóng hỏa đốt nhà. Mọi người lại đưa anh vào trại tâm thần điều trị. Khi bệnh tình thuyên giảm, anh Hậu vào TPHCM làm thuê. Đến giờ, anh vẫn đi biền biệt, không có tin tức gì về cho mẹ.
Lời đồn tai ác
Trước tai họa liên tiếp giáng xuống, những lời đồn thổi tai ác về gia đình bà Nở bắt đầu xuất hiện.
Bà Nở chua chát than: “Người ta nói với tôi rằng: Ngôi nhà tôi đang sống có hồn ma trú ngụ; một số người ác miệng thì phán do kiếp trước ăn ở không tốt, gây tội ác nên bây giờ bị quả báo... khiến gia đình hoang mang, sợ hãi vô cùng. Mọi người xung quanh nghe tin thì nhiều người không dám đến chơi nhà nữa. Sau khi cân nhắc, tôi quyết định bán căn nhà để kiếm mảnh đất ở quê sống, vừa tránh những tai họa lại đổ xuống các con, vừa có tiền chữa bệnh cho mấy đứa đang trong trại tâm thần. Nhưng khổ nỗi, những lời đồn về căn nhà ám ảnh này khiến không ai dám đến mua. Thôi thì, mẹ con tôi đành chấp nhận sống như này vậy”.
Nói về trường hợp bà Nở, bà Nguyễn Thị Minh - Chủ tịch UBND phường Cầu Tre cho biết: “Tôi tin rằng, căn bệnh tâm thần của 10 người con nhà bà Nở là do những biến cố không may trong cuộc đời, cuộc sống khó khăn khiến những người sinh sống ở đó khiếp sợ, bị ảnh hưởng thần kinh, dẫn đến tâm thần. Ngoài ra, áp lực về những lời đồn đại cũng làm cho họ sợ hãi, hoang tưởng. Điều cần thiết là ổn định tâm lý những người trong gia đình đó và đặc biệt phải điều trị cho họ bằng thuốc men do bác sĩ chuyên khoa chỉ định”.
Xếp lại chồng sổ y bạ và giấy chứng nhận bệnh tâm thần của các con, bà Nở chua chát vừa nói vừa khóc: “Tài sản duy nhất của gia đình tôi đấy! Cũng nhờ mấy cuốn sổ này mà các con tôi được nhà nước trợ cấp và giúp tôi vơi bớt lo toan mỗi ngày”.
Về hoàn cảnh của gia đình bà Nở, bà Nguyễn Thị Minh - Chủ tịch UBND phường Cầu Tre cho biết: “Hoàn cảnh gia đình bà Nở thuộc diện đặc biệt và khó khăn nhất của phường Cầu Tre, rất cần sự chia sẻ, giúp đỡ của các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội. Về phía địa phương, chúng tôi luôn tích cực hỗ trợ gia đình bà Nở theo diện nghèo và đặc biệt khó khăn”.
Trung Đức - Minh Lý

Tấm lòng bạn đọc đến với người phụ nữ bị chồng bạo hành, nằm liệt giường
Kết chuyển - 10 giờ trướcGĐXH - "Số tiền này sẽ giúp tôi có thêm chi phí để chăm sóc các cháu", ông Nguyễn Hữu Thiện, bố đẻ của chị Lý (nhân vật trong bài viết), xúc động chia sẻ khi đón nhận số tiền từ bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống.

MS 996: Xin giúp đỡ cô bé dân tộc Mông cần tiền điều trị gấp vì viêm màng não nặng
Cảnh ngộ - 1 ngày trướcGĐXH – Sau ca phẫu thuật cấp cứu, Dạy đã vượt qua cửa tử nhưng hiện giờ vẫn phải theo dõi sát sao vì viêm màng não nặng. Hiện tại, gia đình con đang rất cần sự giúp đỡ của mọi người vì hoàn cảnh khó khăn, dưới còn một người em bị bệnh động kinh.

Hơn 25 triệu được trao tới người mẹ ung thư có con nhỏ bệnh tật
Kết chuyển - 3 ngày trướcGĐXH - Nhận tiền hỗ trợ của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống, chị Liễn vui mừng gửi lời cảm ơn tới quý báo và các nhà hảo tâm đã quan tâm, giúp đỡ gia đình chị.

MS 995: Cả vợ và con được chẩn đoán bệnh nặng cùng lúc, người đàn ông dân tộc cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Giữa những ngày tháng này, anh Giàng A Tranh – người dân tộc Mông ở bản Huổi Toóng I, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đang phải gánh trên vai nỗi đau cùng áp lực rất lớn khi cùng lúc cả vợ và con đều mắc bệnh nặng.

MS 994: Mồ côi từ nhỏ, người đàn ông giờ lại khốn đốn vì bệnh tật, cần sự chung tay của cộng đồng
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH – Mất bố mẹ từ khi mới 5 tuổi, anh Khang đã kiên cường để có cho mình một cuộc sống tốt đẹp với tổ ấm nhỏ. Nhưng hiện giờ, bệnh tật bủa vây khiến người đàn ông này lâm vào cảnh khốn đốn. Con nhỏ của anh có thể lại chịu cảnh mồ côi giống bố.

MS 993: Xót thương bé gái 1 tuổi cần tiền phẫu thuật hậu môn nhân tạo
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - Mới được 1 ngày tuổi, bé Khánh Phương đã phải làm phẫu thuật đặt hậu môn nhân tạo. Sớm phải mang hậu môn nhân tạo, giờ gia đình bé lại gặp khó khăn khi chi phí điều trị tốn kém, không có tiền để cho con phẫu thuật theo lịch.

MS 992: Tương lai mịt mờ của hai đứa nhỏ khi mẹ suy thận nặng
Vòng tay nhân ái - 3 tuần trướcGĐXH – Chi phí điều trị căn bệnh suy thận giai đoạn cuối tốn kém khiến vợ chồng anh Tám đang rơi vào cùng cực. Thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần, hai đứa con nhỏ của anh chị đứng trước nguy cơ thất học.

MS 991: Xót thương gia cảnh nam thanh niên bị chấn thương sọ não nặng sau tai nạn giao thông
Cảnh ngộ - 3 tuần trướcGĐXH - Mới vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự hơn một tháng và hiện vẫn chưa có việc làm ổn định để trang trải cuộc sống, không may anh Chung lại bị chấn thương sọ não vì tai nạn. Anh đang cần sự giúp đỡ của mọi người vì hoàn cảnh khó khăn, trên còn một người anh bị thiểu năng cần sự chăm sóc đặc biệt.

MS 990: Xót thương bé trai bị cơ tim phì đại cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Cảnh ngộ - 1 tháng trướcGĐXH – Cơ thể nhỏ bé của Phúc An đang oằn mình trong đau đớn vì bệnh cơ tim phì đại dẫn tới suy tim. Hiện con đang rất cần sự chung tay của cộng đồng khi gia đình quá khó khăn.

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/02/2025 - 28/02/2025
Kết chuyển - 1 tháng trướcGĐXH - Từ ngày 01/12/ 2024 - 31/12/2024, Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc dành cho các cảnh đời kém may mắn. Chúng tôi xin gửi tới các quý bạn đọc hảo tâm danh sách ủng hộ cụ thể và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc.

MS 990: Xót thương bé trai bị cơ tim phì đại cần sự giúp đỡ của cộng đồng
Cảnh ngộGĐXH – Cơ thể nhỏ bé của Phúc An đang oằn mình trong đau đớn vì bệnh cơ tim phì đại dẫn tới suy tim. Hiện con đang rất cần sự chung tay của cộng đồng khi gia đình quá khó khăn.