Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện đời đẫm nước mắt của góa phụ có đứa con “kỳ dị”

Thứ hai, 15:30 30/03/2015 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Cuộc đời chị Lương Thị Thu (trú tại xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) là những câu chuyện dài đẫm nước mắt. Đầu tiên là chuyện chị sinh cô con gái đầu lòng mang hình thù kỳ quái. Khi nỗi đau quặn thắt vì đứa con dị tật chưa nguôi ngoai thì người chồng lại tử vong trong một vụ tai nạn giao thông.

 

Gia đình chị Thu mong sớm tìm ra bệnh của cháu Ly để có phác đồ điều trị. 	Ảnh: T.G
Gia đình chị Thu mong sớm tìm ra bệnh của cháu Ly để có phác đồ điều trị. Ảnh: T.G

 

Bàng hoàng với hình hài của con

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị Thu không thi đại học mà đi làm để giúp đỡ bố mẹ. Đến tuổi trưởng thành, chị quen và lập gia đình với anh Phạm Văn Dĩnh (trú tại thôn Nội, xã Đồng Du, huyện Bình Lục, Hà Nam).

Sau nhiều tháng chờ đợi, ngày 28/4/2004, chị Thu chuyển dạ sinh con trong sự mừng vui của hai bên nội, ngoại. Tuy nhiên, ngay lúc vừa sinh con xong, chị đã lờ mờ nhận thấy những biểu hiện bất thường khi các bác sỹ nhìn chị bằng ánh mắt ái ngại. Cùng lúc, bên ngoài cửa phòng sinh, những tiếng nấc nghẹn của bố mẹ khiến chị hình dung điều gì đó rất khủng khiếp đang diễn ra. “Dù vẫn còn yếu, nằm trong phòng cách ly nhưng tôi nghe được tiếng mẹ đẻ và cả mẹ chồng khóc nấc. Tôi lờ mờ hiểu ra rằng con mình đang gặp điều gì khác thường. Sau khi các hộ lý, y tá đưa cháu để tôi cho bú, lúc này tôi mới nhìn thấy cháu. Phần đầu, mặt, bàn tay, chân có nhiều đốm đen to bằng hạt đậu xanh, lông tơ mọc đầy, đen sì như da trâu. Nhìn hình thù con, tôi đã khóc nấc lên, thương cho thân phận mình và con”, chị Thu nhớ lại.

Bàng hoàng, đau đớn nhưng bản năng của người mẹ đã giúp chị trấn tĩnh lại và đón nhận đứa con mình dứt ruột đẻ ra. “Trong lúc cho con bú, tôi càng đau đớn hơn khi vạch tã lót của con ra thì thấy toàn thân cháu từ cổ kéo dài xuống dưới bẹn phủ kín một màu đen, da bì như da trâu. Khi đó, tôi chỉ biết ôm chặt con khóc”, chị Thu kể tiếp.

Nghe con dâu kể, bà Phạm Thị Nhường (SN 1950, mẹ chồng chị Thu) nhớ lại: “Trong lúc mọi người xúm đông, xúm đỏ lại trong trạng thái hết sức bàng hoàng thì gia đình không thấy bố cháu đâu. Linh tính mách bảo, tôi liền tất tưởi đạp xe về nhà. Tới nhà thấy cửa đóng nhưng bên trong nhà có tiếng động. Tìm đến gian buồng, tôi sững người thấy con trai mình đang đập đầu vào tường đến tứa máu đòi tự tử. Tôi phải khuyên mãi nó mới thôi hành động dại dột ấy”.

Khi con đi học mẫu giáo, cháu Phạm Thị Ly (con chị Thu) đã nhận thức được hình hài khác thường của mình nên cháu sống khép kín, sợ hãi mỗi khi tiếp xúc với người khác. Cũng vì căn bệnh lạ này khiến cháu Ly bị nhiều người gán cho cái tên “người thú”. Bị bạn bè trêu chọc về hình hài, cháu Ly thấy tự ti nên không muốn đến lớp. Gia đình cùng các cô giáo động viên nhưng cháu nhất định không đi học. Kể từ đó chị Thu đành phải để cháu ở nhà chăm sóc.

“Chiều đến, thấy con lặng lẽ ngồi bên cửa sổ nhìn trẻ con hàng xóm đi học về, nô đùa vui vẻ mà tim tôi như có hàng nghìn mũi kim đâm. Nhiều năm liền gia đình đưa cháu đi khám và điều trị nhưng đều không có kết quả tốt. Hiện chúng tôi mong các chuyên gia y tế sớm vào cuộc, quan tâm đến trường hợp của cháu để có phác đồ điều trị”, chị Thu nghẹn ngào.

Tai ương tiếp tục ập đến

Đầu năm 2009, chị Thu mang thai đứa con thứ hai trong sự vui mừng vô bờ bến của họ hàng hai bên nội, ngoại. Tuy nhiên, một lần nữa những ám ảnh về lần sinh đầu lại hiện về trong tâm trí chị Thu khiến người phụ nữ này vô cùng hoang mang, lo lắng. Gia đình động viên chị bớt suy nghĩ kẻo ảnh hưởng đến thai thi trong bụng. Thế nhưng, khi mà nỗi lo ấy chưa qua thì một tai ương mới lại ập đến.

Mùng 2 Tết năm 2009, hai vợ chồng chị Thu đi chúc Tết họ hàng bằng xe máy (lúc này chị Thu đang mang thai ở tháng thứ 3). Khi đi qua một con dốc từ trong làng thì có một thanh niên đi xe máy lao ra đâm thẳng vào chồng chị Thu. Thấy anh Dĩnh chỉ bị xây xước và choáng váng nhẹ, lại đang ngày Tết nên gia đình chủ quan không đi khám. Tuy nhiên, hai ngày sau anh Dĩnh có biểu hiện mệt mỏi, ngủ thường hay nói mê sảng. Đến ngày thứ 3 thì anh Dĩnh có biểu hiện nặng hơn nên gia đình vội đưa đến viện nhưng đã quá muộn. Anh Dĩnh đã tử vong do bị tụ máu não.

Chồng chết, con bệnh tật, chị Thu không thiết sống nữa. Lo đám tang cho chồng xong, chị đã ra cửa hàng thuốc Tây mua gần chục vỉ thuốc ngủ định uống để kết thúc cuộc sống bế tắc. Nhưng may mắn là ý định dại dột của chị đã được người thân phát hiện, ngăn cản.

Gần 6 tháng sau ngày chồng mất, chị Thu đã sinh một cháu trai kháu khỉnh, bình thường như bao đứa trẻ khác. “Hiện hoàn cảnh của mấy mẹ con vô cùng khó khăn, ăn bữa sáng, lo bữa tối. Để đảm bảo cuộc sống, tôi đã gửi lại con nhờ mẹ chồng chăm sóc để đi bốc gạch thuê ở địa phương kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là công việc thời vụ, không ổn định, nếu họ không thuê nữa là mấy mẹ con chỉ biết nhịn đói”, chị Thu nói.

Sông Ba - H. Châu / Gia đình và Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 1017: Người phụ nữ dân tộc Thái mắc nhiều bệnh, rất cần 30 triệu đồng để phẫu thuật

MS 1017: Người phụ nữ dân tộc Thái mắc nhiều bệnh, rất cần 30 triệu đồng để phẫu thuật

Cảnh ngộ - 22 giờ trước

GĐXH – Mắc cùng lúc nhiều bệnh, bà Lường Thị Ọm – người dân tộc Thái đang phải điều trị tích cực. Người phụ nữ dân tộc ấy đang cần chi phí để phẫu thuật nhưng hoàn cảnh gia đình lại khó khăn.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế

Kết chuyển - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đăng tải, hoàn cảnh người mẹ già chăm con bại liệt suốt hơn 30 năm ở TP Huế nhận được nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ từ bạn đọc.

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể

Cảnh ngộ - 5 ngày trước

GĐXH - Bị bỏng điện cao thế với diện tích bỏng lên tới 55% cơ thể, tính mạng tưởng chừng không giữ nổi. Hai năm sau tai nạn định mệnh, em Hồ Như Thanh vẫn đang chiến đấu không ngơi nghỉ với những cơn đau, sẹo co kéo và chuỗi ngày điều trị kéo dài tưởng như vô tận.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại

Kết chuyển - 5 ngày trước

GĐXH – Cảm thương trước hoàn cảnh của gia đình bé Phúc An bị cơ tim phì đại, tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống trao tặng đã hỗ trợ phần nào việc điều trị cho con.

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH - Ở cái tuổi đáng ra được an hưởng tuổi già, ông Trần Văn Bổn (trú tại phường Phong Hòa, thị xã Phong Điền, TP Huế) vẫn từng ngày gồng gánh gia đình, chăm sóc con gái bị tâm thần và đứa cháu ngoại mắc bệnh nặng.

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Tai nạn kinh hoàng do sét đánh trúng người khi đang phụ mẹ ngoài đồng khiến em Nguyễn Đình Lộc đang rất nguy kịch. Giờ đây tính mạng của em mong manh như sợi chỉ, rất cần sự chung tay của cộng đồng.

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH - Bé Anh Khôi, 17 tháng tuổi, mắc căn bệnh ung thư võng mạc. Một bên mắt của con đã phải tháo bỏ, bên còn lại từng có nguy cơ mất hoàn toàn thị lực. Nhờ sự chung tay của bạn đọc Báo Sức khỏe & Đời sống, bé Khôi đã có thêm cơ hội giữ lại ánh sáng.

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình éo le nhưng số phận khắc nghiệt hơn khi em Sừng Té Tuấn, người dân tộc Hà Nhì, bị mắc căn bệnh ung thư biểu mô. Cơ thể em ngày một gầy yếu, tiều tụy vì bệnh tật, trong khi gia đình có hoàn cảnh vô cùng nghèo khó.

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp

Cảnh ngộ - 3 tuần trước

GĐXH - “Vợ chồng tôi đã cố gắng chỉ cần con còn hơi thở, chúng tôi sẽ không buông tay, nhưng giờ thật sự kiệt sức rồi…” – người cha nghèo nghẹn ngào nói và cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng để có cơ hội cứu con trai.

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH - Ở tuổi 44, trong khi nhiều người đã yên ổn với công việc và gia đình, chị Nguyễn Thị Huyên ở xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vẫn phải từng ngày chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo. Hoàn cảnh của chị đặc biệt éo le, đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Top