Chuyên gia cảnh báo: Dấu hiệu tưởng bình thường nhưng có thể là ung thư thanh quản
Khản tiếng là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan tới vùng hầu họng, phổ biến nhất là viêm thanh quản.
Phẫu thuật kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm
Nếu người bệnh chủ quan để tình trạng khản tiếng kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mất tiếng, thậm chí có thể là ung thư thanh quản.
Liên quan đến tình hình thực tế bệnh nhân có các biểu hiện như khản tiếng thời gian dài không can thiệp dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
Sáng 1/3, trao đổi với PV, các bác sĩ khoa Tai mũi họng – Bệnh viện E cho biết, đơn vị này vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u lớn cho một bệnh nhân bị U mũi xoang và cho một bệnh nhân khác bị ung thư dây thanh quản.
ThS.BS Lê Đình Hưng – trưởng khoa Tai mũi họng – người trực tiếp tiến hành ca 2 mổ trên cho biết: "Ca mổ đầu tiên là bệnh nhân B.T.B (57 tuổi, Văn Chấn, Yên Bái) có tiền sử khản tiếng kéo dài từ 10 năm trước đây.
Bệnh tái phát nhiều đợt, tăng dần, không gây khó thở, không ho, khạc máu nhưng 2 tháng nay, bệnh nhân khản tiếng nặng hơn. Bệnh nhân được điều trị nội khoa 3 đợt nhưng không đỡ".

2 ca mổ tại BV E Trung Ương có sự tham gia của GS. Craig Hedges và BS. Martin Trott thuộc Tổ chức REI – Hoa Kỳ, một tổ chức trao đổi nguồn lực quốc tế.
Khi nhập viện làm các thủ tục, các bác sĩ Bệnh viện E đã cho bệnh nhân tiến hành các xét nghiệm , chiếu chụp cần thiết. Kết quả cho thấy, bệnh nhân bị polyp 1/3 giữa dây thanh phải. Các bác sĩ chỉ định mổ nội soi vi phẫu thanh quản cắt polyp cho bệnh nhân.
Trường hợp thứ hai là bệnh nhân N.T.V (68 tuổi, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Theo người nhà bệnh nhân cho hay, cách đây 1 tháng N.T.V có cảm giác vướng, nhức mũi phải.
1 tuần trước, tình trạng ngạt mũi tăng… Cứ nghĩ là biểu hiện bình thường, vô hại nên bệnh nhân chủ quan. Đến khi thấy dấu hiệu chảy máu mũi bệnh nhân mới nhập viện thì điều trị đã không còn dễ dàng.
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ ở khoa Tai mũi họng đã chỉ định cho bệnh nhân chụp MSCT xoang hàm mặt. Mô tả hình ảnh cho thấy, có khối choán lỗ mũi sau kích thước lớn (27x16x20mm), khối liên tục với khe mũi trên bên phải, tỷ trọng tổ chức (50UH).
Căn cứ vào kết quả trên, các bác sĩ khoa Tai mũi họng chẩn đoán xác định bệnh nhân V. bị u hốc mũi phải (khối sùi có chân bám khe trên phải thông xuống vòm). Bệnh nhân được chỉ định nội soi mũi xoang lấy u hốc mũi phải.
Sở dĩ mỗi ngày, BV tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân u xoang, u thanh quản nhưng đây là 2 ca mổ khó và tương đối phức tạp, bởi các bệnh nhân đều khá lơ là trước các biểu hiện và tìm đến bệnh viện khi bệnh đã ở một giai đoạn khá nặng.
Tuy nhiên, các bác sĩ khoa Tai mũi họng chỉ mổ trong thời gian ngắn, hạn chế chảy máu, cắt bỏ tối đa khối u cho các bệnh nhân…
Đặc biệt hơn, 2 ca mổ trên có sự tham gia của GS. Craig Hedges và BS. Martin Trott thuộc Tổ chức REI – Hoa Kỳ, một tổ chức trao đổi nguồn lực quốc tế.
Theo ThS.BS Hưng, 2 ca mổ trên thành công là do các bác sĩ ở Bệnh viện đã làm chủ kỹ thuật nội soi về tai mũi họng và tiến hành mổ thường quy. Thống kê nhanh, số liệu khoa Tai mũi họng phẫu thuật polyp dây thanh khoảng 30 ca/năm, u hốc mũi khoảng15 - 20 ca/năm…
Chuyên gia cảnh báo: Dấu hiệu bình thường nhưng biến chứng nguy hiểm
Theo số liệu thống kê, ở nước ta mỗi năm có hơn 200.000 ca mắc ung thư mới và 1/3 trong số ca này tử vong.
Trong những trường hợp này, 80% đến nhập viện khi bệnh đã trong giai đoạn cuối. Các bác sĩ cho biết 1/3 số ca mắc ung thư này có thể được dự phòng và 1/3 số ca chữa khỏi được nếu phát hiện kịp thời.

Nếu người bệnh chủ quan để tình trạng khản tiếng kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguyhiểm như mất tiếng, thậm chí có thể là ung thư thanh quản.
Thống kê cũng nêu cụ thể, trong số tất cả các bệnh ung thư mà con người thường mắc phải thì ung thư thanh quản chiếm tỷ lệ khoảng 2%. Chỉ tính riêng trong phạm vi các bệnh về tai – mũi – họng, tại Việt Nam ung thư thanh quản xếp thứ 4 chỉ đứng sau ung thư vòm họng , xoang mũi và ung thư vùng hạ họng.
Theo PGS. TS. Lương Thị Minh Hương, khoa Nội soi, bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, khản tiếng thường gặp ở nữ giới nhiều hơn là nam giới (chiếm trên 60%), nhưng khản tiếng ở nam giới thường nguy hiểm hơn ở nữ giới vì đây là những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia hay những người làm việc trong môi trường độc hại.
Ở nước ta, ung thư thanh quản thường hay gặp ở độ tuổi từ 45 đến 70 và có tới 90% ca mắc ung thư thanh quản là nam giới. Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi mắc bệnh này ngày càng trẻ hóa và tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cũng ngày một tăng cao.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh, nếu bị khản tiếng kéo dài trên 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, cần phải nhanh chóng nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bởi đây có thể là triệu chứng thường hay gặp và đôi khi là duy nhất ở nhiều người bệnh ung thư.
Theo Trí thức trẻ

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?
Sống khỏe - 6 giờ trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?
Sống khỏe - 12 giờ trướcThuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng
Sống khỏe - 13 giờ trướcThảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân
Sống khỏe - 1 ngày trướcChế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.