Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia chỉ cách vệ sinh nhà cửa, chăm sóc F0 tại nhà

Thứ bảy, 13:23 14/08/2021 | Sống khỏe

Nếu bạn xét nghiệm phát hiện nhiễm virus SARS-CoV-2, bạn sẽ thực hiện theo 5 bước cơ bản cho bệnh nhân F0 tại nhà, đặc biệt nên bình tĩnh để vượt qua dịch bệnh

Cách vệ sinh nhà cửa nếu trong nhà có F0

Theo PGS Nguyễn Thị Bay – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, so với các bệnh lý khác như ung thư hay tim mạch, bệnh Covid-19 tử vong không cao bằng nhưng sự nguy hiểm của bệnh là lây lan nhanh. Vì vậy, ngăn ngừa lây lan là mục tiêu trong phòng chống Covid-19.

Hiện nay, tại các tỉnh phía Nam số ca F0 nhiều và áp dụng cách ly F0 tại nhà. Nhiều trường hợp sau khi xét nghiệm test nhanh nhiễm virus SARS-CoV-2, để khẳng định người đó là F0 hay không cần xét nghiệm PCR để khẳng định.

Trong khi chờ xét nghiệm PCR, chờ đến các khu cách ly tập trung, việc các F0 cần làm đầu tiên đó là bình tĩnh, không hoảng loạn. Bình tĩnh, tinh thần thoải mái thì hệ miễn dịch sẽ tốt. Nếu bệnh nhân hoang mang, mất ngủ thì có thể nhiễm thêm các bệnh lý khác hoặc làm nặng các bệnh lý nền có sẵn. Vì vậy, PGS Bay cho rằng người bệnh cần làm đó là bình tĩnh và bắt đầu làm theo các biện pháp chăm sóc cho F0 dưới đây:

1. Bình tĩnh, tinh thần thoải mái

2. Cách ly để giảm lây nhiễm cho cộng đồng

3. Kiểm soát bệnh nền nếu có

4. Ăn uống đủ dưỡng chất, thể dục nhẹ nhàng

5. Theo dõi sức khoẻ của chính mình, nếu có bất thường cần liên lạc ngay cơ sở y tế.

Khi biết mình có khả năng thành F0, bạn nên thông báo cho những người đã tiếp xúc trong 48h trước để những người đó xét nghiệm.

F0 nên ở phòng riêng, trường hợp nhà không có phòng riêng thì ở vị trí thoáng, cách xa người nhà khoảng 2 mét. Trong phòng không bật điều hoà.

Sau khi sử dụng nhà vệ sinh cần vệ sinh lại sạch sẽ, khử khuẩn bồn rửa, các vật dụng tay nắm cửa nhà vệ sinh, sát khuẩn bề mặt.

Chuyên gia chỉ cách vệ sinh nhà cửa, chăm sóc F0 tại nhà - Ảnh 1.
Chuyên gia chỉ cách vệ sinh nhà cửa, chăm sóc F0 tại nhà - Ảnh 2.

Cháo cảm món ăn tốt cho người nhiễm Covid-19. 

PGS Bay cho rằng virus lây qua giọt bắn, giọt bắn gắn vào niêm mạc cơ thể người đối diện, vật dụng áo quần, bề mặt thì người tiếp xúc có thể nhiễm virus, hoặc người xung quanh sờ vào vật dụng rồi dùng tay ngoáy mũi, dụi mắt đều có thể lây nhiễm virus. Vì vây, sát khuẩn bề mặt vô cùng quan trọng, trong nhà có F0 cần phải sát khuẩn bề mặt 2,3 lần/ngày. Đặc biệt khi vào nhà vệ sinh, F0 cố gắng tự sát khuẩn, vệ sinh thật tốt.

Khi F0 ho thì dùng khăn giấy chặn ở miệng, mũi và gom lại vào túi ni lon bỏ vào thùng rác kín, không để chung với rác khác tránh lây lan virus vì có thể lây nhiễm cho người mang đi bỏ rác. Các đồ vật trong nhà đều không dùng chung.

Các biện pháp khác kiểm soát bệnh nền nếu có. Ví dụ F0 đang bị bệnh đái tháo đường hay tăng huyết áp vẫn duy trì thuốc bình thường. Khi nhiễm Covid-19 có tới 56% không có triệu chứng, 30% triệu chứng nhẹ, còn gần 20% triệu chứng nặng cần theo dõi y tế. Nhưng cá thể mỗi người một khác nên F0 cần theo dõi sức khoẻ của chính mình.

Chuyên gia chỉ cách vệ sinh nhà cửa, chăm sóc F0 tại nhà - Ảnh 3.
Ảnh minh hoạ. 

Nếu sốt có thể uống hạ sốt như paracetamol, uống thuốc ho, bổ sung vitamin, ăn hoa quả, trái cây. Đặc biệt PGS Bay lưu ý, khi nhiễm Covid-19 không được dùng kháng sinh vì kháng sinh có thể ảnh hưởng tới sức đề kháng, ảnh hưởng sự nhận biết miễn dịch nên không sử dụng các loại thuốc nào ngoài thuốc hạ sốt.

Các gia vị hỗ trợ trị triệu chứng Covid-19

Theo PGS Bay, trong đông y có thể sử dụng một vài bài thuốc dân gian trị các triệu chứng của bệnh Covid-19.  Bởi vì y học cổ truyền có quan niệm thức ăn là thuốc. Vì vậy, F0 có thể sử dụng các loại gia vị trong căn bếp gia đình hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh.

Ví dụ như ho: Có thể mua thêm củ cải trắng, rau diếp cá, lá hẹ nấu canh ăn hàng ngày cũng giảm ho.

PGS Bay gợi ý bài thuốc dùng tần dày lá, húng chanh, dã nát bỏ muối uống giảm ho. Hoặc tần dày lá nấu nước pha chút mật ong, lát gừng uống sẽ đỡ ho, long đờm.

Nếu người bệnh bị đau họng có đờm thì dùng rau bạc hà, lá tía tô, vỏ quýt khô nhai sống hoặc nấu nước uống.

Khi có triệu chứng đau mình mẩy có thể sử dụng lá lốt, đinh lăng.

Khi sốt có thể sử dụng nấu nước xông sả, vỏ bưởi, vỏ cam (không cần dùng lá nếu phải đi mua). Nếu nhà không có lá xông dùng xông dầu nóng khoảng 5 – 7 phút. Nhưng người già và trẻ em không nên xông.

Người nhà có thể nấu cháo cảm cho bệnh nhân. Cháo cảm là nấu cháo với trứng, gừng, thêm tiêu, lá tía tô. Bát cháo cảm đầy đủ dinh dưỡng và dễ tiêu hoá với người có bệnh, ăn lúc nóng để ra mồ hôi sẽ giảm sốt.

Trong suốt quá trình theo dõi Covid-19 tại nhà, quan trong nhất là F0 nên duy trì lối sống bình tĩnh, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất dinh dưỡng, tập luyện nhẹ nhàng và tinh thần lạc quan sẽ giúp hệ miễn dịch tốt – PGS Bay khuyến cáo.

Theo Infonet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Con bạn có thể đang trầm cảm mà bạn không biết?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Nhiều trẻ gặp vấn đề về tâm lý, rơi vào trầm cảm vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội mà cha mẹ không biết.

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên: Trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ về sức khoẻ và tinh thần

Sống khỏe - 1 giờ trước

Mang thai, sinh con ở tuổi vị thành niên sẽ để lại ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ.

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

11 nhóm thực phẩm người bệnh phì đại tiền liệt tuyến nên ăn

Sống khỏe - 6 giờ trước

Một chế độ ăn uống đa dạng giàu trái cây, rau và chất béo lành mạnh sẽ hỗ trợ sức khỏe tuyến tiền liệt, làm chậm sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến, giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Cô gái Việt là người đầu tiên thế giới mắc bệnh da hiếm gặp

Sống khỏe - 6 giờ trước

P. được ghi nhận là người đầu tiên trên thế giới mang gene lặn KRT1 với đột biến mới gây bệnh da vảy cá ly thượng bì nông kết hợp chứng rậm lông.

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

8 đồ uống tốt và xấu với người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 10 giờ trước

Một số đồ uống có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường. Vậy đồ uống nào tốt và xấu với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Thời điểm uống thuốc huyết áp tốt nhất trong ngày, người bệnh cao huyết áp phải biết điều này để kiểm soát bệnh tốt hơn

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Đối với người bị cao huyết áp thì việc uống thuốc huyết áp đúng thời điểm hàng ngày là rất quan trọng để duy trì huyết áp ổn định trong suốt cả ngày và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

12 thực phẩm có lợi cho người tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Tăng huyết áp khiến tim quá tải và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ.

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Chạy bộ tập thể dục nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay để phòng đột quỵ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Chạy bộ tập thể dục nếu thấy có cơn đau tức ngực bất thường, nhịp tim nhanh lên một cách bất thường, cảm giác mệt mỏi... cần được thăm khám y tế.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Y tế - 1 ngày trước

Bé gái nặng gần 3 kg, có dây rốn quấn cổ 5 vòng, ngôi ngược vừa được các bác sĩ phẫu thuật mổ lấy thai thành công

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Pfizer Việt Nam, VNVC và Tâm Anh hợp tác nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

TP.HCM, 15/4/2024, Pfizer (Việt Nam), VNVC, và Bệnh Viên Đa Khoa Tâm Anh TP.Hồ Chí Minh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Top