Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia chỉ ra các biểu hiện bộ phận cơ thể bị khói bụi làm gây bệnh và cách bảo vệ

Thứ hai, 14:12 07/10/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Trước những nguy hiểm của khói bụi (rơm rác, bụi mịn...) trong những ngày qua làm nhiều người dân lo lắng, Giáo sư – TS. BS Phạm Thị Bích Đào hướng dẫn người dân cách tự bảo vệ mình.

Khói bụi có thể ảnh hưởng đến những bộ phận nào của cơ thể?

Thời gian gần đây, không chỉ Việt Nam (đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) mà nhiều nước trên thế giới "nóng" về tình trạng ô nhiễm không khí do bụi mịn như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Anh, Pháp....

Chuyên gia chỉ ra các biểu hiện bộ phận cơ thể bị khói bụi làm gây bệnh và cách bảo vệ - Ảnh 1.

Giáo sư - TS. BS Phạm Thị Bích Đào

Vậy khói bụi có thể ảnh hưởng đến những bộ phận nào của cơ thể?

Đầu tiên phải kể đến là đường hô hấp. Bình thường, với lượng bụi trong giới hạn cho phép, biểu mô đường hô hấp là biểu mô hình trụ, có lông chuyển và các tuyến chế tiết đồng thời có hệ thống thảm nhầy trên bề mặt chứa các tế bào đại thực bào - có nhiệm vụ bắt giữ bụi bẩn và tạo thành gỉ mũi.

Khi bụi vượt quá ngưỡng cho phép, cơ chế bào vệ không còn đủ khả năng làm sạch không khí nữa, lúc này, các tác nhân trong khói bụi hít vào đường thở sẽ kích thích và gây bệnh.

Tai mũi họng

• Những người có cơ địa dị ứng sẵn có rất dễ xuất hiện viêm mũi họng dị ứng: Khi xuất hiện sẽ hắt hơi từng tràng, chảy nước mũi trong và ngạt tắc mũi thường xuyên.

• Ngứa họng ho thường xuyên kèm theo đờm trong hoặc đặc.

• Khàn tiếng, nói khó.

• Đau rát họng nhất là khi đi ra nơi nhiều bụi.

Chuyên gia chỉ ra các biểu hiện bộ phận cơ thể bị khói bụi làm gây bệnh và cách bảo vệ - Ảnh 2.

Khói rơm rạ rất độc hại. Ảnh minh họa.

Đường hô hấp dưới

Khí, phế quản, phế nang, nhất là những người sẵn có bệnh lý hô hấp mạn tính (tâm phế mạn, hen phế quản, viêm phế quản mạn…) sẽ có cảm giác ngực mình nặng hơn, xuất hiện ho nhiều về đêm giai đoạn đầu, sau đó ho liên tục cả ngày kèm theo khạc đờm vàng xanh.

Da: là cơ quan có bề mặt lớn nhất trong cơ thể, đây cũng chính là bộ phận có khả năng tự đào thải độc tố hiệu quả. Cơ chế đào thải độc tố của cơ quan này là thông qua việc "đổ mồ hôi" khi lỗ chân lông mở và thoát những "giọt" lấm tấm trên da mang theo những chất độc trong cơ thể ra bên ngoài.

Khi quá nhiều bụi, lớp biểu bì phủ trên cùng của da không đủ thời gian tạo mới sau khi bị bụi bít lấp toàn bộ các lỗ chân lông, không còn khả năng cho các tuyến mồ hôi thực hiện chức năng thải độc.

Ngoài ra, bụi bám trên da cũng có thể gây tình trạng dị ứng da ở những người có cơ địa dị ứng, có thể biểu hiện dưới dạng ban đỏ từng nốt hoặc từng mảng da bị bong tróc.

Tim mạch

Theo nhiều nghiên cứu, bụi là yếu tố gián tiếp gây ra các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, viêm thành mạch dị ứng...

Chuyên gia chỉ ra các biểu hiện bộ phận cơ thể bị khói bụi làm gây bệnh và cách bảo vệ - Ảnh 3.

Giáo sư - TS.BS Phạm Thị Bích Đào hướng dẫn cách tự bảo vệ mình.

Vậy bo vệ mình như thế nào?

Giải pháp cho cá nhân

Để phòng chống khói bụi,

• Sử dụng khẩu trang đúng cách khi đi ở nơi có ô nhiễm

• Tăng cường uống nước, khoảng 2,5 lít/ ngày.

• Tăng cường khả năng giải độc của da bằng cách:

Tích cực vận động, tập thể dục để làm thoát mồ hôi nhiều hơn.

Tắm hơi, tắm với nước muối magie sunphat loãng cũng là những cách hữu hiệu để có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động hiệu quả và bài tiết chất thải cơ thể ra bên ngoài (tư vấn bác sĩ nếu có bệnh lý về thận hay tim khi thực hiện phương pháp này).

Làm sạch da bằng cách tắm nước ấm và hạn chế sử dụng xà phòng tắm để tránh làm bít kín các lỗ chân lông.

Ngoài ra trong gia đình cần chú ý: Hạn chế hút thuốc đặc biệt hút trong nhà, đóng cửa khi nhiều khói bụi.

Khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào về tai mũi họng, da, phổi... cần gặp bác sĩ để được ngay.

Chuyên gia chỉ ra các biểu hiện bộ phận cơ thể bị khói bụi làm gây bệnh và cách bảo vệ - Ảnh 4.

Các thành phố đang bị ô nhiễm khói bụi. Ảnh minh họa

Giải pháp cho cộng đồng

Bên cạnh những giải pháp cho cá nhân và gia đình, cần có các giải pháp cho cộng đồng như sau:

• Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, sử dụng xe cá nhân bằng xăng sinh học…

• Tăng diện tích trồng cây xanh;

• Sử dụng máy lọc không khí ở những nơi nồng độ bụi cao;

• Thiệt lập hệ thống mưa nhân tạo.

Giáo sư - TS. BS Phạm Thị Bích Đào

Chuyên gia Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội



Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng

Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng

Sống khỏe - 18 phút trước

GĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

Sống khỏe - 15 giờ trước

Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 16 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Top