Chuyên gia chỉ rõ 5 món thịt lợn nếu ăn nhiều chẳng khác nào "hạ độc" bản thân
GiadinhNet - Các chuyên gia đã cảnh báo rằng có một số bộ phận của lợn mà bạn nên hạn chế ăn để đảm bảo sức khỏe.
Trong các loại thịt gia súc, gia cầm thì đa số mọi người vẫn thích ăn thịt lợn hơn cả. Tất cả các bộ phận của lợn, bộ phận nào cũng có thể chế biến thành món ăn phục vụ cho con người. Ví dụ như, từ thịt đầu lợn (gồm tai, mũi, lưỡi, não) đến thịt vai, thịt mông, thịt bụng, chân giò, thịt nạc, mỡ lợn, xương (xương sườn, xương sống, xương hom)… đều có thể chế biến thành các món ăn như luộc, xào, rán, quay, hầm…

Ảnh minh họa
Tuy nhiên trong một số bộ phận của lợn lại chứa nhiều chất đạm, chất béo và đặc biệt là rất nhiều cholesterol nên nếu ăn nhiều sẽ có hại cho sức khỏe, đặc biệt là những người mắc bệnh béo phì, cao huyết áp, mỡ máu, gan nhiễm mỡ ...
Dưới đây là 5 món ngon từ lợn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không ăn nhiều để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình:
Gan lợn

Theo lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung, gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã và mầm bệnh có hại cho sức khỏe. Trong gan cũng chứa nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Nhiều người cho rằng gan nhiều dinh dưỡng nên đặc biệt ưu tiên dành cho trẻ nhỏ, người già, người ốm, phụ nữ mang thai. Song, những đối tượng này chính là người không nên ăn gan nhất.
Ruột già, ruột non

Lương y Trung cho biết, hai bộ phận này cũng như các nội tạng khác của lợn chứa rất nhiều protein và cholesterol. Điều này không có lợi cho những người có bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu, rối loạn chuyển hóa. Ăn nhiều nội tạng cũng chính là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm khác như gout, viêm tụy cấp, gan nhiễm mỡ, béo phì.
Đặc biệt, những bộ phận này được xem là phần bẩn nhất của lợn khi vừa chứa vi khuẩn, virus bệnh, đồng thời ẩn chứa rất nhiều giun sán. Nếu ăn trong tình trạng chưa chín rất nguy hiểm.
Tiết lợn

Theo lương y này cho biết, tiết của lợn nếu ăn chín sẽ không sao nhưng rất nhiều người có sở thích ăn tiết canh, tức máu sống của lợn. Điều này chính là nguyên nhân gây ra hàng loạt vụ ngộ độc, sán chui màng não, xuất huyết – phù não do nhiễm liên cầu lợn,… nhất là trong hoàn cảnh bùng phát nhiều dịch bệnh như cúm A/H5N1, H1N1.
Trong đông y, tiết canh không có tác dụng chữa bệnh hay tính mát như nhiều người lầm tưởng. Chuyên gia khuyến cáo, cần dừng ăn tiết canh ngay lập tức.
Óc lợn

Về óc lợn, chuyên gia này cũng cho hay trong các loại óc động vật, trong đó óc lợn được nhiều người sử dụng nhất đồng thời ẩn chứa nhiều nguy cơ nhất.
Theo thống kê, cứ 100 g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Khi đó, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch,…
Còn chất đạm trong óc lợn chỉ có 9 g/100 g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.
Chân giò

Lương y Vũ Quốc Trung cũng cho hay chân giò chủ yếu chứa protein, chất béo và chất keo protit. Ngoài ra, thực phẩm này còn có canxi, sắt, vitamin A, B, C. Song, lượng chất béo ở chân giò không tốt khi cơ thể ăn quá nhiều.
Ông cũng cho biết không khuyến khích việc chị em thường xuyên ăn các món từ chân giò bởi sau khi sinh nở, hệ tiêu hóa của người mẹ hoạt động rất yếu, gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Lúc này, việc ăn uống cũng cần phải cẩn thận hơn. Trong khi đó, chân giò nhiều chất béo càng khiến quá trình tiêu hóa khó khăn. Món ăn này còn có thể khiến người mẹ tăng cân nhanh, thậm chí béo phì.
M.H (th)

Những bài thuốc trị bệnh, tăng bản lĩnh đàn ông từ củ gừng
Sống khỏe - 1 giờ trướcNgoài sử dụng trong nấu ăn, gừng còn được mệnh danh là 'thánh dược' trị bệnh trong y học cổ truyền.

Bạn không thích thể thao hóa ra không phải do lười mà là do gene di truyền này!
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Có khá nhiều người không thích di chuyển, vận động, hay đau hoặc không cảm thấy niềm vui khi tập thể dục. Nghiên cứu chứng minh, đó không phải là sự lười biếng mà là do... di truyền.

Hy hữu: Đỡ cháu trượt ngã, bà bị răng giả chui tọt vào bụng phải đi cấp cứu
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi nuốt răng giả vào dạ dày, bệnh nhân được cấp cứu tại Bệnh viện TWQĐ 108. Kíp kỹ thuật bệnh viện đã tiến hành nội soi cấp cứu, lấy dị vật ra ngoài an toàn. Bệnh nhân đã xuất viện ngay sau đó.

Cô gái 20 tuổi phát hiện ung thư buồng trứng sau nửa năm mất kinh
Sống khỏe - 9 giờ trướcKỳ kinh nguyệt gây khó chịu với nhiều chị em nhưng đây cũng là “thời điểm vàng” phản ánh sức khỏe phụ nữ. Đặc biệt là các bệnh liên quan tới hệ sinh sản, bao gồm cả ung thư.

Bất ngờ công dụng của rau tầm bóp, rất nhiều người không biết, 3 lưu ý cần tránh khi ăn để không lo tác dụng phụ
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Cây tầm bóp có rất nhiều tác dụng trong phòng và điều trị một số bệnh về đường tiết niệu, bệnh đường hô hấp, trị mụn nhọt...

Đi bơi mùa hè: 7 lợi ích khiến bạn không nên chần chừ, từ đốt mỡ đến khỏe thân
Sống khỏe - 12 giờ trướcKhông chỉ tốt cho trẻ nhỏ, chị em sẽ mừng húm khi bơi lội vào mùa hè đem lại quá nhiều lợi ích cho bản thân.

Dưa cà muối có gây ngộ độc botulinum không?
Sống khỏe - 13 giờ trướcBotulinum là độc tố được sinh ra trong môi trường yếm khí, vậy các sản phẩm lên men truyền thống như dưa cà muối có nguy cơ nhiễm botulinum không?

Thiếu nữ 15 tuổi cùng lúc mắc 14 bệnh, ra đi mãi mãi vì giảm cân tiêu cực
Sống khỏe - 1 ngày trướcGiảm cân sai cách, cực đoan có thể mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí gây ra nhiều rối loạn, bệnh tật nguy hiểm tính mạng trong một số trường hợp.

5 mẹo hiệu quả giúp đốt cháy mỡ thừa ngay cả khi đang ngủ
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhông chỉ giúp duy trì sức khỏe, giấc ngủ còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giảm cân. Một số mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn tăng cường hiệu quả đốt cháy mỡ thừa khi đang ngủ…

Cholesterol, đường huyết cao khó hiểu vì 2 kiểu ăn kiêng thời thượng
Sống khỏe - 1 ngày trướcCác nhà khoa học đã tìm ra một loạt yếu tố gây hại cho sức khỏe nếu duy trì 2 kiểu ăn giảm cân đang làm mưa làm gió trên mạng vì lầm tưởng chúng là lành mạnh, ví dụ kiểu ăn keto hay ăn kiêng đạm động vật, chất béo.

Bé trai 9 tuổi suy thận cấp sau khi bị mẹ đánh vào mông, bác sĩ chỉ rõ 5 vị trí quan trọng, không tùy tiện đánh con
Sống khỏeGĐXH - Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng đánh vào mông của trẻ thường an toàn hơn so với những bộ phận khác trên cơ thể. Nhưng trên thực tế điều này là sai.