Chuyên gia hướng dẫn cách giảm triệu chứng khó chịu trong thời kỳ tiền mãn kinh, chị em U40 nên biết
GĐXH – Theo nghiên cứu, khoảng 70 - 80% phụ nữ chịu ảnh hưởng của các triệu chứng mãn kinh trong thời gian trung bình kéo dài 7,4 năm, trong đó 20 - 35% triệu chứng từ vừa đến nặng.
Mãn kinh là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở phụ nữ, xảy ra khi buồng trứng ngừng sản xuất estrogen. Tuy nhiên, xung quanh giai đoạn này, chị em phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Cụ thể, khi suy giảm nội tiết tố, sức khỏe của chị em xuất hiện nhiều rắc rối từ nhẹ đến nặng với nhiều triệu chứng như bốc hỏa, mất ngủ, mệt mỏi, khô rát âm đạo, giảm ham muốn tình dục, đau xương khớp, loãng xương và các hậu quả lâu dài về tim mạch, suy giảm trí nhớ.

Khi tiền mãn kinh, phụ nữ đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Ảnh rminh họa.
Theo các chuyên gia, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thay đổi lối sống (tăng cường vận động và chú ý đến chế độ ăn uống) giúp giảm các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh cũng như cải thiện sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
Theo đó, trong cuốn tài liệu Hướng dẫn từ chuyên gia cách nhận biết và các giải pháp hữu ích về mãn kinh (Nhà xuất bản Y học) đã đưa ra những triệu chứng cụ thể cũng như khuyến cáo đề giảm thiểu sự khó chịu xung quanh thời kỳ mãn kinh cho chị em phụ nữ như sau:
Rong kinh, rong huyết
Kinh nguyệt không đều hoặc cường kinh là một triệu chứng sớm thấy ở giai đoạn tiền mãn kinh. Chị em có thể bị chảy máu thường xuyên hoặc có thể vài tháng không thấy kinh nguyệt.
Một số lời khuyên:
Mô tả lại chu kỳ kinh để thảo luận với bác sĩ. Ghi chú: khi nào bắt đầu, kéo dài bao lâu, mức độ nặng, có xuất hiện ra máu giữa các chu kỳ, ra kinh bất thường, đau, khó chịu hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác.
Sử dụng quần bảo vệ và băng vệ sinh nếu thời điểm ra kinh không thể dự đoán. Sử dụng tampon thấm hút cao và băng vệ sinh trong thời gian hành kinh và thay chúng mỗi 2-4 giờ.
Bên cạnh đó, nên nói chuyện với bác sĩ nếu chị em lo lắng về ra máu nhiều để loại trừ những nguyên nhân khác như u xơ tử cung. Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc trông nhợt nhạt do rong kinh, nên trao đổi với bác sĩ để được kê thêm viên sắt bổ sung.
Bốc hỏa
Bốc hỏa là cảm giác nóng bất ngờ lan rộng trên toàn bộ cơ thể. Có thể kéo dài trong vài giây hoặc vài phút; có thể đi kèm với da đỏ, đổ mồ hôi và đôi khi có nhịp tim đập nhanh. Bốc hỏa có thể gây cảm thấy ngại ngùng và lo lắng.
Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến và được biết đến nhiều nhất trong giai đoạn mãn kinh, có khoảng 79% phụ nữ trong độ tuổi 45-65 đã trải qua cơn bốc hỏa.
Theo nghiên cứu, phụ nữ trải qua cơn bốc hỏa trung bình trong khoảng 5 năm, tuy nhiên có thể kéo dài lâu hơn. Một số phụ nữ có triệu chứng nhẹ, trong khi những người khác có thể bị bốc hỏa nhiều lần mỗi ngày.
Một số lời khuyên:
Mặc nhiều lớp áo mỏng và chọn quần áo đơn giản thuận tiện; mang theo một chiếc quạt hoặc thử sử dụng khăn quàng cổ lạnh; rửa mặt bằng nước lạnh khi cơn bốc hỏa đến.
Tránh các tác nhân kích thích như thức ăn cay, rượu và caffeine; tránh căng thẳng và lo lắng, vì chúng có thể làm tăng bốc hỏa.
Đổ mồ hôi ban đêm
Đổ mồ hôi ban đêm là cơn nóng trong cơ thể xảy ra vào ban đêm. Nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ dẫn đến mệt mỏi. Điều đáng nói, khoảng 70% phụ nữ gặp tình trạng đổ mồ hôi đêm trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Khoảng 70% phụ nữ gặp tình trạng đổ mồ hôi đêm trong thời kỳ tiền mãn kinh. Ảnh minh họa.
Một số lời khuyên:
Mặc ít hoặc mặc quần áo rộng hơn khi đi ngủ kết hợp điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp.
Tránh các chất kích thích như đồ ăn cay, rượu và caffeine và kiểm tra xem liệu có thuốc nào trong danh sách đang dùng gây ra mồ hôi đêm; nếu nghi ngờ hãy nói chuyện với bác sĩ.
Không nên quá lo lắng về việc ngủ được bao nhiêu. Điều này có thể gây căng thẳng, áp lực, gia tăng các cơn bốc hỏa, mất ngủ.
Khô âm đạo
Khi phụ nữ còn trẻ, âm đạo đàn hồi và được bôi trơn tốt. Khi đến giai đoạn tiền mãn kinh, các mô của âm đạo trở nên khô và dễ bị tổn thương hơn. Khô âm đạo là triệu chứng rất phổ biến trong quá trình mãn kinh, nhưng phụ nữ thường ngại nói về vấn đề này.
Teo niệu sinh dục có thể gây ra cảm giác khó chịu hoặc đau trong lúc quan hệ tình dục. Thực tế, khoảng 35% phụ nữ cho biết họ bị khô âm đạo.
Một số lời khuyên:
Sử dụng chất bôi trơn khi quan hệ tình dục hoặc thử dùng các loại gel giữ ẩm âm đạo. Nếu cần, có thể trao đổi tình trạng này với bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn viên chứa estrogen liều thấp đặt trực tiếp vào âm đạo để giảm tình trạng khô trong giai đoạn này.
Vấn đề về bàng quang
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, chị em có thể trải qua việc đột ngột hoặc liên tục buồn tiểu (tiểu gấp không kiểm soát), rò rỉ nước tiểu khi đang tập thể dục hoặc khi cười, ho (són tiểu), hoặc cả hai trường hợp này (tiểu không kiểm soát hỗn hợp). Đôi khi có thể cảm thấy đau khi đi tiểu.
Nguyên nhân là do sự thiếu hụt estrogen gây mất tính đàn hồi của âm đạo và niệu đạo. Cơ sàn chậu cũng có thể bị yếu đi. Cùng với đó, mô bàng quang cũng bị ảnh hưởng bởi estrogen, vì vậy vấn đề về bàng quang thể xảy ra trong và sau thời kỳ mãn kinh.
Một số lời khuyên:
Tập luyện sàn chậu (còn được gọi là bài tập Kegel) giúp làm khỏe sàn chậu và từ đó giúp kiểm soát bàng quang. Bài tập này cũng có thể tăng cường khả năng tình dục.
Chị em có thể xác định các cơ của sàn chậu bằng cách siết chặt cơ xung quanh hậu môn như đang cố nhịn trung tiện, đồng thời siết cơ phía trước như đang cố nhịn tiểu. Siết cơ phía trước và sau cùng một lúc. Tập luyện các cơ này có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về bàng quang và giảm thiểu các vấn đề đã tồn tại.
Các hình thức tập luyện khác cũng có thể làm cho cơ bàng quang mạnh mẽ hơn, đặc biệt là Yoga và Pilates.
Bên cạnh đó, không nên uống nước trong vòng 1 giờ trước khi đi ngủ; cố gắng giảm lượng caffein và cồn trong khẩu phần ăn uống, vì có thể làm triệu chứng nặng hơn. Hạn chế dùng các loại thực phẩm cay vì chúng có thể kích thích bàng quang.
Trường hợp gặp các vấn đề bàng quang nặng, chị em nên trao đổi với bác sĩ để kê đơn các liệu pháp khác nhau để cải thiện chất lượng mô bàng quang cùng với một loại thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt. Có thể cần thêm thuốc uống cho phụ nữ có bệnh bàng quang tăng hoạt hoặc tiểu không kiểm soát hỗn hợp.
Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh nếu gặp nhiều triệu chứng phiền toái nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín khám và được tư vấn điều trị, để bước qua thời kỳ này một cách nhẹ nhàng và tiếp tục thực hiện các dự định trong cuộc sống.

Người bệnh mạch vành cần lưu ý gì khi trời nắng nóng?
Sống khỏe - 4 phút trướcBệnh mạch vành có thể trở nên nặng hơn khi thời tiết nắng nóng gay gắt. Bạn hãy lưu ý những điều sau để giảm rủi ro.

Trái tim là tài sản lớn nhất ở tuổi già, ăn 3 thứ này mỗi ngày để luôn khỏe mạnh
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - "Kết quả xét nghiệm tim của tôi bình thường, nhưng tôi dễ mệt mỏi. Có phải đây là tình trạng xảy ra khi tôi già đi không? " Đây là câu mà nhiều người cao tuổi thường nói.

Người đàn ông 63 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận 3 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông đối diện nguy cơ nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng thừa nhận bỏ tái khám, không tuân thủ điều trị bằng thuốc và tiếp tục thói quen hút thuốc mỗi ngày...

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị suy tim kéo dài tuổi thọ nhờ làm tốt việc này
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bệnh có tiền sử suy tim mạn tính, từng được đặt máy CRT, đến khám với triệu chứng đau tức ngực trái. Sau thăm khám, các bác sĩ nhận định thiết bị đã hết pin và chỉ định thay máy mới.

Gia đình 4 người lần lượt chết vì ung thư gan, bác sĩ cảnh báo 1 sai lầm đáng tiếc, người Việt ai mắc nên bỏ sớm
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Chuyên gia đã tìm thấy aflatoxin, một chất gây ung thư loại 1 tồn tại nhiều năm trong ngăn bếp của gia đình do bảo quản không đúng cách.

2 loại ung thư là 'sát thủ thầm lặng' đối với sức khỏe nam giới, không có triệu chứng ở giai đoạn đầu
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Do ung thư tiền liệt tuyến và ung thư đại trực tràng thường không có triệu chứng điển hình ở giai đoạn đầu, nhiều bệnh nhân khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn giữa hoặc cuối.

Người đàn ông 45 tuổi viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 45 lần thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị viêm tuy cấp nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng... sau khi uống rượu một ngày trước đó.

Trẻ 10 tuổi nhập viện điều trị cả tuần sau khi bị chuột cắn
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Các chuyên gia cho biết, chuột không chỉ là loài gặm nhấm gây hại đến lương thực, thực phẩm, đồ đạc trong nhà mà còn là nguồn lây bệnh nguy hiểm cho con người nếu không may bị chuột cắn.

Bé 9 tuổi ở Phú Thọ bị vỡ lách độ III do tai nạn sinh hoạt trong gia đình
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng xây xát toàn thân, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mạch nhanh. Nhận định đây là một chấn thương bụng kín.

Tình hình sức khỏe mới nhất của bé gái trong vụ gia đình bị 'chặt chém' hơn 4 triệu tiền taxi và xe ôm
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Hiện tại, trẻ tự thở, tiếp tục được chăm sóc, điều trị nội khoa bằng các thuốc uống và thuốc tiêm tại bệnh viện.

Người đàn ông 45 tuổi viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 45 lần thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị viêm tuy cấp nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng... sau khi uống rượu một ngày trước đó.