Chuyên gia khuyến cáo, giữ ấm bàn chân mùa đông như bảo vệ trái tim mình
Nhân viên văn phòng, công nhân lao động ngoài trời, nông dân… thường “bỏ quên” bảo vệ bàn chân của mình vào mùa đông dẫn tới đau nhức, sưng tấy, chảy máu… Ảnh hưởng không nhỏ tới các bộ phận trên cơ thể.
Các bệnh thường xảy ra đối với bàn chân trong mùa đông
Vào mùa đông, thời tiết hanh khô, bàn chân tiếp xúc với môi trường bên ngoài thường bị khô da, nứt nẻ, chảy máu. Vì ở bàn chân, chỉ có da và các xương, lớp mỡ phía dưới rất ít… khó bảo vệ khỏi các tác nhân bên ngoài. Các vết nứt này dễ nhiễm trùng do nằm ở vị trí rất sâu, tận dưới sát lớp cơ.
Tiếp đến là bệnh thấp khớp cấp với biểu hiện là chân sưng to, nóng đỏ. Toàn bộ cổ chân tròn, đỏ mọng như cà chua, gây ra đau nhức, cứng, khó vận động thậm chí "bất di bất dịch". Thông thường, bệnh thấp khớp cấp chỉ xuất hiện ở 1 chân, chân này khỏi, chân kia sẽ mắc phải.
Bàn chân tiếp xúc với môi trường bên ngoài thường bị khô da, nứt nẻ, chảy máu.Ảnh minh họa
Bàn chân cũng có thể mắc viêm đa khớp dạng thấp nếu không được bảo vệ vào mùa đông. Khi bàn chân tổn thương, các đầu khớp ngón chân bị tổn thương, khó vận động vào buổi sáng khi thức dậy.
Ngoài ra, thời tiết chuyển sang rét đậm rét hại đột ngột trong những ngày vừa qua khiến bàn chân bị cước, đặc biệt là phụ nữ trung niên và cao tuổi. Cước chân là hiện tượng da bàn chân bị nứt, loét, viêm và hoại tử. Đầu ngón chân tự nhiên bị sưng lên, tím đỏ và rất đau. Nếu không được điều trị cẩn thận thì có thể bị hỏng khớp và phải bỏ khớp ngón chân.
Nguyên nhân cước chân là do chân bị nhiễm lạnh khiến cho mạch máu da và khớp bị co thắt, thiếu máu dẫn đến viêm khớp hoại tử dạng vô khuẩn. Đầu ngón chân là vị trí dễ bị cước nhất.
Giữ ấm bàn chân như chính trái tim của mình
Chia sẻ với PV Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn), bác sĩ Dương Văn Tâm, Bệnh viện Châm cứu Trung ương nhấn mạnh, giữ ấm đôi bàn chân vào mùa đông như "giữ chính trái tim của mình". Bởi theo Đông Y, huyệt dũng tuyền, kinh thận… đi từ bàn chân đi lên.Theo bác sĩ Tâm, nếu để chân trần, toàn thân sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có tim mạch, thận… "Nhiều người thường bị đau bụng vì nhiễm lạnh, đi ngoài lỏng vào buổi sáng… do để lạnh bàn chân", bác sĩ lấy ví dụ.
Ngày ngay, y học còn áp dụng nhiều phương pháp điều trị bệnh bằng việc bấm vào các vị trí huyệt dưới bàn chân. Ví dụ, vị trí chữa mắt, thận, nội tiết, mất ngủ… Cho nên, bác sĩ Tâm khẳng định, cần giữ ấm cho đôi bàn chân, đặc biệt là thời điểm rét đậm, rét hại.
Bác sĩ khuyến cáo, thời điểm này, nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là đôi bàn chân. Khi ra ngoài trời lạnh, nên mang giầy, tất cao cổ. Một số loại tất thời trang ngắn cổ không phải sự lựa chọn để giữ ấm chân. Ngay cả khi ở nhà hoặc bất cứ thời điểm nào cảm thấy lạnh, mọi người cũng phải đi tất ngay. Với những người làm việc ngoài trời, thường xuyên phải lội nước, nên đi sục hay ủng để bàn chân được khô ráo.Hơn nữa, hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, các chất tẩy rửa. Thay vào đó, luôn giữ ấm đôi bàn chân bằng việc ngâm chân với nước ấm, có thêm gừng, lá lốt; mát xa chân để tăng cường sức đề kháng.
Khi đi ngoài đường trở về nhà, bàn chân thường lạnh buốt nhưng tuyệt đối không hơ chân vào lửa để sưởi ấm. Bên cạnh đó, không nên dùng túi chườm, chăn điện để ủ ấm chân. Ngược lại, hãy dành thời gian để xoa bóp bàn chân cho máu lưu thông.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước ấm để tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động tốt. Với những đôi chân thường xuyên phải tiếp xúc với thời tiết bên ngoài, dẫn tới nứt nẻ đau nhức nên dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ, tránh vi khuẩn lây lan.Dù thời tiết khắc nghiệt tới đâu, mọi người cũng nên vận động, tập thể dục để nâng cao sức đề kháng. Đối với bàn chân, nên đi lại thư giãn ngay ngay cả khi làm việc hoặc ngồi xem tivi.
Theo Doanh nghiệp
Ăn bao nhiêu bát cơm trắng một ngày là đủ? Đáp án trái ngược với quan điểm của nhiều người
Sống khỏe - 12 giờ trướcĂn quá ít cơm sẽ không đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày, còn ăn quá nhiều thì không tốt cho sức khỏe.
Người đàn ông bị đánh phải cấp cứu vì không chịu uống rượu
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcMâu thuẫn trong bữa nhậu khiến anh Trần bị bạn đánh phải nhập viện cấp cứu.
Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận có thói quen nhiều nam giới Việt đang mắc phải
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Thanh niên bị đột quỵ có tiền sử khỏe mạnh, nhưng từ năm 18 tuổi anh đã hút thuốc lá, mỗi ngày hút khoảng 20 điếu...
Nam thanh niên 25 tuổi bất ngờ hôn mê ở nơi làm việc
Sống khỏe - 16 giờ trướcNam thanh niên 25 tuổi được đưa vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh, liệt nửa người. Bác sĩ chẩn đoán anh bị đột quỵ, tiên lượng nặng.
Thêm một loại gia vị ngọt thơm giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng quế để giúp ổn định đường huyết, làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời tăng độ nhạy insulin.
Ăn nhiều gia vị thực sự không tốt cho sức khỏe? Chuyên gia: Làm được 3 điều sau, cơ thể cảm ơn bạn rất nhiều
Sống khỏe - 18 giờ trướcGia vị là một phần không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, sử dụng gia vị không đúng cách có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe tiềm tàng mà không phải ai cũng nhận ra.
Nhập viện sau 15 phút nhờ người nhà tiêm thuốc vào tay
Y tế - 20 giờ trướcSau khi nhờ người nhà tiêm thuốc 15 phút, nữ bệnh nhân phải đi cấp cứu vì khó thở, tức ngực, choáng váng, nôn ói.
Cô gái trẻ đi hút mỡ bụng bị biến chứng nặng nề, phải quỳ gối xin spa giúp đỡ khiến dân mạng xót xa?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTheo người đăng tải, cô gái người Trung Quốc này đã gặp biến chứng nặng sau khi đi hút mỡ bụng từ 1 spa giá rẻ.
Người đàn ông ở Hải Dương đi khám vì đau đầu bất ngờ phát hiện hoại tử não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân từ căn bệnh nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhiễm nấm đen có biểu hiện liên tục sốt cao, đau nhức mặt, hàm, đau đầu, đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi.
Có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?
Sống khỏe - 1 ngày trướcĐể tiết kiệm thực phẩm, không ít người có thói quen cất giữ cơm thừa trong tủ lạnh và nhiều khi để khá lâu; có nên ăn cơm nguội để tủ lạnh vài ngày?
Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm.