Chuyên gia nói gì về thông tin trẻ đóng bỉm dễ bị vô sinh?
GiadinhNet - Nhiều người cho rằng đeo bỉm, tã giấy cho em bé suốt ngày sẽ khiến trẻ gái bị hăm, chân vòng kiềng, trẻ trai thì ảnh hưởng chức năng sinh sản. Các chuyên gia nói gì về việc này?

Đóng bỉm không gây nên chân vòng kiềng cho trẻ. Ảnh: T.G
Trẻ từ 1-3 tuổi đóng bỉm như thế nào?
Bé Nấm là con đầu lòng của vợ chồng anh chị Thọ, Hưng (ở Hà Đông, Hà Nội) nên được ông bà chăm sóc rất kỹ lưỡng. Trước khi Nấm chào đời, chị Hưng rất được lòng mẹ chồng. Mọi người vẫn nói chị có phước khi có được mẹ chồng tâm lý, lại chẳng bao giờ để ý, soi mói. Nhưng từ ngày có cháu, bà lại hay để ý cách chăm con của chị. Từ những chuyện cho cháu bà ăn thế nào, tắm ra sao… đến chuyện quấn tã, đóng bỉm của bé.
Chị Hưng đóng bỉm cho con từ lúc mới sinh. Thấy vậy, bà nội Nấm tỏ ý không vừa lòng. Bà sợ đóng bỉm nhiều sẽ làm chân vòng kiềng đến “hỏng hết máy móc” của con bé sau này ảnh hưởng đến việc sinh sản nên nhất định không cho chị đóng bỉm cho cháu. Cuối cùng không ai chịu ai, thế nên Nấm được thực hiện “hai chế độ”. Ngày nào chị Hưng ở nhà sẽ đóng bỉm cho con cả ngày, còn nếu bà nội trông cháu thì Nấm sẽ được “thả rông”. Điều này khiến chị phải vất vả hơn trong việc giặt giũ vì con tè liên tục nên phải thay quần suốt, trong nhà thì luôn có mùi khai.
Cùng cảnh như chị Hưng, mẹ chồng chị Nguyễn Thị Thắm (ở Hoàng Mai, Hà Nội) cũng nhất quyết không đóng bỉm cho cháu. Nghe mấy bà bạn nói dùng bỉm hay tã giấy sẽ làm hẹp bao quy đầu, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này và khiến chân vòng kiềng của cháu đích tôn, thế là từ đó, mặc chị Thắm có thuyết phục đủ các kiểu như đóng bỉm vừa sạch sẽ, tiện lợi mà ông bà cũng đỡ phải vất vả, nhưng nói đến “đứt cả lưỡi” mà bà cũng chẳng chịu nghe, thậm chí còn quay ra gắt gỏng: “Ngày xưa, tôi nuôi chồng cô cứ để thả tự do, thi thoảng xi tè vẫn sạch sẽ có mất cái bỉm nào đâu. Giờ có bỉm tiện lợi cho bố mẹ nhưng hại cho tương lai của con. Cô không hầu thì để bà già này hầu”.
ThS.BS Trần Thu Nguyệt, Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho rằng, lo ngại của nhiều bà mẹ là cho bé trai dùng bỉm lâu ngày sẽ làm hẹp bao quy đầu hay ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này của trẻ là không chính xác. Hẹp bao quy đầu ở trẻ có nhiều nguyên nhân, nhưng các bác sĩ chưa tìm thấy nguyên nhân nào liên quan đến bỉm cả. Có chăng, đó là thói quen dùng bỉm sai, hoặc dùng liên tục 24/24h mới khiến trẻ bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục, trong đó có viêm bao quy đầu. Vậy thì, nếu bạn sử dụng bỉm cho bé đúng cách, bạn sẽ không phải băn khoăn về việc này.
Theo bác sĩ nam khoa Nguyễn Hoài Bắc (Bệnh viện ĐH Y Hà Nội), chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh việc dùng bỉm có thể gây vô sinh cho các bé trai. Bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn toàn, chỉ có chức năng vệ sinh chứ chưa có khả năng sản xuất tinh trùng.
Sự tăng trưởng của các nội tiết tố nam testosterone mới kích thích sự sản sinh tinh trùng khi bước vào giai đoạn dậy thì khoảng 12-14 tuổi. Các yếu tố bên ngoài lúc này như chế độ dinh dưỡng, mặc đồ bó sát hay ngồi nhiều, tiếp xúc với môi trường nóng... mới có thể tác động tới số lượng, chất lượng tinh trùng. Bởi vậy, từ khi sinh đến lúc bé 3 tuổi, khi các mẹ đóng bỉm cho con sẽ không có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của bé sau này.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, dù không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nhưng đóng bỉm nhiều, không đúng cách và vệ sinh không hợp lý có thể khiến bé dễ bị hăm, viêm, nhiễm nấm ở “vùng kín”. Trên thực tế, tại các khoa nhi, bệnh viện nhi, không ít trẻ được mang tới khám vì bị viêm da, nhiễm khuẩn đường tiểu do đóng bỉm nhiều, không vệ sinh sạch sẽ. Biểu hiện dễ thấy là da vùng đóng bỉm ửng đỏ, thậm chí loét. Có trẻ còn có biểu hiện dị ứng với bỉm.
Trẻ bị chân vòng kiềng do nhiều nguyên nhân
ThS.BS Nguyễn Thu Nguyệt cho rằng, việc đóng bỉm hay tã giấy không làm cho chân bé bị vòng kiềng. Trẻ bị chân vòng kiềng là do chế độ dinh dưỡng và phương pháp nuôi của cha mẹ, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân phổ biến như: Trẻ thiếu Vitamin D nên dẫn đến còi xương và khi trẻ bắt đầu đứng hoặc tập đi, chân phải chịu áp lực của cơ thể nên rất dễ bị vòng kiềng.
Cha mẹ cho trẻ tập đứng, tập đi quá sớm hoặc cha mẹ thường xuyên địu trẻ trên lưng, bế cắp nách trẻ.
Trẻ bị béo phì và có cân nặng quá tải đối với chân khiến chân dễ bị vòng kiềng.
Trẻ bú mẹ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, khả năng kiểm soát cơ tròn (cơ thắt hậu môn, cơ niệu đạo) rất hạn chế. Do đó, trẻ sẽ bài tiết (tống phân, nước tiểu) theo nhu cầu, ngay lập tức mà không có khả năng trì hoãn. Vì vậy, việc đóng bỉm là cần thiết đối với trẻ nhằm tránh bị ướt nhiều lần trong ngày. Nguy cơ bị hăm tã là hoàn toàn có thể nhưng nếu sử dụng đúng cách, bạn có thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ này.
Khi cho trẻ dùng bỉm, nếu thấy có những biểu hiện như quấy khóc, bứt rứt, hay lấy tay dứt bỏ bỉm, cha mẹ cần kiểm tra xem bỉm có quá chật với trẻ không, có khiến bé khó chịu hay gây mẩn đỏ, dị ứng không? Trường hợp trẻ bị kích ứng, viêm da, cần đưa trẻ đi khám, tránh tự ý bôi các loại thuốc gây ảnh hưởng đến trẻ.
Các chuyên gia khuyến cáo, cong chân sinh lý không cần tác động gì, đến khi bé 1 tuổi, chân bé sẽ tự thẳng. Bởi khi đó bé vận động và đi nhiều, nên xương tự điều chỉnh. Với những trẻ có dáng đi xấu, chân vòng kiềng… càng phát hiện sớm khả năng hồi phục càng nhanh và triệt để.
Với trẻ bị biến dạng nhẹ, hiện những phương pháp tập luyện với kỹ thuật thích hợp của các cơ sở y tế, sự hướng dẫn bài bản như đi đứng chạm đầu gối, bàn chân chạm gót chữ V... sẽ giúp trẻ tìm lại dáng đi hoàn toàn bình thường. Trường hợp trẻ bị biến dạng nặng nề, các bác sĩ có thể chỉ định bó bột xương, dùng dụng cụ hỗ trợ tập luyện như nẹp, máng nhựa… để chỉnh hình.
Nguyên nhân trẻ chân bị vòng kiềng
- Trẻ thiếu Vitamin D nên dẫn đến còi xương và khi trẻ bắt đầu đứng hoặc tập đi, chân phải chịu áp lực của cơ thể nên rất dễ bị vòng kiềng.
- Cha mẹ cho trẻ tập đứng, tập đi quá sớm hoặc cha mẹ thường xuyên địu trẻ trên lưng, bế cắp nách trẻ.
- Trẻ bị béo phì và có cân nặng quá tải đối với chân khiến chân dễ bị vòng kiềng.
ThS.BS Trần Thu Nguyệt
Phương Thuận

Ca bệnh hi hữu: Viên bi sắt 6mm nằm trong mí mắt nam sinh 15 tuổi ở Ninh Bình suốt nhiều ngày
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Nam sinh 15 tuổi mang dị vật kim loại nằm sâu trong mí mắt trái suốt nhiều ngày mà không biết.

Hai người phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn tiết canh, nem sống
Y tế - 12 giờ trướcSau khi ăn nem sống và tiết canh, hai người đàn ông phải nhập viện cấp cứu với biểu hiện sốt cao, đau đầu dữ dội, kích thích vật vã, cứng gáy, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, kèm biến chứng điếc.

Người đàn ông nhập viện vì sốc nhiễm khuẩn, thừa nhận sai lầm nghiêm trọng khi điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị bệnh tiểu đường, người đàn ông này nhập viện với biểu hiện lơ mơ, vã mồ hôi và tình trạng ngày một xấu đi.

Hai người viêm màng não, điếc vĩnh viễn do món 'khoái khẩu' của nhiều đàn ông Việt
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH - Sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, các bệnh nhân xuất hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn nên được đưa đi cấp cứu. Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc liên cầu khuẩn lợn có biến chứng nghiêm trọng.

8 dấu hiệu ung thư trực tràng dễ nhận biết nhưng thường bị bỏ qua
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng nhưng thường bị người bệnh phớt lờ, bỏ qua như: Tiêu chảy, táo bón, thay dổi hình dạng phân...

Người đàn ông ở Phú Thọ bị hỏng van tim, tự tin lên bàn mổ khi được bác sĩ áp dụng phương pháp ít xâm lấn
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Bằng phương pháp ít xâm lấn, bệnh nhân hỏng van tim vẫn sẽ giữ được chức năng quả tim, giữ được lá van của bệnh nhân vàkhông cần phải uống thuốc chống đông...

Hai bệnh viện ở TPHCM đối mặt nguy cơ quá tải sốt xuất huyết
Y tế - 20 giờ trướcTPHCM tăng cường hỗ trợ tuyến dưới, đặc biệt tại phường An Phú - nơi có hai bệnh viện ghi nhận nhiều ca nặng và nguy cơ quá tải điều trị nội trú.

Nam du khách Mỹ hôn mê sau 6 giờ nhận phòng, được cứu sống nhờ một lọ thuốc
Y tế - 1 ngày trướcNam du khách người Mỹ được phát hiện hôn mê sau khi nhận phòng khách sạn khoảng 6 giờ. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc metformin cực kỳ nguy hiểm.

Người phụ nữ bị vỡ xương thái dương, rối loạn tiền đình vì… ngoáy tai
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lúc ngoáy tai, nữ bệnh nhân bị người khác vô tình va trúng, dẫn đến chảy máu tai trái. Hình ảnh CT cho thấy bệnh nhân bị vỡ xương thái dương, vỡ cửa sổ bầu dục, xương bàn đạp di lệch vào tiền đình.

Vết bầm tím xuất hiện trên da nếu kèm dấu hiệu này cần được khám sớm
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Vết bầm tím trên da nếu do tác động vật lý nhẹ thì sẽ tự khỏi và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi kèm các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.