Chuyên gia tâm lý Việt chỉ cách phòng nguy cơ "mẹ giết con"
Liên quan đến vụ việc bà mẹ giết đứa con 35 ngày tuổi, nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng phần lớn đang gán nguyên nhân là do người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Thị Thanh Thủy, giảng viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, người đã có công trình nghiên cứu về trầm cảm sau sinh.
Những trường hợp phụ nữ tự tử hoặc tự tử cùng con trong quá trình mới sinh hoặc nuôi con nhỏ đã được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam.
Theo TS Lê Thị Thanh Thủy, dùng thuật ngữ chuyên môn hay một mã bệnh một cách vô căn cứ để gán cho một vẫn đề xã hội cũng rất thường xảy ra ở Việt Nam. Tuy nhiên, để xác định nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử hoặc tự tử cùng con không đơn giản bởi sự phức tạp của các vấn đề tâm lý và tâm thần, hoàn cảnh gia đình và môi trường xã hội và đặc biệt là không nên có kết luận vội vàng bằng các thuật ngữ chuyên môn nếu người phụ nữ đó chưa được khám, đánh giá bởi những người làm công tác chuyên môn.
Vậy trầm cảm sau sinh là gì? Những yếu tố nào có thể khiến người phụ nữ bị chứng trầm cảm sau sinh và chúng ta có thể hỗ trợ gì cho người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh để tránh những hậu quả đau lòng?

TS. Lê Thị Thanh Thủy, giảng viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Là một trong những nhà tâm lý ít ỏi có đề tài nghiên cứu về trầm cảm sau sinh, TS Lê Thị Thanh Thủy đã chia sẻ rất thật về lý do chị lựa chọn đề tài này là chính bản thân chị cũng nhận ra những thay đổi tâm lý trong thời kỳ mới sinh con.
Và trong quá trình làm luận án tiến sĩ, tiếp xúc với 366 bà mẹ vừa sinh, TS Thanh Thủy đã gặp trường hợp một bà mẹ trẻ vừa sinh con đầu lòng đã không ngừng khóc khi kể về những căng thẳng, mệt mỏi “ám ảnh” cô trong suốt thời gian làm dâu, làm mẹ. Từ chuyện không được ngủ theo nhu cầu cơ thể do mẹ chồng lên phòng riêng xem phim cùng vợ chồng quá lâu; không gian sống chật hẹp đến việc chồng chỉ chia sẻ với mẹ, tình cảm với mẹ như một đứa trẻ cho đến chuyện nhà chồng không muốn cho cho con dâu cháu nội về nhà ngoại thường xuyên 2 ngày cuối tuần, nỗi lo tài chính gia đình khi phương tiện đi lại còn mượn bố chồng nhưng chồng lại chi tiêu cho hiếu hỉ quá rộng rãi…
Một trường hợp khác lại là nỗi căng thẳng của ngượi mẹ trẻ khi rơi vào tình trạng cha mẹ đẻ “cấm được kêu khổ” vì kết hôn khi gia đình nhà chồng không đồng ý.
Những yếu tố có thể gây ra nguy cơ trầm cảm sau sinh
Trên thực tế, những lo lắng về tài chính, về lối sống của gia đình nhà chồng, những thất vọng về người chồng… không hiếm gặp trong cuộc sống hôn nhân hiện đại. Vậy tại sao nhiều phụ nữ vượt qua nhưng cũng có những người chuyển thành tâm bệnh?
Trao đổi với phóng viên, TS Thanh Thuỷ cho biết theo các nghiên cứu tâm lý phụ nữ sau sinh đã có từ rất lâu trên thế giới, 80% phụ nữ có cảm giác buồn chán (baby blue) sau sinh.
Hiện tượng này xuất hiện vào ngày thứ 4 - 5 sau sinh với biểu hiện thờ ơ, hơi buồn bã… và sẽ thuyên giảm vào ngày thứ 10 sau sinh.
Tuy nhiên, có một số ít gặp điều kiện không thuận lợi, không thể thuyên giảm thì có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh, thường xuất hiện ở tuần thứ 4 sau sinh. Theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ này ở Việt Nam là 10-15% và trong nghiên cứu công bố năm 2016 của TS Thanh Thủy, tỉ lệ này là 15,5% trên 366 phụ nữ được lựa chọn ngẫu nhiên từ 6 tỉnh thành).
Theo TS Thanh Thủy, những yếu tố có thể tác động tới trầm cảm ở phụ nữ sau sinh là:
Đặc điểm kiểu hình thần kinh không ổn định.
Sự thay đổi hoóc môn của phụ nữ do quá trình mang thai, sinh nở
Yếu tố từ đứa con không như kỳ vọng khi mang thai, đặc biệt khi con cái bệnh tật, quấy khóc triền miên, mất ngủ dài sẽ tác động rất lớn tới tri giác người mẹ, gây ra những căng thẳng, lo lắng, thất vọng.
Nguy cơ nữa là trong quá trình mang thai và nuôi con, có những sang chấn (phá sản, vợ chồng ly hôn, người thân mất…) cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Bản thân sự kiện sinh đẻ cũng là 1 sang chấn khi có bao lo lắng, hồi hộp, nhiều người đã bị ám ảnh khi vào phòng sinh, thấy cảnh dao kéo loảng xoảng, thái độ của bác sĩ đỡ đẻ cáu gắt, lạnh nhạt, mổ đẻ…). N hững sang chấn diễn ra sau sinh sẽ tác động mạnh hơn sang chấn diễn ra trong quá trình mang thai.
Cùng với đó là những vấn đề trong mối quan hệ với chồng, đặc biệt khi thấy người chồng không đặt bản thân vào tâm thế làm chồng, làm cha, làm người trụ cột gánh vác gia đình hoặc chính bản thân người phụ nữ chưa sẵn sàng làm mẹ nên còn bỡ ngỡ, chưa quen với các vai xã hội mới, đã từng có tiền sử trầm cảm; trong gia đình có người trầm cảm.
Những trường hợp kinh tế khó khăn, chưa chuẩn bị đủ nguồn lực tài chính cho việc sinh nở, nuôi con.
Tất cả những yếu tố này đều có thể là những nguy cơ khiến người phụ nữ bị trầm cảm ở những mức độ khác nhau, phụ thuộc vào việc phát hiện sớm và hỗ trợ có hiệu quả không.

Để dễ dàng vượt qua những khó khăn trong quá trình nuôi con
Theo TS Thanh Thủy, trầm cảm ở phụ nữ sau sinh có những biểu hiện chung của trầm cảm nhưng thường gắn với tâm thế, tình huống làm mẹ và đứa trẻ mới sinh. Đó là khi xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Cảm xúc trầm buồn (âm tính) với biểu hiện mất hứng thú ngay cả với những hoạt động từng rất thích, có cảm giác tội lỗi, xấu hổ, cho rằng mình không phải là bà mẹ tốt như bản thân mong đợi, mọi người kỳ vọng.
- Nhận thức tiêu cực với hiểu hiện suy giảm tập trung trí nhớ (với những câu nói quen thuộc như “hay quên lắm”, “như người mất trí”), cảm giác hèn kém, vô dụng, không biết nuôi con; sự bất lực, không tin vào tương lai và bản thân.
- Tình trạng suy giảm hoạt động, với biểu hiện chỉ nằm dài và né tránh giao tiếp.
- Cảm giác cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, giấc ngủ, cảm giác ngon miệng thay đổi.
Những biểu hiện này, lúc nhẹ thường dễ bị những người xung quanh bỏ qua do nghĩ rằng đó là biểu hiện bình thường của người mới sinh con
Trên thực tế, TS Thanh Thủy đã từng ghi nhận những tâm sự của người trầm cảm, rằng “thà cụt chân cụt tay - người ngoài sẽ dễ thấy - chứ đau đớn về tâm lý thì thật là khổ sở. Người ngoài bảo an nhàn thế sao lại suy nghĩ tiêu cực như vậy, sao mà yếu ớt thế”…
Do đó, việc nhận biết trước tiên sự bất ổn tâm lý của mình và ý thức tìm kiếm sự giúp đỡ rất quan trọng. TS Thanh Thủy khuyên:
- Truyền thông cần giúp người phụ nữ và cộng đồng nhận biết, hiểu về các thay đổi tâm lý và những vấn đề sau sinh.
- Sự hỗ trợ của gia đình và người thân rất quan trọng.
- Người phụ nữ nên tự trang bị cho mình những kiến thức nuôi con, sự sẵn sàng làm mẹ, nhận vai trò mới như làm mẹ, làm con dâu, làm vợ để khỏi lúng túng trong vai trò này.
Khi có các dấu hiệu trên, chị em nên tìm đến nhà tâm lý, bác sĩ tâm thần, nhân viên công tác xã hội bởi đây là người được đào tạo bài bản. Hiện nay tại một số bệnh viện đã có phòng Công tác xã hội, họ sẽ thực hiện việc kết nối người phụ nữ với những nhà chuyên môn khác. Hoặc các bà mẹ có thể tìm đến các trung tâm phụ nữ, hội phụ nữ… là những nơi cũng thực hiện chức năng hỗ trợ và kết nối.
Theo Dân trí

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 6 giờ trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 9 giờ trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.