Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia xã hội học nói gì về con số 40.800 trẻ em gái ở Việt Nam không được chào đời vì lựa chọn giới tính?

Thứ bảy, 13:00 05/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Đây không chỉ là bạo lực mà còn là tội ác, là tước đoạt sự sống ngay từ khi chưa có khả năng tự vệ, biểu hiện sự tột cùng của bất bình đẳng giới "trọng nam khinh nữ"…

Vừa qua, trong Báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2020 do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam công bố, thông tin "ước tính mỗi năm Việt Nam sẽ thiếu hụt 40.800 trẻ sơ sinh gái, tức 40.800 bé gái tại Việt Nam mỗi năm sẽ không có cơ hội chào đời chỉ vì mình là con gái" đã gây xôn xao trong dư luận.

Điều này phản ánh thực trạng đáng báo động về tình trạng "trọng nam khinh nữ", nạo phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi cũng như tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang ngày càng nghiêm trọng tại Việt Nam.

"Thực sự đây là một con số rất đau lòng, biểu hiện sự bất bình đẳng giới, "trọng nam khinh nữ", bị phân biệt ngay từ khi còn là thai nhi", TS Tạ Hương, Phó Trưởng Khoa Quản lý nhà nước về xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia đã nhấn mạnh như vậy khi đề cập đến vấn đề này tại buổi Giao lưu trực tuyến của Báo Gia đình và Xã hội về chủ đề: Giải pháp nào đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức tự nhiên.

Chuyên gia xã hội học nói gì về con số 40.800 trẻ em gái ở Việt Nam không được chào đời vì lựa chọn giới tính? - Ảnh 2.

TS xã hội học Nguyễn Thị Tuyết Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: Chí Cường

Đồng quan điểm trên, TS xã hội học Nguyễn Thị Tuyết Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng cho biết: "Điều này cho thấy tư tưởng "trọng nam hơn nữ" ở Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều vấn đề nan giải, khó khăn. Cho đến khi nào các bố mẹ (cùng những người trong gia đình, dòng họ, cộng đồng) nhận thức được việc nạo phá thai, tước đoạt mạng sống của con, cháu mình vì lựa chọn giới tính là một tội ác thì khi đó mới hy vọng có sự thay đổi về chất và từ bên trong một cách bền vững rằng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển chứ không phải giới tính của đứa trẻ", TS Tuyết Minh nhấn mạnh.

Dưới góc độ quản lý nhà nước, theo TS Tạ Hương, vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, hiện chúng ta còn nhiều lỗ hổng trong việc giám sát thực thi pháp luật (chúng ta đã có các quy định cấm loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính) và xử lý các vi phạm quy định chưa được thực hiện tốt.

Việc thực hiện các cam kết theo quy định của nhà nước cũng như việc xây dựng và thực hiện các quy định đạo đức nghề nghiệp của các cơ sở y tế (công lập và ngoài công lập) chưa được thực hiện nghiêm túc.

"Cần thiết phải có những biện pháp xử phạt nghiêm minh với các hành vi vi phạm các quy định và quy trách nhiệm người đứng đầu của các cơ sở y tế và chính quyền phải chịu trách nhiệm", TS Tạ Hương nói.

Chuyên gia xã hội học nói gì về con số 40.800 trẻ em gái ở Việt Nam không được chào đời vì lựa chọn giới tính? - Ảnh 3.

Theo các chuyên gia, không tiết lộ giới tính thai nhi để góp phần hạn chế tình trạng nạo, phá thai với mục đích lựa chọn giới tính trước khi sinh. Ảnh N.Mai


Đề cập đến các giải pháp nhằm đẩy lùi tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi, góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, ông Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế) cho biết: Để thay đổi được tâm lý ưa thích con trai hơn con gái không dễ dàng và trong một sớm một chiều. Nó đòi hỏi sự nỗ lực của từng cá nhân, gia đình, cộng đồng và cả hệ thống.

Cụ thể, về công tác truyền thông, giáo dục thay đổi nhận thức là giải pháp chính và quan trọng nhất. Cần đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi, trong đó tập trung tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục người dân nhận thức được nguy cơ của việc mất cân bằng giới tính khi sinh để mọi người tự giác thực hiện, không tham gia vào quá trình lựa chọn giới tính trước sinh. Cần tập trung nhiều, nỗ lực hơn nữa trong việc truyền thông thay đổi chuẩn mực xã hội về bình đẳng giới, đặc biệt là tập trung cho giới trẻ.

Theo ông Đinh Huy Dương, việc đầu tiên là trong lĩnh vực giáo dục, phải đưa những nội dung giáo dục về giới, bình đẳng giới và giới tính vào trong trường học. Đồng thời, giúp trẻ em trai có những thái độ, hành vi bình đẳng, tôn trọng và không sử dụng bạo lực với bạn gái trong hiện tại và phụ nữ trong tương lai.

Cùng với đó, truyền thông thay đổi hành vi, xóa bỏ các định kiến giới và xây dựng các chuẩn mực mới về giới: Xây dựng các hình mẫu nam tính và nữ tính tích cực. Ví dụ như nam giới sẵn sàng chia sẻ công việc nhà với phụ nữ. Phụ nữ có thể làm những công việc trước đây thường được nghĩ chỉ có nam giới mới làm được.

Ngoài ra, xây dựng những chuẩn mực về giới mới ở trong gia đình: Con cái sinh ra có thể mang họ mẹ. Con gái hoặc phụ nữ trong gia đình có thể thờ cúng tổ tiên, có thể đứng ra tổ chức tang lễ cho bố mẹ, người thân khi qua đời…

Mai Thùy

Mai Thùy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Top