Chuyện những cái tát: Có những việc quan trọng hơn "ném đá"!
Sự việc 231 cái tát ở Quảng Bình theo TS Phạm Thị Thúy là cơ hội để tất cả nhìn lại mình. Có những việc quan trọng mà mỗi phụ huynh, mỗi nhà giáo, mỗi quản lý giáo dục phải làm để thay đổi hơn là việc "ném đá".
TS Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính Quốc gia TPHCM đã có những chia sẻ với nhiều góc nhìn đa chiều quanh sự việc 231 cái tát tại Quảng Bình gây chấn động những ngày qua.
GIáo viên cũng cần được giúp đỡ
Bà Phạm Thị Thúy cho rằng, đây là một câu chuyện buồn và đáng thương cho cả học sinh, giáo viên và cả hệ thống giáo dục. Nhưng xét về khía cạnh tích cực thì đây là cơ hội để tất cả phải nhìn lại và thay đổi.
Trách nhiệm của cô giáo trong sự việc là điều rõ ràng. Kỹ năng sư phạm, ứng xử đạo đức nhà giáo có vấn đề.
"Giáo dục nhân bản là một khoảng trống hàng chục năm nay, chúng ta không giáo dục giá trị nhân bản, lòng yêu thương con người, giáo dục tôn vinh phẩm giá con người..." - TS Phạm Thị Thúy
Nhưng đó còn những khía cạnh cần nhìn nhận là vai trò của phụ huynh trong giáo dục con cái, trong các ứng xử với giáo viên và với mọi người xung quanh. Vai trò đến từ hệ thống giáo dục, cách chúng ta đang tạo nên những áp lực cho giáo viên về thành tích, thu đua; vấn đề về đào tạo GV hướng dẫn GV về kỹ năng sư phạm, giúp đỡ GV khi họ gặp khó khăn trong lớp học, với học trò.
Với giáo viên dù họ đã sai, bị đình chỉ, có thể bị khởi tố nhưng "ném đá" của dư luận là sức ép lớn nhất, kể cả là người có thần kinh thép cũng rất khó để đứng vững.
Trong trường hợp này, chính giáo viên cũng cần được giúp đỡ hơn là ném đá. Ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, không ai chịu trách nhiệm thay được. Cô xúc phạm thân thể học sinh, gây bạo lực, gây tổn thương tâm lý cho học sinh cả lớp.
"Nhưng đừng chỉ nhìn vào hành vi mà đã phán xét ngay một con người, chúng ta hay nhìn nhận liệu có nên tấn công một cá nhân như vậy hay không?
Không thể không nói đến áp lực từ bệnh thành tích, thi đua; không thể không nói đến cách mà người ta đã đào tạo nên cô giáo với tư cách là một giáo viên. Liệu chúng ta đã đào tạo giáo viên một cách cẩn thận về tâm lý, kỹ năng phương pháp sư phạm chưa?" - Bà Phạm Thị Thúy đặt câu hỏi.
Đó còn là bức tranh về về áp lực về thành tích, thi đua. Có những cuộc thi đua giáo viên không hào hứng, không ham hố gì thành tích đó nhưng vẫn phải làm, một guồng máy mà họ không đứng bên ngoài được.
Bà Thúy nói: "Bản thân tôi là giảng viên ĐH nhàn hơn rất nhiều nhưng có những việc mình chẳng ham hố thành tích gì vẫn phải làm. Mà giảng viên khổ 1 thì giáo viên phổ thông phải khổ 10...".
Mục đích của thành tích không xấu và ở ngành nghề nào cũng phải có mục tiêu. Nhưng mỗi người trong nghề đang mắc kẹt trong áp lực này. Tầng tầng lớp lớp, rất nhiều tròng khoác vào cổ giáo viên và giáo viên không biết trút đi đâu nên trút xuống học sinh...
Ở góc độ tâm lý, bà Thúy phân thích có thể tuổi thơ của cô giáo bị bạo lực bởi ai đó, cô bị tổn thương về tâm lý, có thể cô có đang có ẩn ức nào đó. Đôi khi, hành vi nóng giận, bạo lực của cô đang xả giận nhưng cũng là lời kêu cứu, thể hiện sự bất lực, bế tắc.
Giáo dục thiếu giá trị nhân bản
Qua câu chuyện 321 cái tát và sự ném đá của dư luận, theo bà Phạm Thị Thúy, chúng ta dễ dàng nhìn thấy cách hành xử thiếu nhân văn. Từ một sự việc mang tính giáo dục, hợp lý khi lên tiếng phê phán cô giáo phạt học sinh nhưng chuyển sang trạng thái "ném đá" thì chính mỗi người lại đang lấy bạo lực để nói về một sự việc phê phán - mang tính nhân văn.
Ở đây, bà Thúy nhấn mạnh, không phải nhìn ở góc độ thương cảm cho những tổn thương của cô hay đòi hỏi sự tha thứ. Tôi - anh hay bất kỳ ai, làm sai phải chịu trách nhiệm - có thể trước tòa án, trước dư luận hay chính với lương tâm... không thể mình làm sai rồi mong người khác thương cảm mình được.
Cô ấy làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm, cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc và khởi tố. Còn vấn đề của chúng ta là mỗi phụ huynh, mỗi nhà giáo, mỗi học sinh và cả ngành giáo dục có thể làm gì để thay đổi, cải thiện thực trạng. Chúng ta có thể làm gì để học trò đi học với niềm vui thật sự hay không? Làm gì để thầy cô giáo ứng xử nhân văn? Làm sao để trong cộng đồng, khi có ai đó sai thì chúng ta đối xử khách quan và có lý trí chứ không phải cảm tính?
Nhiều người nói, nếu tôi là bố mẹ em học sinh đó sẽ đến tát lại, đánh, thế này thế nọ cô giáo... thì chính chúng ta đã lấy bạo lực đáp trả bạo lực. Tất cả đều ứng xử với nhau bằng bạo lực.
Không phủ nhận áp lực của bệnh thành tích nhưng theo bà Thúy đó cũng chỉ là nguyên nhân bề nổi. Nguyên nhân sâu xa là chúng ta đang thiếu nền tảng giáo dục nhân bản. Giáo dục nhân bản đã là một khoảng trống hàng chục năm nay, chúng ta không giáo dục giá trị nhân bản, lòng yêu thương con người, giáo dục tôn vinh phẩm giá con người...
Thế nên dường như bất kỳ ai cũng cho rằng mình có quyền đánh trẻ trẻ. Cha mẹ cho rằng mình có quyền đánh con nếu con sai, thầy cô có quyền đánh con vì muốn giáo dục trẻ... Rồi bây giờ cộng đồng lại cho rằng mình có quyền ném đá để thay đổi cô giáo, để thay đổi hệ thống giáo dục.
Tất cả đều thiếu đi tính nhân bản trong cách hành xử.
Thay đổi đến từ mỗi người
Bà Phạm Thị Thúy phân tích, những lúc bức xúc chúng ta lại dễ quên đi vai trò giáo dục con cái từ gia đình. Trong trường hợp câu bé nói tục, chửi thề ở đây có thể là 231 cái tát nhưng cũng quên nhìn thẳng rằng, sau này ra đời gặp đầu gấu, em có thể bị mất mạng vì thói hư tật xấu của mình.
Trong khi, hành vi lời nói của trẻ chịu trách động bởi ba môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó môi trường gia đình cực kỳ quan trọng. Bố mẹ có quan tâm đến con hay không, dạy con học ăn ,học nói, học gói, học mở; có yêu thương con đầy đủ hay không... người thầy suốt đời của con chính là cha mẹ. Nghề gì cũng có những lớp tập huấn nhưng riêng nghề làm cha mẹ lại đang rất thiếu, còn bị xem nhẹ.
Sự việc cũng phản ánh đời sống xã hội mà chúng ta đang phải đối mặt. Cha mẹ bận mưu sinh, không có thời gian cho con cái. Cha mẹ không theo kịp con cái trong nhiều vấn đề như chương trình học khó, không kèm cặp được, tâm sinh lý trẻ hiện nay rất phức tạp...
Câu chuyện quan trọng hơn việc ném đá là mỗi ông bố bà mẹ có thể làm gì để dạy con nên người, mỗi nhà giáo có thể làm gì để mình thay đổi được cách tiếp cận học sinh, khả năng kiểm soát cảm xúc của mình; mỗi nhà quản lý có thể làm gì để cho môi trường giáo dục nhẹ nhàng, thân thiện hơn...
Thay vì chờ đợi một sự thay đổi đến từ ai đó, đến từ hệ thống... thì chính mỗi người cần thay đổi.
Theo Dân Trí
Người đàn ông tử vong trong đêm và vết bánh xe kỳ lạ (P cuối): Ân oán từ chiếc xe máy
Pháp luật - 12 phút trướcGĐXH - Việc tìm ra chiếc xe đã đến nhà nạn nhân Hoài vào đêm xảy ra vụ án là một thành công của Công an Bình Phước. Từ manh mối này, các anh đã khoang vùng được những nghi phạm đầu tiên. Tuy nhiên mọi thứ không hề đơn giản khi mà kẻ thủ ác vẫn còn "ẩn mặt".
Nữ quái dùng bình xịt hơi cay chống trả công an khi bị kiểm tra
Pháp luật - 15 phút trướcGĐXH - Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam một số đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Nam thanh niên bị đánh đến nguy kịch nghi do va chạm giao thông
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Sau va chạm giao thông, nam thanh niên ở TP. Bến Cát (tỉnh Bình Dương) bị đánh đập dã man giữa đường. Nạn nhân được người dân hỗ trợ đưa tới bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Năm 2025, người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày lễ, Tết?
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có 22 ngày nghỉ lễ, Tết năm 2025.
4 ngành học phù hợp với người hướng ngoại, mức lương 50 - 100 triệu/tháng
Giáo dục - 2 giờ trướcNgười hướng ngoại thường được nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên vì họ năng động và giỏi giao tiếp với những người xung quanh.
Níu kéo tình cảm theo cách dại dột vào ngày cuối năm
Pháp luật - 3 giờ trướcNam thanh niên ở tỉnh Quảng Nam bị tạm giữ hình sự vì bắt giữ người yêu trái pháp luật.
Bắt giữ khẩn cấp 2 người đánh tài xế xe công nghệ sau va chạm giao thông ở TP HCM
Pháp luật - 3 giờ trướcĐoạn clip ghi lại cảnh 2 người đánh liên tiếp vào người tài xế mặc áo xe ôm công nghệ sau va chạm giao thông ở TP HCM khiến cư dân mạng bức xúc.
Thanh niên bị phát hiện khi đang phi tang thi thể mẹ
Pháp luật - 3 giờ trướcNam thanh niên 29 tuổi ở Quảng Nam đang đưa thi thể mẹ ra sông để phi tang thì bị người dân phát hiện, bắt giữ.
Ly hôn 10 năm, có gia đình riêng vẫn được hưởng thừa kế tài sản của chồng cũ từ tình huống bất ngờ này
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Bạn có tin rằng, vẫn có trường hợp đã ly hôn từ 10 năm trước, lấy chồng mới rồi nhưng vẫn được hưởng tài sản của người chồng cũ hay không?
Bí ẩn bên trong các thùng hàng ‘phân bón cho hoa’
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Nam thanh niên ở Nghệ An lên mạng xã hội mua hoá chất sản xuất pháo rồi ngụy trang trong các thùng hàng dán nhãn "phân bón cho hoa", "thuốc kích thích cây trồng ra hoa" nhằm qua mặt cơ quan chức năng.
Tin tối 1/1: Từ hôm nay, công chức, viên chức của Hà Nội được tăng thêm thu nhập; Vì sao 'chui xuống gầm bàn ăn 12 trái nho lúc giao thừa' rần rần trên mạng xã hội?
Xã hộiGĐXH - Từ 1/1/2025, Hà Nội thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức. Đây là một trong những tin quan trọng trong bản tin tối nay (1/1).