Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện tình cổ tích của đôi vợ chồng "nghèo hai con mắt"

Thứ năm, 10:57 28/06/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Vốn không may mắn có được đôi mắt tinh anh như bao người nên cuộc sống của những người khiếm thị luôn vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, với tình yêu chân thật và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, anh Hoàng Văn An (34 tuổi) và chị Trần Thị Liên (32 tuổi) đã nên duyên vợ chồng và xây dựng tổ ấm của mình.

Ở giữa lòng Thủ đô ồn ã và nhộn nhịp, tôi tìm đến một con ngõ nhỏ nằm trên phố Lạc Trung – Hà Nội. Nơi đây là trung tâm hỗ trợ phục hồi chức năng và dạy nghề cho người mù trẻ Hà Nội (PDM). Đây vừa là nơi dạy nghề vừa là nơi ở của hơn 10 người khiếm thính, khiếm thị. Họ đến từ nhiều miền quê khác nhau nhưng cùng chung hoàn cảnh bị khiếm khuyết về cơ thể.


Trung tâm phục hồi chức năng và dạy nghề cho người mù trẻ Hà Nội – PDM nằm trong một con ngõ nhỏ tại số 21B Lạc Trung – Hà Nội

Trung tâm phục hồi chức năng và dạy nghề cho người mù trẻ Hà Nội – PDM nằm trong một con ngõ nhỏ tại số 21B Lạc Trung – Hà Nội

Ngôi nhà cấp 4 chỉ vỏn vẹn 90m2 gồm nhiều căn phòng nhỏ. Tuy không quá rộng rãi nhưng nơi đây vẫn luôn ngập tràn tiếng cười của những con người cùng chung số phận. Tại đây cũng đã nảy sinh một tình yêu cổ tích, không cầu kì cao sang, không phô trương lãng mạn nhưng lại rất đỗi bình yên, hạnh phúc. Đó là câu chuyện tình yêu của anh Hoàng Văn An (34 tuổi) và chị Trần Thị Liên (32 tuổi).

Nơi sinh sống của những người khuyết tật làm việc tại trung tâm PDM
Nơi sinh sống của những người khuyết tật làm việc tại trung tâm PDM

Trong buổi chiều mùa hè nắng nỏ, đợi chị Liên kết thúc giờ bấm huyệt cho khách tôi mới có dịp ngồi trò chuyện cùng chị. Ban đầu, hai anh chị có chút ngại ngần từ chối vì cũng không muốn nói sâu về đời sống riêng của mình. Nhưng sau vài câu mở lời, tôi đã khiến chị Liên cảm thấy thoải mái chia sẻ hơn.

Chị Liên quê ở huyện Tiên Lữ - tỉnh Hưng Yên, từ nhỏ đã mắc chứng đục thủy tinh thể, mọi sinh hoạt trong cuộc sống cũng như giao tiếp của chị gặp nhiều khó khăn. Chị chỉ có thể làm những công việc ở ngoài vườn, ruộng phụ giúp gia đình.

Càng lớn thì bệnh của chị càng trở nên nặng hơn, hai mắt chỉ nhìn được mọi vật ở gần, chị Liên phải dùng kính hỗ trợ thị lực mới có thể quan sát ở phía xa hơn một chút. Mắt kém khiến chị không thể tiếp tục làm nhiều việc được. Thương bố mẹ và các em vẫn còn tuổi ăn học, lại là con lớn trong nhà mà không đỡ đần được gì, điều này làm chị Liên rất buồn suốt một thời gian dài cho đến khi chị biết đến trung tâm PDM.

Chị Liên kể: ”Nhớ lại ngày đó cách đây 7 năm, tôi mới bắt đầu vào làm việc tại trung tâm. Được mọi người ở đây giúp đỡ rất tận tình, được dạy học nghề bấm huyệt và massage nữa. Vừa kiếm được tiền gửi về cho gia đình dưới quê, vừa tìm lại được niềm vui trong cuộc sống. Bởi vì mọi người ở đây ai cũng có những khiếm khuyết của bản thân, chính vì vậy mà lại rất thấu hiểu và cảm thông cho nhau".

Chị Trần Thị Liên (32 tuổi) trò chuyện cùng phóng viên
Chị Trần Thị Liên (32 tuổi) trò chuyện cùng phóng viên

Còn anh An nhà ở huyện Phúc Thọ - Hà Nội. Anh bị tật khúc xạ bẩm sinh do gen di truyền từ bố. Từ nhỏ đã khó khăn do mắt kém khiến anh luôn tự ti về bản thân. Cùng với hạn chế về thể lực, anh An chỉ ở nhà phụ giúp bố mẹ vài việc lặt vặt chứ chẳng xin đi làm ở đâu được. Nhiều người khuyên đi mổ mắt nhưng lúc đó gia đình anh An cũng khó khăn nên không có tiền để chữa trị cho anh.

May sao có người cùng quê giới thiệu anh An tới trung tâm PDM làm việc. Ban đầu anh chỉ làm lao công dọn dẹp, sau này anh được dạy học bấm huyệt, tẩm quất, massge. Dần dần thành thạo tay nghề, anh An bắt đầu kiếm được những khoản tiền đầu tiên.

Anh An chia sẻ: "Tôi đến với trung tâm được hơn 9 năm rồi, thời gian ở đây tôi được trải qua rất nhiều cảm xúc. Và điều khiến tôi vui nhất đó chính là gặp Liên”.


Vợ chồng chị Liên và anh An vui vẻ kể lại chuyện ngày xưa

Vợ chồng chị Liên và anh An vui vẻ kể lại chuyện ngày xưa

Câu nói tuy hài hước nhưng lại rất chân thành của anh An khiến chị Liên vừa ngại lại vừa xúc động. Chị cũng chia sẻ thật lòng về khoảng thời gian gặp gỡ anh, chị đã nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ anh. Chị cứ nghĩ mình không xinh đẹp, không giỏi giang lại còn bị tật ở mắt thì sẽ chẳng có ai để tâm đến mình. Ấy vậy mà ông trời se duyên cho chị gặp anh An - người đàn ông ân cần thương yêu, che chở cho chị, luôn bên cạnh chị những khi gặp khó khăn.

Rồi không biết từ khi nào, chị rung động trước tình cảm của anh. Hai người tìm hiểu nhau khoảng 1 năm, sau khi nhận thấy giữa hai bên đều có nhiều điều tương đồng, biết lắng nghe và thấu hiểu cho nhau, chị Liên và anh An đã quyết định đi tới hôn nhân.

“Họ hàng ở dưới quê nhiều người phản đối chuyện tôi lập gia đình lắm. Có người nói hai đứa đã khuyết tật còn lấy nhau thì làm sao mà hạnh phúc được. Hay sau này có con nhỡ chúng nó cũng theo gen thì sao!” - Chị Liên nghẹn ngào nhớ lại những ký ức đau lòng.

Ngày chính thức nên vợ nên chồng, anh chị cũng quyết định sẽ ở lại ngôi nhà của trung tâm. Hàng ngày, chị Liên đi chợ mua thức ăn về nấu cơm. Tuy mắt có kém nhưng chị vẫn cố gắng chăm lo cho chồng từng bữa ăn. Chị nói đó là bổn phận của người phụ nữ khi làm vợ.

Biết khả năng nhìn của vợ khó hơn mình, anh An luôn giúp đỡ chị một số việc nhà như dọn dẹp, phơi quần áo. Thỉnh thoảng, anh lại ngồi hát cho chị nghe. Dù vợ có nấu cơm chậm và muộn đến như nào thì anh vẫn sẵn sàng đợi mà không bao giờ phàn nàn một tiếng.

Mọi người coi nhau như người thân trong gia đình
Mọi người coi nhau như người thân trong gia đình

Niềm hạnh phúc lớn nhất của hai anh chị chính là cô con gái đã lên 5 tuổi. Vì một số lí do nên anh chị phải gửi cháu về quê nhờ ông bà trông nom, chăm sóc. Cuối tháng nếu có thời gian, anh chị sẽ bắt xe về thăm con. Sang năm là bé bước vào lớp 1. Vì muốn con được đi học như bạn bè cùng trang lứa nên anh chị phải nỗ lực làm việc, dành dụm nhiều hơn để có tiền cho bé ăn học. Bù lại bé rất ngoan và đáng yêu.

Chị Liên kể: "Cứ mỗi lần bố mẹ về quê thăm là em bé mừng lắm, kêu nhớ mẹ suốt thôi. Lúc phải đi lên Hà Nội là lần nào mẹ con cũng ôm nhau khóc. Giờ tôi chỉ mong công việc thuận lợi để đủ tiền lo cho con, không để con thiệt thòi thứ gì. Từ giờ mọi chi tiêu phải tiết kiệm hơn, tôi tính sẽ tìm thêm công việc làm ở nhà để có thêm thu nhập. Đợi cháu lớn hơn rồi đón cháu lên đây để nuôi dạy cho ông bà đỡ cực”.

Con người sinh ra, không ai hoàn hảo tất cả về mọi mặt. Nhưng có lẽ, những người mang trên mình những khiếm khuyết về hình thể mới có thể thấu hiểu và cảm nhận được nhiều nhất những điều kì diệu mà tình yêu mang lại cho họ. Câu chuyện của anh An và chị Liên sẽ là động lực tiếp thêm nguồn cảm hứng trong cuộc sống cho tất cả những người khuyết tật.

Diệu Linh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ô tô khách chở 40 công nhân lật ngang khi tránh xe máy ở Long An

Ô tô khách chở 40 công nhân lật ngang khi tránh xe máy ở Long An

Xã hội - 7 giờ trước

Nam thanh niên lái xe máy đột ngột băng ngang qua quốc lộ 1. Cùng lúc, xe khách chở 40 công nhân chạy đến né tránh khiến phương tiện này mất lái, lật ngang.

2 người thương vong sau vụ nổ ở khu công nghiệp

2 người thương vong sau vụ nổ ở khu công nghiệp

Xã hội - 8 giờ trước

Cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ nổ xảy ra tại khu công nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) khiến 1 người tử vong.

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Suốt thời gian qua tại làng nghề đúc nhôm tại thôn Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đang “bức tử” hầu hết các sông ngòi, kênh mương, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân sinh sống nơi đây và các vùng lân cận.

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Tên trộm ranh ma và tội ác kinh hoàng phía sau chiếc xe máy bí ẩn (P1): Người khách trọ

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Một ngày cuối tháng 1/2024, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhận được tin báo về vụ mất trộm xe máy tại phường Thượng Đình. Khi tiến hành điều tra, phải mất rất nhiều công sức các anh mới tìm ra đối tượng. Tuy nhiên, vào thời điểm đầu tiên, chính các điều tra viên cũng không ngờ rằng, tên trộm xe máy ấy đang che giấu một hành vi tội ác ghê rợn.

24 người chết vì TNGT trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5

24 người chết vì TNGT trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5

Xã hội - 9 giờ trước

Tai nạn giảm trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và bị thương) so với ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5 năm ngoái.

Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội: Bố mẹ nạn nhân đã đến nhận con

Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội: Bố mẹ nạn nhân đã đến nhận con

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Vụ phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư Hà Nội đã trở thành tâm điểm mạng xã hội trong 2 ngày gần đây. Diễn biến vụ việc đang được cập nhật.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 27/4/2024

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 27/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tài xế ô tô ở TPHCM chờ kẹt xe đến cạn xăng trong ngày đi chơi lễ

Tài xế ô tô ở TPHCM chờ kẹt xe đến cạn xăng trong ngày đi chơi lễ

Xã hội - 11 giờ trước

Lượng xe trên đường Võ Nguyên Giáp, Mai Chí Thọ (hướng vào cao tốc) tăng cao, nhiều đoạn xảy ra ùn tắc. Một số phương tiện chờ lên cao tốc quá lâu dẫn đến cạn xăng, chủ xe mệt mỏi quay về.

Đoàn xe sang rước dâu dừng, đỗ giữa đường ở Hải Dương chụp ảnh

Đoàn xe sang rước dâu dừng, đỗ giữa đường ở Hải Dương chụp ảnh

Xã hội - 12 giờ trước

Một đoàn xe sang rước dâu ở Hải Dương đã dừng giữa đường để quay phim, chụp ảnh, gây mất an toàn cho nhiều phương tiện đi đường.

Thông tin mới nhất vụ lật thuyền trên sông Chanh làm 4 người mất tích

Thông tin mới nhất vụ lật thuyền trên sông Chanh làm 4 người mất tích

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Vào sáng nay, thi thể nạn nhân thứ 4 là chị Nguyễn Thị H (SN 1982) được lực lượng cứu hộ, cứu nạn tìm thấy tại khu vực cửa sông Bạch Đằng, gần cầu sông Chanh 2, cách vị trí lật thuyền khoảng 400m.

Top