Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô bé "ma rừng" về núi giờ ra sao?

Thứ sáu, 16:11 17/06/2016 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Cô bé được gọi là "ma rừng" có đôi mắt kỳ dị to như quả trứng gà, bị cả bản xa lánh và bị cấm ra khỏi bản để tránh mang họa cho mọi người.

Khốn khó giữa đại ngàn

Như Báo Gia đình & Xã hội năm 2015 đã đưa tin, tại bản Tả Phùng (xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) có cô bé "ma rừng" Tấn Tả Mẩy (7 tuổi, dân tộc Dao) bị cấm ra khỏi bản, bị dân bản xa lánh kỳ thị vì có đôi mắt phồng to như quả trứng gà, luôn chảy mủ vì rỉ ngoèn.

Mẩy luôn phải chơi thui thủi một mình, vì trẻ con trong bản cũng bị người lớn cấm chơi với "ma rừng".

Một lần xuống bản nắm địa bàn, chiến sĩ Phạm Tuân (Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải - Bộ Chỉ huy Quân sự Lai Châu) đã gặp bé Mẩy đáng thương. Khi đó mắt trái của cô bé ma rừng đã gần như bị lồi ra khỏi hõm mắt, mủ chảy liên tục. Mắt phải cũng có dấu hiệu bệnh như mắt trái.


Bé Mẩy khi mắt còn lồi to như quả trứng gà chảy mủ. Ảnh:NPL.

Bé Mẩy khi mắt còn lồi to như quả trứng gà chảy mủ. Ảnh:NPL.

Chiến sĩ Tuân đã báo cáo với chỉ huy và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã cử bác sĩ quân y đã xuống khám bệnh cho Mẩy, kết luận là không thể điều trị tại chỗ, phải phẫu thuật mới cứu được mắt bé.

Người nhà bé Mẩy kể lại, mắt phải của Mẩy bị đỏ, sưng dần và chảy nước ngay sau khi sinh ra. Do nhà bé tít vùng sâu biên giới, nên bố mẹ bé không đưa con đi khám, chữa bệnh được. Càng ngày mắt bé càng phồng to dị dạng và càng bị kỳ thị, dân bản không cho con cái gần gũi, còn cấm gia đình đưa bé ra khỏi bản để không thể mang họa cho người khác. Nếu không có bộ đội biên phòng phát hiện, cuộc đời bé chắc chắn chìm trong bóng tối vùng sâu biên giới.

Nhờ các cô giáo cắm bản vận động nên Mẩy vẫn được đi học, nhưng là con gái đầu trong một gia đình dân tộc nghèo đông con nên hàng ngày đi học Mẩy phải địu em đi học cùng.


Bé Mẩy sau khi được mổ mắt. Ảnh: NP.

Bé Mẩy sau khi được mổ mắt. Ảnh: NP.

Đưa "ma rừng" về Hà Nội

Vì bác sĩ quân y vùng cao không có điều kiện chữa trị, chiến sĩ Tuân đã đưa trường hợp bé Mẩy lên Facebook kêu gọi các bác sĩ và các nhà hảo tâm giúp đỡ cho bé Mẩy chữa bệnh. May có đoàn thiện nguyện do Viện Khoa học vì sự phát triển của phụ nữ và trẻ em từ Hà Nội lên Lai Châu làm từ thiện, Ban chỉ huy Đồn biên phòng Vàng Ma Chải đã chia sẻ, và ngay lập tức bé được các nhà từ thiện đưa về Hà Nội chữa trị.

Đại diện của Viện Khoa học vì sự phát triển của phụ nữ và trẻ em đã kết nối với các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương. TS Thẩm Trương Khánh Vân, Phó Trưởng khoa Chấn thương (Bệnh viện Mắt Trung ương) đã hội ý gấp với lãnh đạo viện và đồng ý nhận bé Mẩy về chữa mắt. Các chiến sĩ biên phòng, các nhà thiện nguyện đã vận động bà con dân bản cho phép "ma rừng" về xuôi chữa bệnh. Đó cũng là sự kiện lớn của bản nghèo vùng cao, nên ngày Mẩy rời bản, bà con và các chiến sĩ biên phòng, các cô giáo còn tiễn bé ra tận ôtô.


Nụ cười cô bé ma rừng sau khi tháo băng mắt. Ảnh: NLP

Nụ cười cô bé ma rừng sau khi tháo băng mắt. Ảnh: NLP

Nhớ núi con trở về với núi

Về Hà Nội, các bác sĩ Khoa Chấn thương của Bệnh viện Mắt Trung ương thăm khám, phát hiện mắt trái của bé bị giãn lồi hết, sắp bị vỡ. Kết quả siêu âm cho thấy, trong mắt bé không thấy khối u nội nhãn, gây biến dạng và làm mất chức năng của mắt. Chỉ cần để thêm một thời gian ngắn nữa, mắt trái có thể bị vỡ, còn ảnh hưởng cả con mắt lành.

Bé Mẩy được chỉ định kíp phẫu thuật ngay, gồm TS Nguyễn Quốc Anh - Trưởng khoa Chấn thương, TS Thẩm Trương Khánh Vân và TS Lê Xuân Cung – Phó Trưởng khoa Kết giác mạc. Mắt trái của bé đã bị hỏng hoàn toàn nên phải loại bỏ, và được đặt bi Silicon tạo hình hốc mắt để sau này lắp mắt giả.

Con mắt phải sau khi thăm khám kỹ và hội chẩn đã phát hiện thêm các tổn thương, cho nên kíp mổ quyết định ngưng phẫu thuật để chờ chỉ định phù hợp.

Sau khi bé Mẩy xuất viện, đại diện của Viện Khoa học vì sự phát triển của phụ nữ và trẻ em đã đưa bé trở về bản. Cả bản ra đón Mẩy và niềm vui vỡ òa khi thấy bé cười tươi tắn từ trên ôtô bước xuống với đôi mắt chưa lành hẳn, nhưng không còn lồi kỳ dị nữa.

Mừng hơn nữa, cô Phạm Nga, Hiệu trưởng Trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) đã tiếp nhận bé Mẩy vào học tại trường. Đôi mắt bé Mẩy chỉ còn 1, nhưng bé vẫn nhìn được chữ sáng nên đã theo học được lớp 3.

Gần 1 năm bé Mẩy học ở trường rất sáng dạ, nhưng vì bé vốn sống tự do trên rừng nên mọi sinh hoạt rất bừa bãi. Vì vậy bé luôn được các cô giáo và bạn bè quan tâm giúp đỡ, dù việc chăm sóc và dạy tiếng Việt rất vất vả. Các cô giáo nội trú thương Mẩy như con, cô Hương, cô Nữ tận tình hàng ngày dạy con từ đánh răng, chải tóc, mặc quần áo, kiêm dạy nói tiếng Kinh và phong cách ăn mặc như các học sinh trong trường để con mau chóng hoà nhập.


Bé Mẩy ngày mới về Hà Nội học. Ảnh: Facebook

Bé Mẩy ngày mới về Hà Nội học. Ảnh: Facebook

Nhớ hồi các chú bộ đội và đại diện Viện Khoa học vì sự phát triển của phụ nữ và trẻ em đưa bé Mẩy về Hà Nội, tóc tai Mẩy bù xù như cái nơm cũ. Một cô còn phải đưa Mẩy vào bồn tắm đầy nước ấm ngâm một lúc, rồi mới lấy bàn chải để kỳ cọ nhẹ cho làn da Mẩy bong tróc hết cóc cáy - phải làm thế vì 7 năm trời Mẩy không được tắm. Khi tắm xong Mẩy đi ra mới lộ được làn da thật non tơ trắng ngần, khi cười còn lộ nhẹ đôi núm đồng tiền.

Nhưng hòa nhập với thầy cô, với các bạn ở trường gần 1 năm thì “ma rừng” nhớ nhà khóc, cha mẹ nhớ con cũng khóc. Thương con quá nên bố mẹ bé xin cho con về học ở Trung tâm Bảo trợ tỉnh Lai Châu cho gần nhà và tiện thăm nom.

Tháng 5 vừa rồi cô Phạm Nga và đại diện Viện Khoa học vì sự phát triển của phụ nữ và trẻ em lên Lai Châu thăm bé Mẩy. Bé từ khi về gần nhà vẫn tiếp tục được học chữ sáng như ở trường Nguyễn Đình Chiểu. Tuy lớp 3 con học trình độ không như dưới xuôi, nhưng bé được các cán bộ Trung tâm chăm sóc tốt, bố mẹ có thể thăm nom bé thường xuyên hơn.

Đặc biệt bé Mẩy đã được một lãnh đạo bộ đội biên phòng Lai Châu nhận đỡ đầu, và cuộc đời cô bé ma rừng Tẩn Tả Mẩy đã trở lại với đời thường, không có nguy cơ chìm trong cô đơn và bóng tối suốt đời vì đôi mắt kỳ dị phồng to như quả trứng gà rạn vỏ đầy rỉ ghèn, người ngợm bẩn thỉu cóc cáy và bị bà con xa lánh nữa.

Uyển Hương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh mẹ già chăm con bại liệt ở Huế

Kết chuyển - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đăng tải, hoàn cảnh người mẹ già chăm con bại liệt suốt hơn 30 năm ở TP Huế nhận được nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ từ bạn đọc.

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể

MS 1016: Mong một phép màu cho nam sinh bị bỏng điện cao thế 55% cơ thể

Cảnh ngộ - 2 ngày trước

GĐXH - Bị bỏng điện cao thế với diện tích bỏng lên tới 55% cơ thể, tính mạng tưởng chừng không giữ nổi. Hai năm sau tai nạn định mệnh, em Hồ Như Thanh vẫn đang chiến đấu không ngơi nghỉ với những cơn đau, sẹo co kéo và chuỗi ngày điều trị kéo dài tưởng như vô tận.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống hỗ trợ việc điều trị cho bé trai bị cơ tim phì đại

Kết chuyển - 3 ngày trước

GĐXH – Cảm thương trước hoàn cảnh của gia đình bé Phúc An bị cơ tim phì đại, tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống trao tặng đã hỗ trợ phần nào việc điều trị cho con.

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ

MS 1015: Xót thương hoàn cảnh cụ ông 85 tuổi chăm con gái và cháu ngoại cùng bị bệnh tâm thần, con trai bị tai nạn giảm sút trí nhớ

Cảnh ngộ - 6 ngày trước

GĐXH - Ở cái tuổi đáng ra được an hưởng tuổi già, ông Trần Văn Bổn (trú tại phường Phong Hòa, thị xã Phong Điền, TP Huế) vẫn từng ngày gồng gánh gia đình, chăm sóc con gái bị tâm thần và đứa cháu ngoại mắc bệnh nặng.

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng

MS 1014: Sự sống mong manh của nam sinh lớp 12 bị sét đánh nguy kịch khi đi phụ mẹ ngoài đồng

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Tai nạn kinh hoàng do sét đánh trúng người khi đang phụ mẹ ngoài đồng khiến em Nguyễn Đình Lộc đang rất nguy kịch. Giờ đây tính mạng của em mong manh như sợi chỉ, rất cần sự chung tay của cộng đồng.

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa

Hơn 31 triệu đồng đến với bé 17 tháng tuổi từng đứng trước nguy cơ bị mù lòa

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH - Bé Anh Khôi, 17 tháng tuổi, mắc căn bệnh ung thư võng mạc. Một bên mắt của con đã phải tháo bỏ, bên còn lại từng có nguy cơ mất hoàn toàn thị lực. Nhờ sự chung tay của bạn đọc Báo Sức khỏe & Đời sống, bé Khôi đã có thêm cơ hội giữ lại ánh sáng.

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị

MS 1013: Nam sinh người dân tộc Hà Nhì mắc bệnh hiểm nghèo cần sự trợ giúp để điều trị

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình éo le nhưng số phận khắc nghiệt hơn khi em Sừng Té Tuấn, người dân tộc Hà Nhì, bị mắc căn bệnh ung thư biểu mô. Cơ thể em ngày một gầy yếu, tiều tụy vì bệnh tật, trong khi gia đình có hoàn cảnh vô cùng nghèo khó.

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp

MS 1012: Con lớn bị tâm thần, người cha nghèo cầu cứu cộng đồng để điều trị cho con trai út mắc bệnh hiếm gặp

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH - “Vợ chồng tôi đã cố gắng chỉ cần con còn hơi thở, chúng tôi sẽ không buông tay, nhưng giờ thật sự kiệt sức rồi…” – người cha nghèo nghẹn ngào nói và cầu xin sự giúp đỡ của cộng đồng để có cơ hội cứu con trai.

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo

MS 1011: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ thiểu năng đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH - Ở tuổi 44, trong khi nhiều người đã yên ổn với công việc và gia đình, chị Nguyễn Thị Huyên ở xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên vẫn phải từng ngày chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo. Hoàn cảnh của chị đặc biệt éo le, đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn tại Huế

Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn tại Huế

Kết chuyển - 3 tuần trước

GĐXH - Hoàn cảnh khó khăn ở TP Huế nhận được nhiều sự hỗ trợ, chia sẻ của bạn đọc sau khi Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đăng tải bài viết.

Top