Cô dâu 32 tuổi suy sụp vì bị ung thư đại trực tràng do ngày nào cũng ăn món này
Cô dâu 32 tuổi suy sụp vì bị ung thư đại trực tràng do ngày nào cũng ăn món này
Cô Zhang, 32 tuổi đến từ Vũ Hán, Hồ Bắc (Trung Quốc) dự định kết hôn vào năm 2019. Vài ngày trước một sự việc bất ngờ xảy ra, cô Zhang phát hiện bản thân mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Điều này khiến cô rất sốc, gia đình cô không ai mắc căn bệnh này tại sao cô lại bị, nguyên nhân chỉ vì một thói quen nhiều năm của cô.

Cô Zhang nói rằng cô đặc biệt thích ăn mì thịt bò. Mỗi ngày cô đều ăn và thường cho thêm đồ cay vào món mì. Có lẽ chính vì thói quen ăn uống này đã dẫn tới hậu quả xấu. Cô Zhang chia sẻ: “Tôi từng thấy máu trong miệng nhưng không quá chú ý. Nhưng cách đây không lâu, tôi đi vệ sinh thấy phân không bình thường, thường bị tiêu chảy. Thỉnh thoảng tôi lại bị đau dạ dày.” Vì tình trạng này kéo dài nên cô Zhang đã đi khám, kết quả cô được chẩn đoán bị ung thư đại trực tràng.

Theo các chuyên gia, tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy và các bệnh nguy hiểm khác. Tuy nhiên, cần phải được nhấn mạnh là ăn thịt đỏ với số lượng lớn và trong một thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ bị ung thư.
Các chuyên gia cũng nói rằng hai axit amin là levo-phenylalanine và sarcosine trong thịt bò và thịt cừu cao hơn các loại thịt khác. Một khi chúng tiếp xúc với nhiệt độ cao như chiên, rang hay nướng sẽ có thể gây ung thư
Các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên hạn chế ăn thịt đỏ. Tổ chức nghiên cứu ung thư thế giới khuyến cáo rằng lượng thịt đỏ ăn hàng tuần không được vượt quá 1kg. Nếu bạn muốn ăn, tốt nhất nên chú ý đến phương pháp nấu ăn, cố gắng sử dụng phương pháp hấp và luộc và sử dụng các thực phẩm chống oxy hóa như trái cây và rau quả để loại bỏ các gốc tự do gây ung thư.

Ngoài ra, mọi người nên chú ý tới những biểu hiện bất thường sau của cơ thể để kịp thời tới gặp bác sĩ nhằm phát hiện bệnh ung thư đại trực tràng sớm.
- Phân có máu lẫn chất nhầy;
- Đau bụng không rõ nguyên nhân, đặc biệt hay đau vào ban đêm.
- Người bị ung thư đại tràng thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như: đi táo bón, đi lỏng thất thường,...
- Thiếu máu thiếu máu không rõ nguyên nhân, ung thư đại trực tràng hoặc polyp đại trực tràng gây chảy máu, nhưng lượng chảy máu thường nhỏ, và quá trình bệnh kéo dài hơn nên dễ dẫn tới thiếu máu.
- Giảm cân không rõ lý do, mệt mỏi..
Để phòng ngừa ung thư đại trực tràng, theo chuyên gia phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh: Tăng cường vận động thế chất, hạn chế ăn mỡ, thịt động vật, giảm phần calo, chất béo từ 40% xuống còn 20 – 25%; Tăng cường ăn các chất xơ, hoa quả tươi hàng ngày, hạn chế ăn thức ăn muối, lên men, cá khô, xì dầu, thịt xông khói; Tránh những chất gây đột biến gen nhiễm trong thức ăn như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hạn chế lạm dụng bia rượu và các chất lên men khác.
Theo Khám phá

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 15 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 23 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.