Cô giáo Bách khoa Hà Nội nghiện…"nâng cấp" bản thân
Nếu đi trong sân trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thấy một cô gái "mình hạc vóc mai", diện đồ thời trang, đeo kính nom rất "xì tin" - đó là PGS. Trương Thu Hương.


PGS. Trương Thu Hương
Hiện nay PGS. Trương Thu Hương là Phó Giám đốc Chương trình EliTECH; Phó Trưởng bộ môn Kỹ thuật thông tin Viện Điện tử Viễn thông - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Khi trò chuyện cùng PGS. Trương Thu Hương, lại thấy một góc nhìn rất khác về các nhà khoa học nữ. Họ rất thông minh, nhanh nhạy, quyết đoán nhưng không hề vơi đi sự "lấp lánh" về giới!
"Thích học Luật nhưng mẹ lại bảo học Kỹ thuật"
Mở đầu câu chuyện, PGS. Trương Thu Hương bồi hồi nhớ lại thuở "cắp thau nhôm bơi lội mỗi mùa… lụt ở Bách khoa"!
- Mẹ tôi là GS ngành Công nghệ Sinh học Thực phẩm của Bách khoa Hà Nội, nên từ lúc còn bé xíu tôi đã gắn bó với trường. Tuổi thơ của tôi là chơi với chai lọ phòng thí nghiệm, mỗi mùa Bách khoa lũ lụt (khu vực đối diện D3, D5), bọn tôi toàn đem thau nhôm ra bơi lội. Mẹ tôi rất yêu nghề nên định hướng cho con gái vào Bách khoa Hà Nội học kỹ thuật. Tôi còn nhớ mẹ nói với tôi: Kỹ thuật là cái gốc, đi đâu cũng không đói được.
Tôi là đứa học Văn cũng không tồi, nhưng được mẹ định hướng khối A, tôi theo học lớp chọn Lý tại PTTH Thăng Long. Thi ĐH tôi đỗ ĐH Bách khoa, sau 2 năm đại cương tôi chuyển ngành vào khoa Điện tử Viễn thông - ngành hot nhất, điểm cao nhất trường hồi đó.
Ngẫm lại một đứa rất bướng bỉnh lại rất nghe lời mẹ về hướng nghiệp, dù lúc đầu muốn theo học Luật, chắc vì …giỏi cãi. Nhưng giờ càng ngày càng thấy yêu nghề, gắn bó với nghề, yêu công việc mình đang làm.
* Điều yêu nhất ở công việc chị đang làm là gì?
- Công việc giảng viên hiện nay của tôi luôn tiếp xúc với giới trẻ, những con người đang phát triển, đang đi lên, nó khiến cho mình có nhiều động lực và cảm hứng làm việc.
Bên cạnh đó, Bách khoa Hà Nội tạo ra một không gian tự do để phát huy sáng tạo và phát triển trong cả nghiên cứu, giảng dạy và các công việc chuyên nghiệp khác.

Tôi chọn nơi làm việc để mình không bị nam hóa
* Ngành chị đang nghiên cứu rất hot, chị có nhiều cơ hội đón chờ vậy tại sao chị vẫn gắn bó với Bách khoa?
- Tôi nhận Học bổng chính phủ Đức nên sang Đức học về Hệ thống thông tin và truyền thông. Học Kỹ thuật thì ở đâu cũng bị tình trạng như Bách khoa, đó là tỷ lệ nữ vẫn còn thấp.
Có thời điểm tôi đi thực tập ở trụ sở Nghiên cứu triển khai của Siemens tại Munich-Đức, tôi làm ở bộ phận nghiên cứu về Truyền dẫn Quang, cả tòa nhà 4 tầng có mỗi mình tôi là nữ và tôi bắt đầu ngấm với vấn đề chênh lệch cán cân giới tính.
Nếu trong môi trường nam - nữ bằng nhau, thì nam - nữ phải nhìn nhau để tự hoàn thiện mình, bộ phận nữ có một tiếng nói nhất định. Nhưng khi mình thuộc tỷ lệ quá bé nhỏ trong bộ phận đó thì mình chỉ có con đường thích nghi cho giống như một nam giới.
Lúc đó tôi quyết định nếu về nước sẽ làm ở môi trường giáo dục và học thuật về kỹ thuật, môi trường đó sẽ vừa phù hợp với sở trường vừa có tỷ lệ nữ với nam cân bằng hơn.
* Hiện tại chị đang nghiên cứu gì?
- Hiện tại tôi có hai hướng nghiên cứu chính: Nghiên cứu tối ưu truyền dẫn video thực tế ảo (VR) để người dùng có thể xem video 360 độ chất lượng tốt, và đồng thời tối ưu tài nguyên của hạ tầng mạng truyền dẫn. Dự án đó hiện nay đang được tài trợ bởi quỹ VINIF của tập đoàn Vingroup.
Nghiên cứu thứ hai là về an ninh mạng và điện toán biên cho mạng IoT nhằm kiểm soát phát hiện nguồn tấn công đa dạng trong mạng IoT một cách nhanh và chính xác.
Ngoài ra, lab vẫn thực hiện một số nghiên cứu ứng dụng khác, và vì thế tôi đang hướng dẫn khoảng 28 sinh viên từ trình độ đại học, cao học và tiến sỹ.
* Những nghiên cứu này với dòng chảy Công nghệ thông tin (CNTT) thế giới có liên hệ gì không, thưa chị?
- Lĩnh vực nghiên cứu của bọn tôi là về mạng truyền thông và khoa học máy tính, do tính chất công nghệ thông tin thay đổi quá nhanh, và cạnh tranh vô cùng gay gắt, tôi - đồng nghiệp và sinh viên phải liên tục nhảy vào đào xới các xu hướng mới, khiến cho mình không thể ngừng vận động học tập. Bởi cứ dừng là sẽ nhanh chóng lạc hậu.

"Nghiện" nâng cấp bản thân
* Nhìn lại con đường đến với khoa học của chị có vẻ cái gì cũng may mắn. Liệu có khi nào chị bị gặp những cú vấp hoặc không suôn sẻ không?
- Không có con đường nào trải toàn hoa hồng, và thành công chỉ đến nếu mình nỗ lực bền bỉ kết hợp với một chút nhạy bén nắm bắt nhu cầu. Tôi chưa bao giờ nghĩ tôi có năng lực gì xuất chúng, chỉ là mình làm các công việc đủ nghiêm túc và đều đặn, phối hợp làm việc nhóm tốt thì mình cũng sẽ đạt được thành tựu nhất định.
Trên con đường đó tôi cũng vướng nhiều cú vấp, nhiều thất bại lắm, trong mọi "địa bàn"! Nhưng mỗi lần thất bại, thì mình tự rút ra cho mình một bài học, vấp ở đâu, thì cần đứng dậy và đi tiếp ở đó.
Tôi vẫn luôn nhắc sinh viên tôi hướng dẫn là: cả khi thất bại hay thành công mình đều không được dừng lại.
* Năm 2020-2021, chị được vinh danh là 1 trong 6 cán bộ tiêu biểu thu hút tài trợ và hợp tác nghiên cứu cho trường ĐH Bách khoa Hà Nội, giải thưởng này có tạo áp lực để năm tới chị sẽ chinh phục một hạng mục mới không?
- Được nhà trường vinh danh, tôi cũng rất vinh dự và tự hào, vì tại Bách khoa thực sự có rất nhiều đồng nghiệp giỏi giang.
Tôi không xác định nỗ lực để được vinh danh mà chỉ mong muốn năm sau sẽ làm tốt hơn năm nay. Năm 2021 tôi sẽ cố gắng cải thiện công tác giảng dạy, nghiên cứu; kéo dự án về trường và cả các công tác khác. Tức là tôi vẫn để mở tất cả mọi thứ để cần nâng cấp lên.
* Suốt ngày nâng cấp, có bao giờ chị cảm thấy mệt mỏi?
- Tạm thời thì chưa, bởi việc nâng cấp giống như mình đang đi trồng và chăm cây, và được trải nghiệm các cảm xúc tích cực khi thấy cái cây non nớt lớn dần, càng ngày càng cao hơn, vững chãi hơn, tỏa thêm cành lá sau mỗi năm.
Tôi tự thấy, việc mình cải thiện các hạn chế trong giảng dạy và nghiên cứu ngoài cho bản thân thì nó còn giúp lan tỏa tới cả sinh viên của mình nữa. Những người trẻ tuổi có tài năng nhưng cần người có kinh nghiệm hơn định hướng và tạo đòn bẩy cho họ.

* Thông thường người ta thấy các nhà khoa học thường đạo mạo cứng nhắc, nhưng cảm nhận của mọi người về PGS. Trương Thu Hương là rất "phụ nữ": Thích mua sắm, cắm hoa, yêu mèo, chăm con, ăn mặc rất thời trang, phong cách… Vậy làm thế nào để vừa hết mình với khoa học, lại vẫn chăm chút cho cuộc sống, sở thích cá nhân rất đời thường như vậy?
- Khuôn mẫu là do con người tạo ra thì con người cũng có thể thay đổi được nó. Nghiêm túc làm nghề, nhưng bên cạnh đó tôi vẫn có những sở thích khác nên sắp xếp thời gian để duy trì các thú vui như đọc truyện, xem phim, sưu tập tem và đồ lưu niệm nhỏ, chăm sóc con và các bạn bốn chân, nghe nhạc, học đàn…Tôi yêu cái đẹp nên thích thời trang, trang trí sắp xếp nhà cửa và đồ vật từ những thứ be bé.
Mình thích cái gì thì mình sẽ đặt quyền ưu tiên và dành thời gian và tâm trí cho nó được thôi. Mà hiện giờ tôi thấy những người phụ nữ Bách khoa ăn mặc rất đẹp, thời trang và có gu lắm đó. Giới nữ chúng tôi đang thay đổi các hình ảnh khuôn mẫu của các ông Đồ chăng ?! (cười).
Xin cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!
Theo Dân trí

Cháy căn hộ chung cư ở Hà Nội vì chủ nhà nướng cá
Thời sự - 6 giờ trướcĐám cháy bùng phát từ nồi chiên không dầu đang nướng cá, được đặt ở ban công, thiêu rụi phần lô gia.

Công an Hà Nội truy nã đối tượng ghi 6.000 điểm 'lô đề'
Pháp luật - 7 giờ trướcBị khởi tố về tội "Đánh bạc" qua hình thức ghi 6.000 điểm số lô, số đề, Đoàn Văn Hải đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú.

Giữa trời nắng to lũ ống xuất hiện kéo theo hàng nghìn tấn đất đá ở Nghệ An
Thời sự - 7 giờ trướcTrận lũ xảy ra trên triền núi ở bản Cha Ka 1, xã Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kéo dài khoảng 10 phút kéo theo hàng ngàn tấn đất đá từ triền núi chảy xuống trung tâm xã.

Nguy cơ sụp đổ Hòn Vọng Phu, chính quyền và các nhà khoa học đồng loạt vào cuộc
Xã hội - 7 giờ trướcGĐXH – Sau khi bị sét đánh khu vực Hòn Vọng Phu đã bị tróc vỡ, xuất hiện nhiều vết nứt, nguy cơ sụp đổ rất cao.

Cận cảnh toà nhà chung cư mini ở Cầu Giấy vừa bị cháy
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Ngôi nhà cho thuê phòng trọ ở số 59A, ngõ 2 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội vừa bị cháy hôm 29/9, đang bị đóng cửa, người thuê đã di chuyển đi.

Chuyện đặc biệt hy hữu: Cụ ông 83 tuổi tưởng đã chết sau 6 tiếng mất tích và nổi lập lờ giữa dòng sông
Xã hội - 7 giờ trướcGĐXH - Cơ mặt tại hiện trường, lực lượng chức năng nhận thấy người đàn ông vẫn còn dấu hiệu của sự sống và nhanh chóng đưa tới Trạm Y tế cấp cứu và được cứu sống.

Video: Khiếp vía khoảnh khắc xe tải lao vào nhà dân sau va chạm giao thông
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Xe ô tô tải khi đang lưu thông tới ngã tư thì bất ngờ xảy ra va chạm với một xe ô tô con, xe tải sau đó mất lái lao sang lề đường, đâm thẳng vào nhà dân.

Ngày đầu tiên tháng 10 lại có người ẵm giải độc đắc tiền tỷ của Vietlott
Xã hội - 9 giờ trướcGĐXH - Tối 1/10, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) đã tìm ra tấm vé trúng giải Jackpot của xổ số Mega 6/45 với giá trị gần 14 tỷ đồng.

Vụ nữ sinh quỳ khóc ở cửa lớp, điều chuyển cô giáo chủ nhiệm
Giáo dục - 11 giờ trướcTrường THPT Đa Phúc quyết định chuyển công tác giảng dạy môn Giáo dục công dân kiêm chủ nhiệm lớp 12D4 liên quan đến vụ việc nữ sinh quỳ khóc trước cửa lớp gây xôn xao dư luận những ngày gần đây.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay Chủ Nhật ngày 1/10/2023
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS Chủ Nhật ngày 1/10/2023: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Nhận được tin này công chức thấy tiếc khi thu nhập bị giảm do chính sách cải cách tiền lương
Đời sốngGĐXH - Theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018, Bộ Chính trị đưa ra chính sách cải cách tiền lương, trong đó có nhiều khoản thu nhập của công chức sẽ không còn từ 1/7/2024.