Cô giáo trẻ mở cánh cửa cuộc đời cho những em bé “đặc biệt”
GiadinhNet - Ở tuổi 28, người phụ nữ nhỏ bé này đã tự tay xây dựng lên một cơ sở mầm non chuyên biệt khang trang để dìu dắt, giúp đỡ với những trẻ bị tự kỷ, khuyết tật trí tuệ, khuyết tật ngôn ngữ… Với chị, rào cản về ngôn ngữ không trở thành vấn đề khi yêu thương vượt mọi khoảng cách.

Cô giáo Nhị hướng dẫn cho học sinh. Ảnh: Gia Minh
Hành trình từ trái tim
Phải mất rất nhiều thời gian để hẹn hò, chúng tôi mới có cuộc trò chuyện với cô giáo trẻ Đỗ Thị Nhị (SN 1990) - chủ cơ sở Mầm non chuyên biệt Bình Minh ở xã Đồng Nguyên, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh). Ngay từ giây phút đầu tiên gặp, chúng tôi đã vô cùng ấn tượng bởi ở người phụ nữ nhỏ nhắn ấy luôn toát ra đầy nội lực từ trong giọng nói và cả hành động. Nhị có đôi mắt thông minh với nụ cười rạng ngời luôn thường trực.
Nhị sớm mồ côi mẹ khi mới 3 tuổi. Sau ngày mẹ mất, bố đi bước nữa, cuộc sống của Nhị trải qua nhiều khó khăn. Cô đã phải làm nhiều việc để có tiền đi học, từ chăn trâu, cắt cỏ, đến đánh giấy ráp thuê tại làng nghề Đồng Kỵ. Không hiếm lần tưởng phải bỏ dở con đường học tập vì hoàn cảnh nhưng sự cưu mang của mọi người cùng nỗ lực phấn đấu đã giúp Nhị đi tới “đích”. Suốt những năm học phổ thông, Nhị luôn là học sinh giỏi.
Có lẽ chính bởi hoàn cảnh thiếu thốn từ nhỏ mà Nhị hiểu rằng, những yêu thương cần lắm sự sẻ chia. Cô luôn mong sau này có nhiều cơ hội để giúp đỡ những người còn thiệt thòi, nhất là các em bé mồ côi giống mình, hay trẻ khuyết tật.
Năm 2009, Nhị đăng ký thi vào ĐH Sư phạm Hà Nội chuyên ngành Giáo dục đặc biệt. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng ưu, có thể ở lại Thủ đô làm việc với mức lương cao nhưng Nhị quyết định về quê hương cống hiến. Mỗi lần đến các cơ sở, trung tâm dành cho trẻ khuyết tật, Nhị cảm nhận rõ những thiệt thòi của các em và cả những mệt mỏi, tuyệt vọng của các ông bố bà mẹ trên hành trình tìm lại cuộc sống bình thường cho con. Tất cả cứ ám ảnh cô giáo trẻ. Nhị càng cảm thấy yêu hơn nghề mình đã chọn sau những lần được tiếp xúc với những mảnh đời thiệt thòi ấy.
Năm 2016, Nhị mạnh dạn thành lập cơ sở Mầm non chuyên biệt Bình Minh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ khuyết tật, tự kỷ trong và ngoài tỉnh. Trước khi thành lập trường, cô đã mở lớp dạy ở nhà cho các bé. Ban đầu, Nhị gặp nhiều khó khăn do không có kinh phí, không mặt bằng, trang thiết bị thiếu thốn. Nhưng nhờ nỗ lực của cô cùng sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh, những người thiện nguyện… rồi mọi thứ cũng qua.
Yêu thương làm lên những điều kỳ diệu

Những bức tranh đáng yêu của các em bé “đặc biệt”.
Trong kí ức của mình khi đến với nghề giáo đặc biệt này, Nhị kể, cô đã vô cùng xúc động thấy hình ảnh một phụ nữ dáng vẻ nhọc nhằn dắt tay cậu bé 8 tuổi đến nói với cô một câu: “Cô ơi, cứu lấy con em”. 39 tuổi, người phụ nữ đó mới xây dựng gia đình và có con lúc tuổi xế chiều. Con sinh ra không được lành lặn cũng để lại trong chị nhiều suy nghĩ.
“Cậu học sinh ấy mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ kèm tăng động. Khi đến với em, cậu bé 8 tuổi ấy không biết nói, đến việc đi vệ sinh tối thiểu cũng không thể tự làm, việc gì cũng cần mẹ chăm sóc. Ngày ngày, cậu có những hành vi không bình thường như đập đầu vào tường. Trán của cậu bé u lên những cục. Sau 4 tháng can thiệp, cậu bé bắt đầu có ngôn ngữ. Một năm sau, cả gia đình đã rất ngỡ ngàng về sự thay đổi của cậu bé. Cậu trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt trong các hoạt động, nhận thức phát triển tốt, có sự chủ động giao tiếp, ngôn ngữ đi vào vùng ổn định, khả năng tương tác tốt. Giờ cậu ấy đã đi học hòa nhập cùng các bạn”, Nhị kể lại. Kết quả đó đã trở thành động lực để cô giáo Nhị tiếp tục hành trình của mình.
Mỗi đứa trẻ đến với ngôi trường của cô là một dạng khác nhau. Không chỉ đơn giản là rối loạn phổ tự kỷ mà có thể còn kèm theo khuyết tật ngôn ngữ. Đôi khi là những trẻ đa dị tật. Có những đứa trẻ 16 tuổi vẫn đang tập nói, 9 tuổi vẫn đang miệt mài cặm cụi với nét chữ đầu tiên là những câu chuyện diễn ra hàng ngày ở trường mầm non của Nhị.
Điều cô cảm thấy hạnh phúc là mang lại được những tiếng cười cho các gia đình, sự tiến bộ hàng ngày của các em nhỏ. Có những em đến khi chưa biết nói giờ đã có thể giao tiếp, chưa biết đi giờ đã có thể tự bước cầu thang. Rồi có những em biết viết những nét đầu tiên của cuộc đời tại Bình Minh… Dạy trẻ bình thường đã khó, những cô giáo đặc biệt như Nhị thì khó có thể kể hết được những khó khăn mà các thầy cô gặp phải. Đang trực tiếp giảng dạy, việc học sinh phát vào mặt, cầm đồ quăng vào mặt cô là chuyện thường. Với những trẻ này không chỉ là kỹ năng mà còn là ở tấm lòng, chia sẻ và tôn trọng nhất định. Nếu thiếu đi tình nhân ái, khó có thể làm thay đổi trẻ.
“Sai lầm mà nhiều mô hình can thiệp hiện nay gặp phải là đưa khuôn khổ của người bình thường vào những đứa trẻ này. Nghĩ rằng dạy trẻ thì phải luôn nghĩ rằng mình là những người bạn của trẻ. Chúng mình đang chơi cùng với nhau để hiểu nhau, tôn trọng được cách chơi riêng của trẻ thì mới có thể dạy được”, cô Nhị chia sẻ. Sự gần gũi yêu thương, tôn trọng và sẵn sàng đón nhận với các trẻ khuyết tật chính là bí quyết để cô Nhị can thiệp thành công cho nhiều trẻ. Với cô, rào cản về ngôn ngữ không trở thành vấn đề khi yêu thương vượt mọi khoảng cách.
Ngôi trường nội trú và suất học miễn phí
Cơ sở chuyên biệt Bình Minh do cô Nhị thành lập hiện có hơn 60 trẻ theo học. 3 năm qua, trong số 200 trẻ đến với cơ sở Bình Minh đã có gần 50 trẻ “tốt nghiệp thành công” có thể hoà nhập tốt với cuộc sống, đang học trường mầm non, tiểu học. Ngày càng có nhiều phụ huynh tìm đến Bình Minh, mong tìm được cơ hội quý báu cho con. “Tiếng lành đồn xa”, không chỉ ở Bắc Ninh, cơ sở còn đón nhận nhiều trẻ ở những địa phương khác như từ Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh và Sơn La…
Thấu hiểu được những khó khăn mà các gia đình có những trẻ khuyết tật gặp phải. Cơ sở Bình Minh sẵn sàng hỗ trợ từ 30 - 100% học phí với trẻ từ gia đình chính sách, mồ côi, phụ nữ đơn thân khó khăn, gia đình hộ nghèo diện đặc biệt, công nhân lao động nghèo. Mỗi năm, cơ sở dành 10 suất học bổng, mỗi suất trị giá 20 triệu đồng cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhiều gia đình ở xa lên cơ sở, cô giáo Nhị sắp xếp phụ huynh được ở lại trường cùng với con, chỉ mong tìm lại được tiếng nói, nụ cười cho những con khiếm khuyết của mình.
Các trung tâm phần lớn không cho cha mẹ tham gia cùng các hoạt động vì họ “giấu nghề” hoặc có cho tham gia cũng rất hạn chế như cho dự 1 - 2 giờ mỗi tháng, còn ở cơ sở Bình Minh, các con đi học, bố mẹ cũng được đi học theo 100% các giờ học, qua đó tích cực hỗ trợ phụ huynh các kỹ năng, kiến thức về chuyên môn để giáo dục con tại nhà. Và cơ sở cũng đã hỗ trợ cho hơn 300 bà mẹ, ông bố có con khuyết tật vượt qua hàng rào tâm lý, cú sốc tinh thần khi biết con mình không bình thường như những đứa trẻ khác.
Cuối buổi trò chuyện, cô giáo Nhị chia sẻ về những dự định tới đây của mình khi đang hoàn thiện phòng âm nhạc trị liệu, phòng tập vận động trị liệu phục hồi chức năng… đưa vào dạy trẻ. Trong thời gian gần nhất, cô mong muốn mở rộng cơ sở, xây dựng trường nội trú hòa nhập và can thiệp tích cực cho trẻ khuyết tật theo hướng ứng dụng những khoa học công nghệ trong dạy nghề và định hướng giáo dục phát triển bền vững. Cô giáo Nhị mong rằng, khi trường nội trú có nguồn hỗ trợ để duy trì hoạt động, trẻ đến đây sẽ được học miễn phí, có nhiều cơ hội sớm hòa nhập hơn, thời gian can thiệp rút ngắn khi có được một bầu khí tốt, được gần gũi với thiên nhiên.
Cách đây vài tháng, Đề án Mô hình giáo dục ứng dụng khoa học công nghệ được cô giáo Đỗ Thị Nhị gọi với cái tên “Gieo mầm yêu thương để chắp cánh cho những ước mơ xanh” đã vượt qua gần 1.000 ý tưởng, đề án khác giành Giải Xuất sắc, vinh dự được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng Bằng khen cùng phần thưởng 100 triệu đồng trong “Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp năm 2018”.
Đề án đề cập thực trạng, xu thế gia tăng của trẻ khuyết tật, tự kỷ trên địa bàn tỉnh; nguyên nhân và đề xuất các giải pháp liên quan đến xây dựng mô hình giáo dục trẻ khuyết tật, tự kỷ có áp dụng những phương pháp phổ biến và chuyên biệt; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nhất là các phần mềm dành cho trẻ khuyết tật, phát triển mô hình gắn kết trẻ với môi trường thân thiện…
Gia Hân - Gia Minh

Khởi tố đối tượng trộm 21 chỉ vàng của bạn
Pháp luật - 15 phút trướcGĐXH - Đối tượng có quen biết từ trước với nạn nhân, lợi dụng sự chủ quan, sơ hở nên thực hiện hành vi lấy trộm 21 chỉ vàng.

Truy nóng đối tượng lấy trộm 21 chỉ vàng
Pháp luật - 27 phút trướcCông an tỉnh Nghệ An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối tượng Hoàng Vũ Lập (SN 1997, trú xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) về hành vi: “Trộm cắp tài sản”.

Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương sắp tới của học sinh trên toàn quốc
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) năm 2025, học sinh, giáo viên được nghỉ mấy ngày? Dưới đây là thông tin cụ thể.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.

Từ 1/5 tới, du khách Việt Nam bắt buộc phải thực hiện điều này để được nhập cảnh vào Thái Lan
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT), từ 1/5, du khách quốc tế bao gồm cả du khách Việt Nam, phải khai báo theo mẫu bằng hình thức trực tuyến trong vòng ba ngày trước khi đến để được nhập cảnh Thái Lan.

Tin sáng 3/4: Miền Bắc mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương; Hà Nội cấp đổi giấy phép lái xe tại Công an phường, người dân cần lưu ý gì?
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (từ ngày 5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to; Hà Nội thêm điểm cấp đổi giấy phép lái xe giúp người dân thuận tiện hơn trong giải quyết thủ tục.

Nhóm học sinh tiểu học hút thuốc trong sân trường: Hiệu trưởng nhận trách nhiệm
Giáo dục - 2 giờ trướcHiệu trưởng trường Tiểu học Lê Hồng Phong (TP Long Xuyên) nhận trách nhiệm khi sự việc nhóm học sinh tiểu học hút thuốc lá sau giờ tan học.

Triệu tập 4 đối tượng vụ chặn ô tô, đánh bé trai 2 tuổi phải nhập viện
Pháp luật - 2 giờ trướcCông an đã triệu tập 4 đối tượng liên quan vụ cố ý gây thương tích cho bé trai 2 tuổi tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai), sau khi cháu bị đánh trúng chảy máu mũi.

Mất 9 tỷ đồng vì nghe lời ‘bạn trai’ quen trên mạng đầu tư tiền ảo
Xã hội - 12 giờ trướcNghe lời một người đàn ông quen trên mạng tham gia đầu tư mua bán tiền ảo, một phụ nữ ở quận Hà Đông, Hà Nội bị lừa gần 9 tỷ đồng.

Miền Bắc hứng mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương
Xã hội - 13 giờ trướcDịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.

TP. Huế: Tìm kiếm người nghi nhảy cầu để lại tờ giấy 'cảm thấy áp lực với cuộc sống'
Đời sốngGĐXH - Nghi vấn có người nhảy cầu, người dân thông báo cho cơ quan chức năng để xác minh, tiến hành tìm kiếm. Tại hiện trường có một tờ giấy với nội dung "cảm thấy áp lực với cuộc sống".