Có một nhà văn Việt Nam đã mơ đến giải Nobel
Giadinh.net - Đó là Nam Cao (1915 - 1951). Ông đã nói ra ước nguyện thiêng liêng đó của đời văn qua miệng nhân vật Hộ trong truyện ngắn "Đời thừa"...
Thực ra, người cầm bút viết văn nào mà thâm tâm chẳng ước ao, mong muốn những tác phẩm mình viết ra có giá trị cao, sự nghiệp văn chương của mình lẫy lừng, để được nhận cái giải thưởng danh giá nhất hoàn cầu ấy!
Nhưng ước là ước vậy thôi, chỉ để mình biết với mình vậy thôi. Nam Cao thì đã nói thẳng ra cái ước nguyện thiêng liêng đó của đời văn qua miệng nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa”.
Truyện này có một nội dung tầng nổi là “nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt, cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu). Nhưng ở tầng sâu truyện, tác giả lại trình bày những suy nghĩ sâu sắc về nghề văn và giá trị văn chương.
Hộ - nhân vật của truyện, là một nhà văn có thiên lương và có ý thức cao quý về văn. Cuộc sống khó khăn, chật vật của gia đình đã khiến nhà văn Hộ phải cho in nhiều cuốn sách viết vội vàng, phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau khi đọc. Nhưng Hộ vẫn còn lòng tự trọng của một nhà văn chân chính biết xấu hổ trước cái sự viết ẩu, viết vội đó của mình.
“Khốn nạn! khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì hắn chính là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện.
Chao ôi! Hắn viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa.
Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có...”.
Hộ muốn viết ra được một tác phẩm làm lu mờ hết các tác phẩm khác ra cùng thời. Khát vọng ấy luôn âm ỉ trong anh, tuy cuộc sống túng quẫn cứ ghì anh xuống sát đất.
Thế nên đang lúc muốn tránh xa các bạn văn, không muốn phung phí chút tiền nhuận bút còm vào các cuộc rượu chè, để chăm lo cho vợ con, Hộ lại đã không kìm được mình khi nghe tin một cuốn sách của đồng nghiệp được dịch sang tiếng Anh. Cái khát vọng viết được một tác phẩm lớn để đời lại cháy bùng lên trong Hộ.
“Cuốn Đường về chỉ có giá trị địa phương thôi, các anh có hiểu không? Người dịch nó vì muốn biết phong tục của mọi nơi. Nó chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội. Tôi cho là xoàng lắm!
Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn. Như thế mới thật là một tác phẩm hay, các anh có hiểu không?
Tôi chưa thất vọng đâu! Rồi các anh xem... Cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy phải ăn giải Nobel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên hoàn cầu”.
Hộ, cũng như các nhân vật nhà văn, nhà giáo, nói chung là hệ nhân vật trí thức, trong sáng tác của Nam Cao đều là hiện thân, là mang hình bóng tác giả. Suy nghĩ và ước nguyện văn chương của Hộ cũng chính là của tác giả.
Nam Cao có những truyện thấy rõ là ông có ý thức viết chúng ra như những tuyên ngôn, những suy tư về nghề văn, về nghệ thuật. Ở đó qua miệng các nhân vật ông trình bày, lý giải nhiều khía cạnh của văn chương trong quan hệ với hiện thực, với cuộc sống, với người đọc, và với chính nhà văn. Khát vọng có tác phẩm đạt giải Nobel của Hộ chính thực là tầm cao giá trị văn chương Nam Cao hướng tới và muốn đạt tới.
Nam Cao đã ngã xuống ở độ chín của cuộc đời và tài năng ông. Những gì ông đã kịp viết ra đủ chứng thực một tầm vóc văn chương đang trên đường đi tới một tác phẩm lớn của một đời văn. Một giải Nobel Văn học cho một nhà văn Việt Nam hôm nay dẫu còn xa vời, nhưng đó không phải là chuyện bất khả.
Nhưng trước hết nhà văn phải có khát vọng lớn, có chí hướng lớn để thực hiện khát vọng, điều này thể hiện ở thái độ nhận thức văn chương và ở từng câu chữ viết ra văn. Như Nam Cao đã nghĩ và đã làm. v.v.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
Pháp – cường quốc văn chương Nobel Văn học là lĩnh vực Mỹ không giữ vai trò thống trị mà thay vào đó là Pháp với 13 tác giả đoạt giải. Điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên vì Pháp vốn là một quốc gia nổi tiếng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và các ngành khoa học xã hội - nhân văn. Trong quá khứ, Pháp đã từng sản sinh ra các nhà văn và triết gia nổi tiếng như Voltaire, Honoré de Balzac, Victor Hugo, Émile Zola... Pháp cũng là quê hương của nhiều trường phái sáng tác có ảnh hưởng lớn trong đời sống văn học hiện đại như chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện sinh và thuyết phi lý. Môi trường xã hội Pháp cũng là một yếu tố thuận lợi cho các tài năng văn chương phát triển. Trường học ở Pháp đề cao việc tìm hiểu các tiểu thuyết, kịch và thơ. Học sinh thường được khuyến khích học thuộc lòng các tác phẩm kinh điển. Các hoạt động sáng tác văn học nhận được sự tài trợ rất lớn của chính phủ và giải thưởng trong lĩnh vực này bao giờ cũng được giới thiệu trang trọng trên trang nhất của các báo. Người dân Pháp đặc biệt quan tâm đến tình hình văn học trong nước. Bằng chứng là các kênh truyền hình đều có các chương trình giao lưu với các nhà văn, nhà thơ. Chương trình có tỉ lệ người xem cao nhất trong lịch sử truyền hình Pháp cũng là một talk show mang tên Apostrophe với nội dung đề cập đến các vấn đề thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật. H.T (Tổng hợp) |

Nam ca sĩ đình đám có nhà 2 mặt tiền tại TP.HCM giờ ra sao sau 9 tháng bị cấm hát?
Giải trí - 9 phút trướcGĐXH - Đàm Vĩnh Hưng trong suốt 9 tháng bị cấm diễn liên tục gặp những chuyện không may, anh bị tai nạn ở Mỹ và vướng vào kiện tụng. Mới đây, nam ca sĩ còn thông báo không biểu diễn ca khúc "Xin lỗi tình yêu" vì có người mua bản quyền.

Ca sĩ Hồng Nhung chia sẻ lý do vì sao sớm lập di chúc
Giải trí - 1 giờ trướcGĐXH - Ca sĩ Hồng Nhung vừa lên tiếng về việc lập di chúc trước đó của mình...

Vợ diễn viên Anh Đức: 'Tôi không nói chuyện với ai trên phim trường'
Giải trí - 2 giờ trướcTPO - Theo Anh Phạm, ở trường quay, cô gần như không nói chuyện với ai vì muốn giữ thần thái cho nhân vật, cũng vì thế cô khiến các bạn diễn hiểu lầm khó gần, giữ khoảng cách.

Nữ Trung tá quân đội lên NSND năm 40 tuổi hiện là đồng nghiệp xuất sắc của Tự Long
Giải trí - 3 giờ trướcNSND Thuỳ Linh mang hàm Trung tá, hiện là Phó đoàn trưởng Đoàn diễn 1 tại Nhà hát Chèo Quân đội nơi NSND Tự Long làm Giám đốc. Chị được phong NSND năm 40 tuổi.

Bố đẻ tiễn Ý Nhi thi Miss World, bạn trai vắng mặt khiến fan thắc mắc
Giải trí - 13 giờ trướcGĐXH - Bố đẻ Ý Nhi có mặt tại sân bay tiễn con gái "chinh chiến" Miss World 2025. Điều khiến fan sắc đẹp tò mò là sự vắng mặt khó hiểu của Anh Kiệt - bạn trai Ý Nhi.

Chân dung 2 người đẹp dân tộc Tày gây chú ý tại Hoa hậu Việt Nam
Giải trí - 15 giờ trướcGĐXH - Hoàng Quý Lan (Cao Bằng) và Hoàng Thị Hiền Nhi (Yên Bái) là 2 cô gái người dân tộc Tày đang nhận được sự chú ý tại Chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024.

Nhận quà từ phi công Su-30MK2, tác giả hit 3 tỷ views 'muốn viết bài mới'
Giải trí - 15 giờ trướcNhạc sĩ Nguyễn Văn Chung - tác giả bản hit "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" xúc động khi nhận món quà đặc biệt từ chiến sĩ phi công lái chiếc tiêm kích Su-30MK2.

Nam NSND quê Nam Định - chồng của một nghệ sĩ chèo nổi tiếng, ở đời thực có cuộc sống viên mãn ra sao?
Giải trí - 16 giờ trướcGĐXH - NSND Tấn Minh là nghệ sĩ quê Nam Định nổi tiếng thập niên 2000 với ca khúc 'Phượng hồng". Hiện tại, ở tuổi trung niên, anh có cuộc sống viên mãn bên vợ là NSND Thu Huyền.

Nam ca sĩ hát hit 3 tỷ view dịp 30/4: Quá khứ chật vật, từng gánh nợ thay mẹ
Giải trí - 18 giờ trướcGây ấn tượng khi hát ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" dịp đại lễ 30/4 vừa qua, ít ai biết ca sĩ Đông Hùng từng có khoảng thời gian khó khăn với nghề.

'Cha đẻ' ca khúc 'Về đi em' - nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời
Giải trí - 19 giờ trướcGĐXH - PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường, người sáng tác ca khúc "Về đi em" đã trút hơi thở cuối cùng vào sáng 6/5 tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, hưởng thọ 84 tuổi.

Lời dặn thấm thía trước khi qua đời của bố Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền
Giải tríGĐXH - Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền mới đây đã chia sẻ thành quả học tập của mình ở một trường Đại học. Ngoài ra, Hoa hậu Việt Nam còn tâm sự về lời dặn dò trước khi mất của bố.