Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có 'thèm đến chết' cũng đừng bao giờ cố ăn loại thực phẩm này

Thứ hai, 16:11 03/02/2020 | Sống khỏe

Rất nhiều gia đình có thói quen để thịt gà, thịt lợn, cá và các sản phẩm thịt khác vào góc tủ lạnh và thường bị bỏ quên, sau vài tháng đến nửa năm mới phát hiện ra, và khi đó, loại thực phẩm này đã trở thành 'thuốc độc'.

Thời gian sử dụng của các loại thịt

- Sau khi mua thịt đông lạnh, tốt nhất nên ăn trong vòng 1 tháng, ăn càng sớm càng tốt.

- Thịt tươi lạnh (thịt sau khi giết mổ nhiệt độ của thịt trong vòng 24 giờ giảm xuống từ 0℃-4℃ và được đem bán ngoài thị trường) tốt nhất là ăn ngay sau khi mua về, nếu không ăn hết có thể bảo quan trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0℃-4℃, ăn trong 3 ngày.

Thịt tươi nóng (thịt sau khi mổ không làm lạnh hoặc đông lạnh mà đưa trực tiếp ra thị trường để bán), sau khi mua loại thịt này thì nên sử dụng hết. Ở nhiệt độ phòng, thịt rất dễ nhiễm vi sinh vật và chúng phát triển nhanh chóng, sự an toàn tương đối kém, đặc biệt vào mùa hè, có thể mua buổi sáng nhưng đển tối đã xuất hiện mùi hôi khó chịu.

Thịt lợn, gia súc, thịt cừu và thịt đỏ có thể cất trữ trong tủ lạnh từ 6-12 tháng với điều kiện nhiệt độ dưới -18 độ C. Tốt nhất vẫn không nên quá 6 tháng. Thịt gà và vịt có thể cất từ 8-10 tháng với nhiệt độ tương tự.

Cá và tôm có thời gian cất trữ ngắn hơn khoảng 1 tháng. Bởi vì cá chứa axit béo không bão hòa dễ dàng bị biến chất khi để quá lâu. Thời hạn cất trữ lạnh của hải sản tươi sống thường là khoảng 6 tháng nhưng tốt nhất nên ăn trong vòng 4 tháng.

Thịt xông khói được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ từ -5 độ C đến 0 độ C có thể giữ trong 6 tháng.

Có thèm đến chết cũng đừng bao giờ cố ăn loại thực phẩm này - Ảnh 1.
Thịt đông lạnh hết hạn chứa nhiều vi khuẩn và thậm chí cả ký sinh trùng siêu vi, có hại cho cơ thể. Tiêu thụ lâu dài thịt lợn đông lạnh hết hạn có thể gây suy giảm khả năng miễn dịch của con người và làm tăng nguy cơ ung thư. Ảnh minh họa: Internet

Ăn thịt đông lạnh quá lâu hủy hoại sức khỏe như thế nào?

Tủ lạnh không phải là nơi "an toàn" để lưu trữ thịt. Thịt đông lạnh dự trữ quá lâu ngay cả khi nó chưa hết hạn, cảm giác ăn cứng, mất độ tươi, ảnh hưởng lớn đến an toàn và dinh dưỡng.

Tăng lão hóa

Nhiệt độ thấp của tủ đông có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nhưng nó hoàn toàn không thể ngăn chặn quá trình oxy hóa chất béo và protein, và nó hoàn toàn không thể ngăn chặn sự suy giảm chất lượng thịt. Do phản ứng oxy hóa, màu sắc của thịt nạc bị rò rỉ, lâu dẫn sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu nâu và thịt mỡ sẽ dần chuyển sang màu vàng. Không chỉ khiến hương vị trở nên kém hơn, nó còn tạo ra các sản phẩm oxy hóa chất béo làm tăng tốc độ lão hóa của cơ thể con người.

Tăng nguy cơ ung thư

Thịt đông lạnh hết hạn chứa nhiều vi khuẩn và thậm chí cả ký sinh trùng siêu vi, có hại cho cơ thể. Tiêu thụ lâu dài thịt lợn đông lạnh hết hạn có thể gây suy giảm khả năng miễn dịch của con người và làm tăng nguy cơ ung thư.

Có thèm đến chết cũng đừng bao giờ cố ăn loại thực phẩm này - Ảnh 2.

Tủ lạnh không phải là nơi "an toàn" để lưu trữ thịt. Thịt đông lạnh dự trữ quá lâu ngay cả khi nó chưa hết hạn, cảm giác ăn cứng, mất độ tươi, ảnh hưởng lớn đến an toàn và dinh dưỡng. Ảnh minh họa: Internet

Mất lượng lớn vitamin

Thời gian dài để đông lạnh không chỉ khiến hương vị kém đi, mà nếu protein bị oxy hóa, nó sẽ phân hủy các axit amin thiết yếu. Thời gian để đông lạnh càng lâu, lượng vitamin mất đi càng lớn, đặc biệt là vitamin B.

Ngộ độc thực phẩm

Khi thịt đông lạnh tan băng, nhiệt độ tăng lên và các tế bào mô bị tổn thương chảy ra một lượng lớn protein và độ ẩm, làm cho thịt trở thành "thiên đường" của vi khuẩn.

Vi khuẩn phân hủy protein và chất béo trong thịt, tạo ra một số lượng lớn các chất phân tử nhỏ có hại cho cơ thể con người. Ví dụ, các phân tử amin nhỏ được tạo ra bởi quá trình phân hủy protein; aldehyde, xeton và peroxit được tạo ra bởi quá trình oxy hóa chất béo.

Sau khi ăn thịt đông lạnh quá lâu có nhiều khả năng bị ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như nôn mửa, buồn nôn và tiêu chảy.

Có thèm đến chết cũng đừng bao giờ cố ăn loại thực phẩm này - Ảnh 3.
Khi thịt đông lạnh tan băng, nhiệt độ tăng lên và các tế bào mô bị tổn thương chảy ra một lượng lớn protein và độ ẩm, làm cho thịt trở thành "thiên đường" của vi khuẩn. Ảnh minh họa: Internet

Những sai lầm cơ bản và thường gặp nhất trong sử dụng thịt đông lạnh

Làm lạnh thịt không đúng cách

Người nội trợ thường dự trữ thịt trong ngăn đá tủ lạnh bằng cách bọc túi nilông thông thường. Tuy nhiên, nếu bảo quản theo cách này thì bạn sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của thịt. Cách tốt nhất là bạn nên dùng giấy sáp hoặc giấy bạc bọc thịt lại, bịt kín cẩn thận rồi bảo quản như bình thường. Làm như vậy sẽ giữ được hương vị của thịt.

Để thịt sống quá lâu trong tủ lạnh

Đối với những loại thịt gia súc, gia cầm hay hải sản, các chuyên gia khuyên bạn không nên để lạnh quá 2 ngày. Đối với những loại đã được chế biến sẵn, nhất là thịt đã nướng có thể kéo dài thời gian bảo quản khoảng 5 ngày mà không làm mất đi quá nhiều chất dinh dưỡng cũng như hương vị đặc trưng của thực phẩm.

Để thực phẩm rã đông ở nhiệt độ phòng

Khi bạn để thực phẩm tự rã đông ở nhiệt độ phòng bình thường sẽ rất dễ bị ôi thiu, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở nhiều lần trước khi rã đông. Nếu thực phẩm không được nấu chín đúng cách sẽ gây ra tình trạng ngộ độc, tiêu chảy.

Thay vì để thịt tự tan ra, bạn nên rã đông thực phẩm bằng những thao tác đơn giản như sau: Khi lấy thịt từ tủ đông ra nên bọc kín bằng túi ni lông đặt vào ngăn mát, chờ đến khi chúng tan đá thì bạn nhanh chóng bắt tay vào chế biến món ăn, tránh mất đi hương vị vốn có của thực phẩm.

Có thèm đến chết cũng đừng bao giờ cố ăn loại thực phẩm này - Ảnh 4.
Nhiều người thường có thói quen để thịt đông ở cạnh bếp hoặc sử dụng nước sôi để rã đông thịt cho nhanh chóng. Tuy nhiên, do thành phần nước trong thịt đã bị mất nên không đảm bảo được chất lượng ngon như lúc đầu.

Rã đông thịt ở nhiệt độ cao

Nhiều người thường có thói quen để thịt đông ở cạnh bếp hoặc sử dụng nước sôi để rã đông thịt cho nhanh chóng. Tuy nhiên, do thành phần nước trong thịt đã bị mất nên không đảm bảo được chất lượng ngon như lúc đầu.

Bên cạnh đó, khi gặp nhiệt độ cao, bề mặt thịt hình thành một lớp màng cứng, tác động đến sự khuếch tán nhiệt độ trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các vi khuẩn, vi trùng phát triển dễ làm thịt biến chất.

Rã đông thịt bằng lò vi sóng

Lò vi sóng hay lò nướng cũng được mọi người thường xuyên sử dụng để làm tan đá thực phẩm nhanh hơn, tiết kiệm thời gian chế biến. Tuy nhiên, cách rã đông này rất nhạy cảm với vi khuẩn. Nếu bạn không sử dụng thực phẩm ngay sau khi rã đông sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Theo Tiền phong

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Để nhận được lợi ích từ cà phê và giảm các tác dụng phụ, thời điểm uống cà phê rất quan trọng. Vậy nên uống cà phê vào lúc nào trong ngày? Trào lưu thưởng thức một tách cà phê từ 4 giờ sáng và ngắm bình minh có thực sự tốt?

Nam thanh niên 19 tuổi ở Hà Nội ngừng tim, hôn mê sâu khi đang tập gym từng có dấu hiệu này 7 năm trước

Nam thanh niên 19 tuổi ở Hà Nội ngừng tim, hôn mê sâu khi đang tập gym từng có dấu hiệu này 7 năm trước

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Nam sinh đột ngột mất ý thức, ngã đập mặt vào vật cứng gây ngừng tim, hôn mê từng có tiền sử bị ngất 1 lần cách đây 7 năm.

Ăn thịt nhiễm khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu

Ăn thịt nhiễm khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu

Sống khỏe - 6 giờ trước

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến 50-60% phụ nữ tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Sai lầm nhiều phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh hay mắc phải

Sai lầm nhiều phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh hay mắc phải

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, số lượng phụ nữ đi khám với các triệu chứng của mãn kinh không nhiều vì cho rằng đây là điều khó nói. Vì vậy, đa phần họ tự tìm cách giải quyết hoặc phải “vật lộn” với các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn này.

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường ở Long An phải cắt bỏ các ngón chân ở tuổi 54 thừa nhận mắc sai lầm này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường ở Long An phải cắt bỏ các ngón chân ở tuổi 54 thừa nhận mắc sai lầm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường phải cắt bỏ các ngón chân vì đã vô tình ngâm chân vào nước nóng, bản thân bệnh nhân cũng không cảm nhận được nhiệt độ nước.

Lấp đầy thiếu hụt miễn dịch trong giai đoạn đầu đời của trẻ: Việc quan trọng mẹ nên làm ngay cho con

Lấp đầy thiếu hụt miễn dịch trong giai đoạn đầu đời của trẻ: Việc quan trọng mẹ nên làm ngay cho con

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhiều cha mẹ phàn nàn về việc con bắt đầu thường xuyên bị ốm kể từ giai đoạn ăn dặm đến năm bé được 3 tuổi. Nguyên nhân của hiện tượng này chính là trẻ đang phải trải qua giai đoạn "thiếu hụt miễn dịch đầu đời". Vậy giai đoạn thiếu hụt miễn dịch ở trẻ là gì? Và cha mẹ cần chú ý những yếu tố gì để bảo vệ bé trong giai đoạn này?

Giá đỗ ngâm hóa chất nguy hiểm như thế nào?

Giá đỗ ngâm hóa chất nguy hiểm như thế nào?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Giá đỗ là thực phẩm thanh mát, bổ dưỡng được chế biến thành nhiều món ngon. Tuy nhiên, hiện nay một số nơi làm giá đỗ ngâm hóa chất rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Tìm hiểu một số thông tin về hóa chất ngâm giá đỗ.

Người đàn ông ở Phú Thọ nguy kịch sau 5 ngày ăn món ăn được nhiều người Việt yêu thích

Người đàn ông ở Phú Thọ nguy kịch sau 5 ngày ăn món ăn được nhiều người Việt yêu thích

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Gia đình bệnh nhân cho biết trước khi nhập viện 5 ngày, người bệnh có ăn tiết lợn do gia đình mua ở chợ không rõ nguồn gốc.

Từng bị đắp chiếu vì tưởng đã tử vong, người đàn ông trẻ sống sót kỳ diệu

Từng bị đắp chiếu vì tưởng đã tử vong, người đàn ông trẻ sống sót kỳ diệu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trôi trên biển Đà Nẵng suốt 32 giờ, anh H. luôn cố ôm chặt chiếc ba lô. Đây là phao cứu sinh giúp cần thủ 31 tuổi sống sót một cách kỳ diệu.

Lưỡi trắng là biểu hiện của bệnh gì?

Lưỡi trắng là biểu hiện của bệnh gì?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Lưỡi đóng bợn trắng (lưỡi trắng) xảy ra khi bề mặt của lưỡi bị nhiễm màu trắng từ vi khuẩn hay vi nấm. Tình trạng này thường chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lưỡi trắng có thể là dấu hiệu chỉ báo của một số bệnh lý nặng hơn hoặc là dấu hiệu một bệnh nhiễm trùng.

Top