Hà Nội
23°C / 22-25°C

Coi chừng mất thị giác, loạn thị nặng vì sụp mi bẩm sinh

Thứ tư, 08:27 20/09/2023 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Sụp mi bẩm sinh tuy không gây mù mắt nhưng có thể làm giảm (mất) chức năng thị giác do tầm nhìn bị hạn chế gây nhược thị, vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh.

Sau đau mắt đỏ, người bệnh cẩn trọng với tình trạng nàySau đau mắt đỏ, người bệnh cẩn trọng với tình trạng này

GĐXH - Sau hơn 1 tuần bị đau mắt đỏ, Nguyễn Thảo (23 tuổi, Hà Nội) nhìn mờ như có màng sương trước mắt. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện virus gây bệnh đã gây tổn thương trên giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực của Thảo.

Nguy cơ giảm thị lực, loạn thị

Sinh con ra đã bị mắt to mắt bé nhưng nghe lời khuyên của ông bà, chị Thảo (27 tuổi, Bắc Ninh) chưa bao giờ đưa con gái đi kiểm tra mắt. Đến khi con 5 tuổi, mỗi lần muốn nhìn lên bé đều phải ngửa cổ, rướn trán. Quan sát kỹ chị còn thấy đầu con hơi nghiêng về một bên. Đi khám bác sĩ kết luận, bé không chỉ bị sụp mi bẩm sinh mà còn kèm theo lác ngoài.

An Huy (8 tuổi, Ninh Bình) cũng bị sụp mi bẩm sinh. Nhiều lần định đưa con đi khám nhưng nghĩ con trai, lại thấy chỉ là yếu tố thẩm mỹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập nên bố mẹ Huy chần chừ. Trước thềm năm học mới, An Huy mới được đi khám mắt thì phát hiện con đã bị loạn thị nặng và nhược thị do sụp mi bẩm sinh.

Theo Bác sĩ Lưu Thị Thiều Hoa – Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, sụp mi bẩm sinh là sự sa của mi trên xuống thấp hơn vị trí bình thường khi nhìn thẳng, chiếm khoảng 50 – 70% các trường hợp sụp mi.

Nguyên nhân chủ yếu là do bất thường về cơ, bao gồm rối loạn, thay đổi kết cấu của các sợi cơ nâng mi, dẫn đến suy giảm (hoặc gần như không có) chức năng của cơ nâng mi. Hiếm gặp hơn, sụp mi bẩm sinh có thể do gián đoạn dẫn truyền thần kinh – cơ.

photo-1695171457715

Bác sĩ khuyến cáo không nên chủ quan với tình trạng sụp mi ở trẻ nhỏ

Trẻ bị sụp mi bẩm sinh thường xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt nhỏ hơn bình thường ngay từ khi mới sinh. Nếu sụp mi nhẹ, không kèm theo triệu chứng bất thường khác thì trẻ có thể nheo mắt, nháy mắt khi tập trung quan sát. Nếu sụp mi nặng có thể kèm theo các dấu hiệu như ngửa cổ, rướn trán khi nhìn, thị lực kém. Dù là thể nhẹ hay nặng, sụp mi vẫn tiềm ẩn nguy cơ giảm thị lực do đó không nên chủ quan.

Coi chừng các bệnh lý nguy hiểm

Cũng theo Bác sĩ Lưu Thị Thiều Hoa, rất nhiều trường hợp bệnh nhân chủ quan với tình trạng sụp mi bẩm sinh, cho rằng chỉ là yếu tố thẩm mỹ. Trẻ bị sụp mi nếu không được thăm khám sớm có thể gây ra tật khúc xạ cao ở mắt ngay từ những năm tháng đầu đời, thường gặp nhất là loạn thị dẫn đến nhược thị.

Sụp mi nặng có thể còn che kín bờ đồng tử gây giảm (mất) thị lực, hoặc gây ra tình trạng lệch đầu vẹo cổ (do trẻ phải ngửa cổ kéo dài để quan sát), kèm theo lác ngoài, hạn chế vận nhãn lên trên – xuống dưới – vào trong. Trong một số trường hợp, sụp mi cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh nhược cơ, liệt dây thần kinh sọ não số III, hội chứng Horner…

Coi chừng mất thị giác, loạn thị nặng vì sụp mi bẩm sinh - Ảnh 3.

Trẻ bị sụp mi bẩm sinh cha mẹ không nên chủ quan, tốt nhất nên đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt. Ảnh minh hoạ.


Không phải tất cả các trường hợp bị sụp mi đều cần phẫu thuật. Đối với sụp mi bẩm sinh, phẫu thuật được chỉ định ở những trường hợp mi che vào diện đồng tử, gây ảnh hưởng chức năng thị giác. Những trường hợp sụp mi khác sẽ phải điều trị sụp mi theo nguyên nhân gây bệnh. Sau khi điều trị ổn định bệnh toàn thân liên quan đến tình trạng sụp mi (như sau điều trị bệnh nhược cơ, u não, chấn thương liệt dây thần kinh III,…) mắt vẫn còn sụp mi thì có thể phải can thiệp phẫu thuật.

"Tùy theo từng tình trạng bệnh nhân, độ tuổi, chức năng cơ nâng mi, các tổn thương đi kèm để quyết định thời điểm và phương pháp điều trị, phù hợp nhất cho trẻ", bác sĩ Thiều Hoa khẳng định.

Vì vậy, trẻ bị sụp mi bẩm sinh cha mẹ không nên chủ quan, tốt nhất nên đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt để có phương án điều trị thích hợp.

Mời xem video đang được quan tâm.

Có nên rửa mặt nước muối sinh lý

Mai Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tác hại khi ăn bữa sáng quá muộn

Tác hại khi ăn bữa sáng quá muộn

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Nếu ăn sáng muộn hoặc gộp với bữa trưa, bạn có thể đối mặt với nguy cơ béo phì và mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Loại quả đang bán đầy chợ Việt cực tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại quả đang bán đầy chợ Việt cực tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Quả roi là có thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng cường hoạt động của các enzyme chuyển hóa carbohydrate...

Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn

Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn được na bở, loại quả này chứa nhiều vitamin, các khoáng chất cần thiết và mang lại nhiều tác dụng tích cực cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Suy tĩnh mạch chân là bệnh rất hay gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Biện pháp ngừa táo bón cho trẻ

Biện pháp ngừa táo bón cho trẻ

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Táo bón ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, nên bên cạnh các phương pháp điều trị, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ nhỏ bằng các phương pháp xoa bóp đơn giản.

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh cao huyết áp nếu không kiểm soát tốt có thể gây bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Đột quỵ, đau tim, suy tim đột ngột, suy thận…

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý gì trong dinh dưỡng?

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý gì trong dinh dưỡng?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng dễ có nguy cơ cao mắc bệnh sởi kéo dài hoặc phức tạp, thậm chí mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm não. Những trường hợp này ít gặp ở trẻ khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

6 loại dầu ăn tốt cho người bị cholesterol cao

6 loại dầu ăn tốt cho người bị cholesterol cao

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có rất nhiều loại dầu ăn trên thị trường với hương vị và thành phần dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại dầu nào tốt nhất cho người bị cholesterol cao không dễ.

Người phụ nữ ở Cần Thơ bị đột quỵ 2 lần chỉ trong 48h từng có tiền sử mắc căn bệnh này

Người phụ nữ ở Cần Thơ bị đột quỵ 2 lần chỉ trong 48h từng có tiền sử mắc căn bệnh này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 72 tuổi đã trải qua 2 cơn đột quỵ nhồi máu não liên tiếp chỉ trong vòng 48 giờ do biến chứng rung nhĩ may mắn được cứu sống và phục hồi hoàn toàn nhờ vào sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ.

Người bệnh tiểu đường nếu thích ăn mít nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết

Người bệnh tiểu đường nếu thích ăn mít nhất định phải biết điều này để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn mít, nhưng cần ăn điều độ và theo dõi để tránh làm tăng đường huyết.

Top