Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sau đau mắt đỏ, người bệnh cẩn trọng với tình trạng này

Thứ ba, 07:35 19/09/2023 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Sau hơn 1 tuần bị đau mắt đỏ, Nguyễn Thảo (23 tuổi, Hà Nội) nhìn mờ như có màng sương trước mắt. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện virus gây bệnh đã gây tổn thương trên giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực của Thảo.

Dịch đau mắt đỏ diễn biến phức tạp hơn mọi năm

Nguyễn Thảo hiện đang làm thu ngân tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội. Hàng ngày tiếp đón một lượng lớn bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ nên việc bị lây bệnh là điều khó tránh. Ngay sau khi có triệu chứng, Thảo đã thăm khám bác sĩ và được kê đơn thuốc điều trị. Tuy nhiên sau một tuần, dù tình trạng đau mắt đỏ giảm nhưng mắt Thảo không nhìn rõ như trước.

Trường hợp của Thảo chỉ là một trong rất nhiều bệnh nhân bị tổn thương trên giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực trong mùa dịch đau mắt đỏ năm nay.

PGS.TS Hoàng Thị Minh Châu – Chủ tịch CLB Giác mạc, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nhận định, bệnh đau mắt đỏ năm nay diễn biến phức tạp hơn hẳn mọi năm. Bác sĩ Châu cũng đã trực tiếp điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị tổn thương giác mạc và đã khỏi bệnh.

Bên cạnh đó, tình trạng đau mắt đỏ có giả mạc cũng nhiều hơn mọi năm. Nếu như các năm trước, đau mắt đỏ có giả mạc xuất hiện chủ yếu ở trẻ em thì năm nay người lớn cũng bị nhiều. Giả mạc gây cọ sát, trầy xước giác mạc, tăng nguy cơ viêm loét giác mạc.

Giác mạc khi bị viêm cộng thêm tác động như dụi mắt cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến trầy xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

photo-1695080169270

Dịch đau mắt đỏ năm nay phức tạp hơn hẳn mọi năm

Theo PGS.TS Hoàng Thị Minh Châu, dịch đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng tại mắt có khả năng lây lan mạnh, thường do virus gây ra với triệu chứng chủ yếu là đỏ mắt, cộm, chảy nước mắt. Theo nghiên cứu mới nhất tại TPHCM thì 86% virus gây bệnh là Enterovirus và 14% do Adenovirus.

Hiện vẫn chưa có công bố chính thức, nhưng tuỳ từng chủng loại virus có thể gây bệnh ở những vị trí khác nhau, trên kết mạc là chính nhưng cũng có thể nặng hơn gây tổn thương giác mạc, gây bệnh về đường ruột… 

Dù là loại virus nào thì đau mắt đỏ vẫn là bệnh lành tính và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân được điều trị theo triệu chứng, hạn chế các biến chứng nặng có thể gây ảnh hưởng đến thị lực lâu dài.

Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ

Hiện nay, bệnh đau mắt đỏ đã lây lan khắp cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… có ngày ghi nhận hàng nghìn ca, có một số ca diễn tiến nặng.

Theo PGS.TS Hoàng Thị Minh Châu, người bệnh bị đau mắt đỏ dẫn tới biến chứng là do tâm lý chủ quan, không đi khám để được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh nhân khi đi khám sẽ được bác sĩ theo dõi, đánh giá tình trạng biến chuyển của bệnh, kết hợp sử dụng thuốc hiệu quả. Không phải tất cả các bệnh nhân đều sử dụng một loại thuốc kháng sinh, kháng viêm và nước mắt nhân tạo giống nhau đều có thể khỏi bệnh.

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người bệnh khi có dấu hiệu đau mắt đỏ cần đi khám ngay, tuyệt đối không tự mua thuốc và điều trị tại nhà, tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thị lực.

Bên cạnh đó, giữa lúc dịch đau mắt đỏ đang lây lan mạnh trong cộng đồng, mỗi người cần nâng cao ý thức, tuân thủ các khuyến cáo phòng bệnh của Bộ Y tế:

- Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, hoặc khi tiếp xúc với người bệnh. Đồng thời, người bệnh cần đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm do bệnh lây qua đường giọt bắn và dịch tiết kết mạc!

- Sát khuẩn tay bằng các dung dịch sát khuẩn nhanh hoặc rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

- Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

- Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

- Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.

Mai Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

10 thảo dược trị ho hiệu quả

10 thảo dược trị ho hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút. Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện có sỏi nhỏ trong niệu quản nhưng vì chủ quan, không điều trị dứt điểm dẫn đến thận bị mất chức năng, phải phẫu thuật cắt bỏ thận một cách đáng tiếc.

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Chế độ ăn Keto từng được cho là một phương pháp giảm cân kỳ diệu nhưng thực chất chế độ ăn kiêng này tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe, đặc biệt là những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch.

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh. Trước khi vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, ăn uống kém. Khi thấy khó thở đau tức ngực sau xương ức, khó thở tăng dần, ho khạc đờm xanh bệnh nhân nhập viện được test cúm B (+).

WHO cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi trên toàn cầu

WHO cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi trên toàn cầu

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Theo Báo cáo Viêm gan Toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca tử vong do viêm gan siêu vi ngày càng gia tăng. Căn bệnh này là nguyên nhân lây nhiễm gây tử vong đứng thứ hai trên toàn cầu, với 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm, ngang bằng với bệnh lao…

Người đàn ông 50 tuổi phát hiện mắc ung thư dạ dày hối hận vì 2 thói quen mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi phát hiện mắc ung thư dạ dày hối hận vì 2 thói quen mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Phát hiện ung thư dạ dày và u thực quản từ triệu chứng hội miệng, người đàn ông này hối hận vì suốt bao năm thường xuyên mắc 2 thói quen xấu gây bệnh, đó là hút thuốc lá và ăn mặn.

Top