Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con 28 tuổi đột quỵ, nhà có bố tai biến và 2 người đột tử khi còn trẻ: BS tìm ra thủ phạm

Thứ tư, 11:00 26/06/2019 | Sống khỏe

Đột quỵ ở người trẻ có thể liên quan tới yếu tố gia đình đặc biệt là những người mang gen có nguy cơ về huyết khối và tiền sử trong gia đình có nhiều người đột tử.

28 tuổi đã đột quỵ

Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai đã cấp cứu một trường hợp bệnh nhân nam 28 tuổi vào viện vì đau đầu, và yếu nhẹ ½ nửa người trái.

Qua thăm khám phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ với tổn thương nhồi máu não vùng giáp ranh bên bán cầu phải và có hẹp động mạch cảnh phải 60%. Đánh giá tìm nguyên nhân đặc biệt về tim mạch, các yếu tố tăng đông,.. chưa thấy bất thường

Theo thông tin từ người nhà bệnh nhân, các bác sĩ đã phát hiện một điều rất đặc biệt đó là bố bị tai biến mạch máu não năm 51 tuổi, 2 người chú của bố cũng đột tử năm 43 tuổi và năm 37 tuổi.

Chính vì vậy bác sĩ đã làm xét nghiệm về nguy cơ huyết khối và đã phát hiện ra kiểu gen MTHFR:A1298C dị hợp: PAI-1:4G/4G.

Theo PGS Mai Duy Tôn – Khoa A9, Bệnh viện Bạch Mai, đây là trường hợp đầu tiên các bác sĩ đã phát hiện đột biến gen làm tăng nguy cơ huyết khối, không chỉ tăng nguy cơ gây tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim mà còn có thể gây nguy cơ đột quỵ thiếu máu não.


PGS Mai Duy Tôn hướng dẫn cách nhận biết đột quỵ

PGS Mai Duy Tôn hướng dẫn cách nhận biết đột quỵ

Trước đó, anh Nguyễn Văn C (36 tuổi, Hà Nội) đang chơi tennis cùng bạn anh đau đầu và ngã quỵ xuống đất. Bạn bè nhanh chóng gọi xe cấp cứu, khi tới bệnh viện các y bác sĩ cấp cứu nhưng anh C đã qua đời.

PGS Mai Duy Tôn cho rằng, những bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi nên xem xét được tư vấn để sàng lọc về gen làm tăng nguy cơ huyết khối để có chiến lược điều trị dự phòng phù hợp cho bệnh nhân.

Những ai dễ bị đột quỵ

Theo Giáo sư Phạm Gia Khải, đột quỵ ở người trẻ do nhiều yếu tố như phình mạch máu não đây là bệnh lý bẩm sinh, ngoài ra yếu tố tăng lipid máu theo tiền sử gia đình đã được chỉ ra. Những gia đình có nhiều người bị tai biến mạch máu não thường được bác sĩ khuyến cáo nên xét nghiệm gen để có biện pháp dự phòng.

Giáo sư Khải cho biết đột quỵ não là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.


Đột quỵ căn bệnh không trừ một ai

Đột quỵ căn bệnh không trừ một ai

Đột quỵ não có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ 10 năm trôi qua, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.

Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ giới và tiền sử gia đình cũng liên quan tới đột quỵ. Những người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường. Giáo sư Khải cho biết đây là những yếu tố gây đột quỵ mà người bệnh không thể làm thay đổi được chỉ có thể dự phòng được phần nào.

Ngoài ra, các yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ đó là bệnh lý tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh béo phì và đái tháo đường. Trong đó, các chuyên gia đều nhấn mạnh lối sống không lành mạnh như ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ, Giáo sư Khải cho hay 90% các bệnh nhân đều có yếu hoặc liệt nửa người. Nếu thấy bệnh nhân đột ngột yếu nửa người hoặc méo miệng hoặc rối loạn ngôn ngữ cụ thể là lời nói không còn nghe rõ được,… những triệu chứng này được xem là những triệu chứng đáng tin cậy để nghi ngờ đây là bệnh nhân đột quỵ.

Hãy gọi ngay xe cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng điều trị bằng những phương tiện phù hợp nhất. Người bệnh cần cấp cứu nhanh nhất vì thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Bệnh thường gặp - 15 phút trước

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Sống khỏe - 3 giờ trước

Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 4 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây ra triệu chứng điển hình nào ở giai đoạn sớm nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Thấy có triệu chứng viêm xoang, anh V nghĩ rằng bệnh không nghiêm trọng nên tự mua kháng sinh tại hiệu thuốc nhưng triệu chứng không chỉ cải thiện mà ngày một nặng lên.

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Sống khỏe - 9 giờ trước

Cho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện rất quan trọng...

Vì sao viêm phụ khoa dễ tái đi tái lại?

Vì sao viêm phụ khoa dễ tái đi tái lại?

Sống khỏe - 9 giờ trước

Bạn bị viêm phụ khoa tái đi tái lại dù đã làm đủ mọi cách. Bạn chịu đựng ngứa ngáy, khí hư khó chịu cũng như bất tiện và mặc cảm. Nhưng điều ái ngại nhất là: chính người bạn đời lại nghĩ rằng bạn "không biết giữ gìn". Trong khi sự thật, nguyên nhân có thể đến từ chính anh ấy. Đây là câu chuyện rất nhiều phụ nữ đang gặp phải.

Top