Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con trai bị bạn học trêu đến mức muốn tự tử, mẹ trẻ ở Hà Nội đến tận trường xử lý, cái kết khiến ai cũng vỗ tay thán phục

Thứ tư, 11:38 18/12/2019 | Xã hội

Cách giải quyết của chị T khi con bị bắt nạt khiến tất cả các bậc phụ huynh khác đều đồng tình và nể phục.

Bắt nạt học đường là hiện tượng không mới nhưng vẫn là nỗi ám ảnh kinh hoàng với nhiều phụ huynh, học sinh.

Bất cứ lý do gì cũng có thể khiến một đứa trẻ bị bắt nạt ở trường học như học giỏi, học kém, gầy quá, béo quá, lùn quá, ít nói, ít cười,… Trẻ bị bắt nạt có thể gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý như tự ti, nhút nhát, thậm chí không ít trường hợp bị trầm cảm, nghĩ đến việc tự tử.

Trong trường hợp này, bố mẹ cần kết hợp với nhà trường đưa ra cách xử lý tốt để bảo vệ sức khỏe tinh thần của con.

Con trai bị bạn học trêu đến mức muốn tự tử, mẹ trẻ ở Hà Nội đến tận trường xử lý, cái kết khiến ai cũng vỗ tay thán phục - Ảnh 1.

Bắt nạt học đường là tình trạng nhức nhối hiện nay.

Mới đây, một phụ huynh tên Nguyễn Thị P.T đã chia sẻ câu chuyện về con trai mình lên mạng xã hội và lập tức gây sốt. Con chị P.T tên M., năm nay học lớp 7 và bị bạn cùng lớp bắt nạt trong thời gian dài.

Với cách xử lý khôn khéo và không kém phần quyết liệt, chị P.T đã bảo vệ được con trai của mình. Nguyên văn chia sẻ như sau:

"M. BỊ BẮT NẠT Ở TRƯỜNG:

M. vốn vóc người nhỏ bé, yếu đuối, hơi tí lại chảy nước mắt giống con gái, đã thế học không giỏi nên rất hay bị trêu chọc. Năm nay lên lớp 7 vẫn vậy. Đa số các bạn trêu ít, không ác ý nhưng năm nay có một bạn tên C.T. trêu nhiều, đôi khi ác ý.

Bạn ấy thường xuyên gọi M. bằng nhiều loại biệt danh như pê đê, gay... M. cứ mắc lỗi gì, ví dụ trả lời sai hay bị điểm thấp, làm hỏng cái gì đó là bạn ấy lôi ra chỉ trích, lêu lêu khiến M. cảm thấy rất suy sụp, chán nản, không muốn đi học. Mẹ đã động viên "Con phải mạnh mẽ lên, vùng lên, con học võ karate rồi mà" nhưng M. bảo "Con đánh không lại".

Con trai bị bạn học trêu đến mức muốn tự tử, mẹ trẻ ở Hà Nội đến tận trường xử lý, cái kết khiến ai cũng vỗ tay thán phục - Ảnh 2.

Chị P.T và con trai.

Đỉnh điểm là một lần M. tâm sự với cô giáo tâm lý ở trường và sau đó với mẹ rằng "Có lúc con muốn tự tử". Mẹ nói chuyện với mẹ bạn kia và cô giáo chủ nhiệm để góp ý cho bạn nhưng không những không cải thiện mà M. còn bị sỉ nhục, bị gọi là "thằng hèn". Nhận thấy vấn đề nghiêm trọng nên sau khi trao đổi với phụ huynh và cô giáo, mặc dù M. không muốn, mẹ vẫn quyết định đến tận trường nói chuyện trực tiếp với bạn C.T.

Con trai bị bạn học trêu đến mức muốn tự tử, mẹ trẻ ở Hà Nội đến tận trường xử lý, cái kết khiến ai cũng vỗ tay thán phục - Ảnh 3.


Khi mẹ xuất hiện, phản ứng của các bạn rất khác nhau. M. thì run sợ, hai tay nắm chặt, trốn tiệt vào một góc vì sợ ngày hôm sau sẽ bị "sỉ nhục" nhiều hơn. Các bạn trong lớp thì hả hê khi thấy C.T. chuẩn bị lên "thớt". C.T. thì có vẻ căng thẳng nhưng cố trấn tĩnh.

Để hoá giải không khí, mẹ khoác vai bạn C.T., dẫn hai đứa xuống phòng tiếp tân ngồi nói chuyện. Khi tâm sự thủ thỉ, mẹ nhận thấy bạn C.T. hiểu chuyện, thông minh và hoàn toàn không phải là một cậu bé hư. Đúng như mẹ dự đoán, bạn ấy thích trêu chọc, bắt nạt M. vì nghĩ bạn M. sai và phần thì muốn được mọi người chú ý mà thôi.

Mẹ tập trung thủ thỉ vào 3 vấn đề trọng điểm mà C.T. thường xuyên lôi ra để bắt nạt M.

Gay hoặc pê đê: Mẹ đặt câu hỏi ví dụ như "Con có hiểu giới tính thứ ba là gì không? Họ là người bệnh hay người bình thường?", "Con thử nói cho bác nghe xem con biết ai thuộc giới tính thứ ba mà nổi tiếng và thành công không", "Con thấy họ thế nào? Có thích xem họ biểu diễn không", "Nếu M. thuộc giới tính thứ ba, theo con đó có phải là lỗi của bạn không?", "Con có điểm gì về cơ thể mà con cảm thấy không tự tin và không thoải mái khi bị mọi người trêu không? Nếu bị trêu con cảm thấy thế nào?".

Tất cả các câu hỏi đều để C.T. tự trả lời và để C.T. tự hiểu ra rằng cho dù có là gay, pê đê thì đó cũng không phải là lỗi của M., đó là gen tự nhiên, không nên miệt thị.

Học kém: Mẹ kể cho C.T. nghe câu chuyện hồi bé của M. Hồi 6 tháng tuổi, M. bị viêm phổi nặng, bị tiêm liên tục 40 mũi trong ba tháng, dẫn đến khả năng não của M. có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc. Nếu trẻ bình thường 1,5 tuổi biết nói thì M. 3 tuổi mới bập bẹ. Học hết lớp 1, các bạn đều biết cộng trừ nhân chia nhưng M. thì còn không cộng nổi trong phạm vi 10. Nhưng đó không phải trọng điểm. Trọng điểm là suốt 5 năm qua, M. đã hết sức nỗ lực để theo kịp các bạn, tất nhiên không thể giỏi nhưng cũng không kém quá xa.

Mẹ giải thích để C.T. hiểu rằng đánh giá bạn không nên căn cứ vào thành tích kết quả hiện tại, mà phải căn cứ trên sự nỗ lực và chăm chỉ của bạn.

Con trai bị bạn học trêu đến mức muốn tự tử, mẹ trẻ ở Hà Nội đến tận trường xử lý, cái kết khiến ai cũng vỗ tay thán phục - Ảnh 4.

Trẻ bắt nạt bạn học nhiều khi để gây sự chú ý với mọi người xung quanh.

"Kẻ hèn là kẻ chỉ biết bắt nạt người yếu hơn mình mà không dám chống lại kẻ mạnh hơn mình". Cuối cùng, mẹ nhờ C.T. sau này hãy bảo vệ M. để giúp đỡ bạn. C.T. vui vẻ hứa là sẽ làm như vậy.

Mách mẹ, mách cô: Mẹ hỏi: "Nếu con bị một anh chị lớn hơn bắt nạt, con sẽ làm gì? Có tâm sự với bố mẹ để tìm sự giúp đỡ không?", "Giả sử sau khi anh chị kia bị người lớn mắng, tiếp tục bắt nạt con thậm tệ hơn, con sẽ cảm thấy thế nào, con sẽ làm gì?" C.T. tự trả lời và hiểu rằng: Việc M. hay C.T. tìm kiếm sự giúp đỡ của bố mẹ là điều cần thiết để bảo vệ mình, không phải là hèn kém mà là hành động khôn ngoan.

Mặc dù vậy, M. vẫn không tin C.T. sẽ thực hiện lời hứa và vẫn khóc vì sợ ngày mai bị trả thù. Lúc đi ra ngoài, các bạn xúm lại hỏi thăm M. và đều nói là không thể tin C.T. vì bạn ý chuyên hứa suông. Mẹ nói với các bạn "Hãy cho C.T. cơ hội. Nếu các con không cho bạn cơ hội, bạn sẽ nản chí và không muốn làm điều tốt nữa".

Với riêng C.T., mẹ cũng bảo rằng "Các bạn chưa tin con vì chuyện trong quá khứ nhưng con hãy chứng minh cho các bạn biết là các bạn đã sai. Bác tin con làm được".

Con trai bị bạn học trêu đến mức muốn tự tử, mẹ trẻ ở Hà Nội đến tận trường xử lý, cái kết khiến ai cũng vỗ tay thán phục - Ảnh 5.

Sau đó, mẹ C.T. nhắn tin nói là trước khi đi ngủ, C.T. chủ động tâm sự: "Hôm nay mới biết chuyện hồi bé của M., rất thương bạn và tự hứa sẽ giúp bạn". Còn M. đi học về kể "Bạn C.T hôm nay bảo con là, cậu đã có một vệ sĩ rồi đấy nhé".

Nghe kể, mẹ rất vui. M. đã nhận ra tâm sự với mẹ là điều đúng đắn. Mẹ hy vọng là trong những năm tháng học trò tới đây của M., sẽ chỉ còn lại những niềm vui, những nụ cười của tình bạn và tình yêu, con nhé. Cho dù có bất cứ vấn đề gì, I am always beside you (Mẹ luôn ở bên con)".

Con trai bị bạn học trêu đến mức muốn tự tử, mẹ trẻ ở Hà Nội đến tận trường xử lý, cái kết khiến ai cũng vỗ tay thán phục - Ảnh 6.


Theo chia sẻ của chị P.T, dù hiện tại M. và C.T. chưa trở thành bạn thân nhưng C.T. không còn trêu chọc, bắt nạt con chị nữa. Hàng ngày, chị vẫn thường xuyên hỏi chuyện, lắng nghe con kể về những điều xảy ra ở lớp học.

Sau khi chị đến trường, các bạn trong lớp đã bảo vệ, quan tâm M. hơn, đồng thời hiểu được những nỗ lực vươn lên trong học tập của cậu bé.

Đưa ra lời khuyên với những phụ huynh có con cũng đang bị bắt nạt, chị P.T cho hay: "Mỗi tình huống bắt nạt đều có điểm khác biệt và giải pháp xử lý cũng cần khác. Tuy nhiên, một điểm chung mình nghĩ là tình huống nào cùng có là nếu bố mẹ chịu khó lắng nghe con, quan tâm tới con thì chắc chắn sẽ có giải pháp hiệu quả. Ai cũng bận công việc, ai cũng nhiều mối bận tâm, nhưng hãy cố gắng kiên nhẫn với con. Không ai hiểu con bằng bố mẹ. Cũng không ai bảo vệ con tốt bằng bố mẹ".

Ở lứa tuổi mới lớn, nhiều khi trẻ bắt nạt bạn không hẳn vì thù ghét mà vì muốn thu hút sự chú ý của người khác. Lúc đó, người lớn không nên xử lý mọi việc quá nóng vội mà cần mềm dẻo, chỉ rõ cái sai cho con trẻ.Cách giải quyết của chị P.T đã nhận được sự đồng tình, tán dương của nhiều bậc cha mẹ vì sự ngọt ngào, khôn khéo, đánh trúng tâm lý trẻ.

Đôi khi sự nóng giận quá mức có thể kích thích thêm hành vi bạo lực.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kiên Giang kiểm tra công tác vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền xã

Kiên Giang kiểm tra công tác vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền xã

Xã hội - 29 phút trước

Hôm nay (20/6), Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải và đoàn công tác đã có buổi làm việc kiểm tra vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền tại xã Thạnh Lộc (mới), huyện Châu Thành. Nhiều đơn vị xã, phường khác cũng đến tham quan, học tập và có ý kiến đề xuất các vấn đề thực tế ở địa bàn của mình.

Phóng viên Thùy Dương: VTV cho tôi cơ hội được làm nghề đúng nghĩa

Phóng viên Thùy Dương: VTV cho tôi cơ hội được làm nghề đúng nghĩa

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - “Tôi thấy mình may mắn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, được các đồng nghiệp hỗ trợ ngay từ những ngày còn 'chân ướt, chân ráo' bước vào nghề. Nên dù ở nơi 'khắc nghiệt' nhưng vẫn rất đam mê. VTV trong tôi là tình yêu, là sự tự hào”, Thùy Dương hiện đang công tác tại Ban Thời sự, Đài truyền hình Việt Nam chia sẻ nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6.

Tỷ lệ 'chọi' vào các trường quân đội tăng vọt, cao nhất gần 1/18

Tỷ lệ 'chọi' vào các trường quân đội tăng vọt, cao nhất gần 1/18

Giáo dục - 3 giờ trước

Năm nay, số thí sinh đăng ký xét tuyển ngành quân đội tăng hơn 40% kéo theo tỷ lệ chọi các trường cũng căng thẳng.

Xe tải lao vào quán cà phê ở Nha Trang , 4 người thương vong

Xe tải lao vào quán cà phê ở Nha Trang , 4 người thương vong

Xã hội - 3 giờ trước

Xe tải lao thẳng vào một quán cà phê ven đường thuộc xã Vĩnh Thái (TP. Nha Trang, Khánh Hòa) khiến 1 người tử vong, 3 người đi cấp cứu, căn nhà hư hỏng nặng.

Triệt xóa băng nhóm hơn 200 đối tượng lừa đảo hàng trăm nghìn bị hại trên toàn quốc

Triệt xóa băng nhóm hơn 200 đối tượng lừa đảo hàng trăm nghìn bị hại trên toàn quốc

Pháp luật - 4 giờ trước

Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, đơn vị vừa triệt xoá băng nhóm, phát hiện hơn 200 đối tượng có liên quan núp bóng doanh nghiệp thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của hàng trăm nghìn bị hại trên cả nước.

Tin sáng 21/6: Những trường hợp nào sẽ bị thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước năm 2025? Nguyên tắc tính tiền thưởng cho cán bộ, công chức từ ngày 1/7/2025

Tin sáng 21/6: Những trường hợp nào sẽ bị thu hồi, tạm giữ thẻ căn cước năm 2025? Nguyên tắc tính tiền thưởng cho cán bộ, công chức từ ngày 1/7/2025

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo quy định Luật Căn cước 2023, công dân Việt Nam cần thực hiện việc cấp đổi thẻ căn cước công dân khi đến những độ tuổi nhất định; Nguyên tắc tính tiền thưởng cho cán bộ, công chức từ ngày 1/7/2025 căn cứ theo Nghị định 152/2025/NĐ-CP.

Thay đổi đặc biệt quan trọng về bảo hiểm thất nghiệp từ 2026

Thay đổi đặc biệt quan trọng về bảo hiểm thất nghiệp từ 2026

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Việc làm (sửa đổi), với nhiều điểm mới về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Luật này chính thức có hiệu lực từ 1/1/2026.

Bảng danh mục và mã số 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập

Bảng danh mục và mã số 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập

Thời sự - 16 giờ trước

GĐXH - Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam gồm 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh được mã hóa bằng hai chữ số.

Tin mới nhất về đợt mưa lớn bất thường khu vực miền Bắc

Tin mới nhất về đợt mưa lớn bất thường khu vực miền Bắc

Thời sự - 16 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, từ nay đến đêm 22/6, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to, lượng mưa có nơi trên 300mm. Cảnh báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm đi kèm.

Mời bạn uống bia không thành, người đàn ông bị đánh trọng thương

Mời bạn uống bia không thành, người đàn ông bị đánh trọng thương

Pháp luật - 16 giờ trước

GĐXH - Sau khi đến quán, Huy thấy anh Long là bạn quen cùng một số người khác đang ngồi uống bia tại sân. Lúc này, anh Long mời Huy sang uống cùng thì bị cáo từ chối nhưng vẫn bị kéo tay nên xảy ra mâu thuẫn dẫn đến xô xát...

Top