Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công tác y tế năm 2014: Lấy người bệnh làm trung tâm mọi hoạt động

Thứ năm, 07:45 30/01/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Nhân dịp Xuân Giáp Ngọ, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã trả lời phỏng vấn Báo Gia đình và Xã hội về công tác y tế năm 2013, phương hướng năm 2014.

Năm 2013 đánh dấu nhiều chuyển biến tích cực của ngành Y tế, trong đó, ngành đặc biệt chú ý đến nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, y đức, giảm quá tải bệnh viện, chuyển hướng trong công tác dân số…
Công tác y tế năm 2014: Lấy người bệnh làm trung tâm mọi hoạt động 1

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thăm và tặng quà
cho trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Ảnh: Chí Cường

 
Thưa Bộ trưởng, trong kế hoạch công tác năm 2013, mục tiêu lớn nhất của ngành là giải quyết hiệu quả các vấn đề mà Đảng, Nhà nước và người dân quan tâm, mong mỏi ở ngành Y. Xin Bộ trưởng cho biết một số kết quả nổi bật nhất của ngành?

- Năm 2013 là một năm mà ngành Y đối diện với rất nhiều thách thức, nhưng kết quả nổi bật nhất là không để xảy ra dịch bệnh lớn; hầu hết các bệnh truyền nhiễm gây dịch đều giảm về số mắc và tử vong so với cùng kỳ năm 2012, có bệnh tỷ lệ mắc, tử vong giảm hơn 50% như dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết; hoàn toàn kiểm soát được các loại dịch bệnh mới nổi… Đồng thời, ngành y đã làm tốt các nhiệm vụ như cải thiện rõ rệt chất lượng khám chữa bệnh, nhiều kỹ thuật y tế trình độ cao đã được đội ngũ y bác sỹ nước ta hoàn toàn chủ động thực hiện (mổ tách song sinh phức tạp, ghép tạng, điều trị u bướu…).

Bộ Y tế cũng đã quyết liệt đưa ra các chính sách về chấn chỉnh y đức, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ lãnh đạo, bác sỹ, y tá, điều dưỡng và toàn thể nhân viên ngành y các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Nhân viên y tế các cấp phải ký cam kết thực hiện các quy tắc trong khám chữa bệnh, tiếp xúc với bệnh nhân...

Đến nay, đã đạt được thành công bước đầu về đổi mới công tác khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Ban hành Thông tư 04/2013/TT-BYT phê duyệt và áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ, ngành khác quản lý.
 
Theo đây, dành tối thiểu 15% kinh phí thu được từ ngày, giường điều trị để sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, mở rộng các buồng bệnh, tăng số lượng giường bệnh; mua bổ sung các trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ bệnh nhân. Cải tạo các khoa khám bệnh, giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.

Ngành y tế bắt đầu triển khai Đề án giảm tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020 với mục tiêu giảm công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao thuộc tuyến Trung ương và các bệnh viện tuyến cuối của hai thành phố Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh xuống dưới 100%; cơ bản khắc phục tình trạng nằm ghép vào năm 2015; phấn đấu từ năm 2020 trở đi không còn tình trạng quá tải bệnh viện.

Đầu tư cho y tế cơ sở, nâng công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh. Đầu tư xây mới, nâng cấp các bệnh viện thuộc Đề án, đến năm 2015 tăng tối thiểu 7.150 giường bệnh. Tiếp tục cải tạo, mở rộng và từng bước hiện đại hóa khoa khám bệnh của các bệnh viện, ưu tiên tăng thêm số giường bệnh ở tuyến tỉnh cho năm chuyên khoa: Ung bướu, ngoại – chấn thương, tim mạch, sản và nhi.

Ngoài ra, thành lập mạng lưới bệnh viện vệ tinh của năm chuyên khoa: Ung bướu, ngoại – chấn thương, tim mạch, sản và nhi theo hướng lấy một số bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của TP Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh làm bệnh viện hạt nhân; đồng thời phát triển một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện làm bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện hạt nhân; phấn đấu mỗi chuyên khoa nêu trên có từ 15 bệnh viện, khoa vệ tinh trở lên.

Bên cạnh đó, đề án đề ra giải pháp thí điểm xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sỹ gia đình lồng ghép với các cơ sở y tế sẵn có để tăng cường năng lực quản lý, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục cho người dân; tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã; đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng…

Hiện nay, Bộ Y tế đang trình Thủ tướng Chính phủ việc sử dụng nguồn vốn đặc biệt để đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của một số bệnh viện tuyến cuối tại TP Hà Nội (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức) và TP Hồ Chí Minh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Ung bướu, Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng).

Ngoài việc cải thiện cơ sở vật chất, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Bộ Y tế còn triển khai những biện pháp gì, thưa Bộ trưởng?

- Chúng tôi hiểu rằng, người bệnh đến bệnh viện, điều đầu tiên họ mong mỏi là nhanh được khám bệnh, cũng như được thuận lợi trong các thủ tục cần thiết. Đáp ứng yêu cầu này, để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh toàn diện, Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện với các chỉ tiêu và giải pháp cụ thể.

Hơn nữa, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-BYT ngày 01/4/2013 về tăng cường các giải pháp thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
 
Công tác y tế năm 2014: Lấy người bệnh làm trung tâm mọi hoạt động 2

Nhiều kỹ thuật y tế trình độ cao đã được đội ngũ y bác sỹ nước ta hoàn toàn chủ động thực hiện. Ảnh: Chí Cường

 
Bộ Y tế đang xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện Quy tắc ứng xử để có hành lang pháp lý cao hơn về thực hành quy tắc ứng xử của y bác sỹ đối với bệnh nhân, trong đó quy định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng và các lãnh đạo Bộ, trách nhiệm của Giám đốc Sở Y tế, của Giám đốc các bệnh viện, lãnh đạo khoa, phòng bệnh viện… trong việc thực hiện Quy tắc ứng xử.
 
Ban hành được các tiêu chuẩn, quy tắc, bên cạnh yêu cầu đội ngũ y bác sỹ, nhân viên y tế phải thực hiện nghiêm túc, chúng tôi cũng mong muốn toàn dân góp sức, thông qua việc chủ động thông báo các biểu hiện tiêu cực mà họ gặp phải. Từ cuối tháng 11/2013, Bộ đã có Chỉ thị về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thông qua đường dây nóng.
 
Hệ thống đường dây nóng được thiết lập từ cấp Trung ương đến địa phương, công khai tại các cơ sở khám chữa bệnh để tiếp nhận các bức xúc liên quan đến y đức, thái độ ứng xử, thăm, khám, chữa bệnh của đội ngũ y, bác sỹ. Tại Trung ương, số tổng đài do Bộ Y tế quản lý là 0973306306 và email duongdaynongyte@gmail.com; tại các địa phương là số điện thoại của Giám đốc Sở Y tế, đường dây nóng và số điện thoại của Giám đốc bệnh viện.

Mua 1.400 điện thoại cầm tay đặt tại bệnh viện để người dân thuận tiện trong việc phản ánh tới đường dây nóng.

Trong năm 2013, Bộ Y tế đã trực tiếp tổ chức 11 lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Điều 40 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh về đạo đức nghề nghiệp cho gần 5.042 cán bộ, y bác sỹ trên toàn quốc.

Đồng thời, đã triển khai Đề án Đánh giá chất lượng bệnh viện. Cuối năm 2013, “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng” với 83 tiêu chí cũng được ban hành và triển khai ở tất cả các bệnh viện. Đây là “bộ công cụ” được xây dựng theo quan điểm “lấy người bệnh làm trung tâm của hoạt động chăm sóc và điều trị” sẽ giúp các bệnh viện có cơ sở tự đánh giá chính mình, đồng thời giúp Bộ Y tế và các Sở Y tế nhanh chóng nắm được tình hình thông qua kết quả này sau khi tiến hành kiểm tra theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất.
 
Từ kết quả đánh giá này, tự bản thân các bệnh viện sẽ nhanh chóng nhận ra những nhược điểm cần khắc phục hoặc có những sáng kiến giúp cải thiện chất lượng dịch vụ khám - chữa bệnh. Những kết quả này cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước về y tế có đánh giá chính xác và đưa ra giải pháp hữu hiệu nhằm sớm cải thiện chất lượng bệnh viện trên cả nước.

Tính đến hết năm 2013, cả nước có 1.140 bệnh viện tuyến Trung ương, tỉnh và thuộc các ngành, chưa kể 121 bệnh viện tư nhân. Đến nay đã có 250 bệnh viện báo cáo chính thức đã xây dựng đề án cải tiến quy trình khám bệnh, đưa ra giải pháp cải tiến kỹ thuật, hoặc có đánh giá lại quy trình khám - chữa bệnh trước khi triển khai, đo lường thời gian chờ - khám bệnh của bệnh nhân.

Hơn tất cả, chúng tôi lấy người bệnh là trung tâm của mọi hoạt động, qua việc khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân để thấy được trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, y bác sỹ; đồng thời thấy được tấm lòng của người thầy thuốc với bệnh nhân.

Việt Nam bắt đầu giai đoạn già hóa dân số với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử. Điều đó đang đặt ra những thách thức to lớn về an sinh xã hội, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (NCT). Xin Bộ trưởng cho biết, ngành Y tế, đặc biệt là công tác DS-KHHGĐ sẽ có những giải pháp nào để ứng phó với thực trạng này?

- Tuổi thọ là ước mong lớn của con người, là thành quả của sự phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định tính ưu việt của chế độ. Trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, của chương trình DS-KHHGĐ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể; sự cố gắng, nỗ lực tham gia thực hiện của nhân dân.

Tuy nhiên, già hóa cũng đang đặt ra thách thức lớn cho ngành Y tế. Điều đáng nói là tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đã tăng cao nhưng số năm sống khỏe mạnh lại khá thấp, mỗi người dân có tới 12 năm ốm đau. Đặc biệt, chỉ có 6% người già Việt Nam thực sự sống khỏe và trung bình mỗi NCT có trên 2,6 bệnh.
 
Bệnh tật ở NCT nước ta hiện nay có xu hướng bệnh tật kép, chuyển từ lây nhiễm sang không lây nhiễm và mãn tính, dẫn tới chi phí chăm sóc cao. NCT mắc các nhóm bệnh không lây nhiễm chủ yếu như bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, động kinh và trầm cảm ngày càng tăng. Bên cạnh đó, họ cũng phải đối mặt với nguy cơ tàn phế do cơ chế “hao mòn” của quá trình lão hóa và tác động của các căn bệnh mãn tính.
 
Tình trạng bệnh tật đã ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và sự hoà nhập cộng đồng của NCT. Đa số NCT nước ta chưa có thói quen khám bệnh định kỳ, vì vậy khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị rất khó khăn. Hệ thống y tế - lão khoa chưa đầy đủ, trang thiết bị còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ y tế chưa đáp ứng nhu cầu để giải quyết các bệnh đặc trưng của NCT.
 
Do đó, bên cạnh hệ thống chăm sóc NCT của một số nhà dưỡng lão nhà nước cần khuyến khích tư nhân tham gia vào hệ thống, đẩy mạnh được tính xã hội hóa của vấn đề này.
 
Để ứng phó với một xã hội già hóa dân số, đảm bảo chế độ an sinh xã hội cho NCT cần có sự vào cuộc, chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn thể cộng đồng; Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Toàn xã hội chăm sóc, phát huy vai trò NCT", tăng ngân sách cho Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ.
 
Điều đó đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần có tầm nhìn chiến lược nhằm xây dựng các chính sách an sinh xã hội phù hợp với các chuyển đổi về cơ cấu dân số nước ta, góp phần phát triển bền vững quốc gia từ góc độ dân số.
 
Như thế, phía trước còn rất nhiều nhiệm vụ mà ngành phải hoàn thành, Bộ trưởng có chia sẻ gì với độc giả cả nước về nhiệm vụ, thách thức của ngành Y trong năm 2014 này?
 
- Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành, toàn thể cán bộ, bác sỹ, nhân viên ngành y tế ý thức rất rõ rằng không chỉ bây giờ, mà cả sau này, việc giải quyết các yêu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân là ưu tiên hàng đầu.

Trong năm 2014, tập trung củng cố, nâng cao hiệu quả mạng lưới y tế dự phòng, chủ động không để xảy ra các dịch bệnh lớn, tiếp tục thực hiện các biện pháp để giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp... là những công việc trọng tâm của ngành y tế trong năm 2014.

Năm nay, Quốc hội giao cho Bộ Y tế một số chỉ tiêu như số giường trên 1vạn dân (không kể giường tại trạm y tế xã) là 22,5 giường; Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống 15,5%, mức giảm tỷ lệ sinh là 0,1%; Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế là 73%.

Các giải pháp chung được đặt ra trong năm 2014 là rà soát, hoàn thiện các thể chế để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bên cạnh đó, không ngừng tăng cường nhân lực y tế có chất lượng cao và nâng cao y đức.

Cụ thể, tiếp tục thực hiện đề án giảm tải bệnh viện; thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại các cơ sở khám chữa bệnh.Triển khai hiệu quả đầu tư xây dựng mới một số bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến cuối. Tăng cường quản lý, kiểm tra giá thuốc và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bộ Y tế tiếp tục triển khai các giải pháp hiệu quả để thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về y tế, trong đó giảm nhanh, bền vững tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tỷ suất chết trẻ và bà mẹ liên quan đến thai sản tại các khu vực miền núi, Tây Nguyên; Khống chế tình trạng lây nhiễm HIV, bệnh lao và các dịch bệnh nguy hiểm khác, phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các mục tiêu chiến lược vào năm 2015 như đã cam kết.

Thực hiện giảm tải cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhất là sản phụ khoa và nhi khoa; Bảo đảm chế độ, chính sách, tăng cường đầu tư, bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu và khoa học công nghệ; tiếp cận và dần đảm bảo giá dịch vụ được tính đúng, tính đủ.

Bộ Y tế đảm bảo cung cấp đủ thuốc thiết yếu phục vụ công tác điều trị, triển khai các biện pháp hữu hiệu để bình ổn giá thuốc; Phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các bộ, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng thuốc; Đẩy mạnh quy hoạch phát triển sản xuất và lưu thông phân phối thuốc, phát triển dược liệu và thuốc Đông y; Xây dựng và triển khai đề án “Người Việt ưu tiên dùng  thuốc Việt”.

Bên cạnh đó, vấn đề nâng cao y đức sẽ được đặc biệt chú ý. Đường dây nóng  là một biện pháp hữu hiệu để giám sát cũng như hỗ trợ chấn chỉnh lại tác phong, thái độ của đội ngũ cán bộ y tế. Tất cả nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân trong việc khám chữa bệnh.

Nhân dịp năm mới, Bộ trưởng có gửi gắm gì đến toàn thể cán bộ, y bác sỹ, cũng như với người dân cả nước?

- Xuân Giáp Ngọ đã đến, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe tới từng nhà, từng người năm mới nhiều niềm vui, sum vầy hạnh phúc.

Riêng với cán bộ, y bác sỹ, nhân viên y tế, tôi mong mỏi ngoài việc nâng cao trình độ, làm chủ kỹ thuật thì phải luôn ghi nhớ “Lương y như từ mẫu” mà nhiệt tâm, nhiệt thành, hết lòng vì người bệnh. Mỗi y bác sỹ phải luôn xem tâm trạng, mong muốn của người bệnh, của thân nhân họ như là của chính mình để rồi đem hết khả năng ra để điều trị, chế ngự bệnh tật cho họ. Niềm vui ấy, không phải làm nghề nào cũng có được.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Sông Hồng  

hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Xe mất lái, vợ chồng du khách Đức lao xuống vực sâu 40m ở Hòa Bình

Đời sống - 5 giờ trước

Đi du lịch bằng xe máy, hai vợ chồng quốc tịch Đức không may lao xuống vực ở tỉnh Hòa Bình. Tai nạn khiến người chồng tử vong, vợ bị thương nặng đi cấp cứu.

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Hà Tĩnh nghi sử dụng chất cấm

Đời sống - 5 giờ trước

Ban kỷ luật VFF công bố án kỷ luật đình chỉ thi đấu đối với 5 cầu thủ Hà Tĩnh liên quan tới việc sử dụng chất cấm.

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Nam diễn viên ở Hà Nội ‘diễn xuất’ để lừa đảo tiền tỷ

Pháp luật - 5 giờ trước

Vốn là diễn viên, Nguyễn Duy Hưng dễ dàng dùng ‘diễn xuất’ khiến 3 người đàn ông tin rằng anh ta làm ở VKSND tối cao, sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ.

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Mưa lớn ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ 9/5, miền Bắc tiếp tục mưa rào và dông cục bộ, có mưa to.

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Tài xế xe ôm công nghệ ở TPHCM mất tích bí ẩn 2 ngày

Đời sống - 6 giờ trước

Phát hiện anh trai lái xe ôm công nghệ mất tích, chị Lợi đã đến cơ quan chức năng ở TPHCM, Long An, Đồng Tháp trình báo.

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Dũng cảm cứu sống 4 người trên biển, ngư dân được Chủ tịch tỉnh tặng Bằng khen

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Khi phát hiện sự việc tàu đánh bắt thủy sản gặp nạn trên biển, anh Quý đã dũng cảm dùng phương tiện của mình tiếp cận hiện trường và cứu sống được 4 ngư dân.

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Hà Nội: Nghi vấn khách sạn đổ dầu thải trên phố Trích Sài để ngăn người dân tập thể dục

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin phản ánh một khách sạn đổ dầu thải ra đường đi bộ vườn hoa phố Trích Sài để "ngăn người dân tập thể dục", hiện các đơn vị chức năng phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang khẩn trương xác minh làm rõ vụ việc.

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Nhiều đề xuất mới về đăng ký thường trú, tạm trú mà hàng triệu người Việt nên biết

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, Bộ Công an đã đề xuất nhiều điểm mới liên quan tới các loại giấy tờ người dân cần chứng minh chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú, tạm trú.

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Từ cuộc gọi lạ, người đàn ông mất hơn 1 tỉ đồng khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Từ cuộc gọi của người phụ nữ lạ không quen biết, một người đàn ông ở Quảng Ninh đồng ý tham gia đầu tư vào sàn chứng khoán qua mạng xã hội. Đến khi biết bản thân sập bẫy thì nạn nhân đã bị lừa số tiền hơn 1 tỉ đồng.

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Hà Tĩnh: 5 cầu thủ bóng đá bị công an tạm giữ vì liên quan đến ma túy

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa bắt giữ 10 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy. Điều đáng nói, trong số những người bị bắt giữ có 5 cầu thủ của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.

Top