Công ty Xuân Thiện nói gì về siêu dự án tỉ đô trên sông Hồng?
GiadinhNet - Đề xuất xây dựng siêu dự án trên Sông Hồng của Công ty TNHH Xuân Thiện thời gian qua nhận được khá nhiều các ý kiến trái chiều. Xuất phát từ đâu và công ty TNHH Xuân Thiện lại có ý tưởng với dự án tỉ đô này?
Phóng viên Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Hoàng - Phó Tổng giám đốc phụ trách đầu tư của Công ty TNHH Xuân Thiện xung quanh vấn đề này.
Ông có thể cho biết, xuất phát từ đâu mà công ty có ý tưởng xây dựng dự án tỉ đô trên Sông Hồng?
Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình và các Công ty thành viên của Tập đoàn là những đơn vị có kinh nghiệm đầu tư các dự án lớn trong lĩnh vực thủy lợi, thủy điện trong nước và nước ngoài. Điển hình như: Công ty TNHH Xuân Thiện Việt Nam, Công ty TNHH Xuân Thiện Hà Giang, Công ty TNHH Xuân Thiện Vị Xuyên, Công ty TNHH Xuân Thiện Bắc Quang, Công ty TNHH Xuân Thiện Yên Bái, Công ty TNHH Xuân Thiện Châu Phi, Công ty TNHH Năng lượng Sơn La…
Trong quá trình đi tham quan, học hỏi mô hình phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới, chúng tôi nhận thấy giao thông thủy là loại hình có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nhất là các nước phát triển đều coi hệ thống giao thông thủy là huyết mạch, ví dụ như: kênh đào Panama, hệ thống giao thông đường thủy trên sông Danube ở châu Âu với 28 con đập xuyên qua 19 quốc gia (tương tự như mô hình chúng tôi đề xuất). Đây là loại hình giao thông chủ lực đóng góp lớn cho sự phát triển của các nước châu Âu.

Dự án tỉ đô trên sông Hồng của Công ty Xuân Thiện khiến dư luận phản ứng nhiều chiều. Ảnh minh họa
Các nước gần Việt Nam cũng chú trong phát triển giao thông thủy: như Singapore là một cảng trung chuyển lớn nhất châu Á, họ phát triển nhanh trong những năm gần đây phần lớn là nhờ vào nó. Hầu hết các nước khi bố trí các đặc khu kinh tế, khu công nghiệp đều chọn vị trí có các tuyến giao thông thủy.
Ví dụ như đặc khu kinh tế Thượng Hải Trung Quốc có cảng Thượng Hải trên sông Dương Tử, Hoàng Phố. Sông Hồng là dòng sông lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng về vận tải thủy.
Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về xã hội hóa đầu tư hạ tầng cơ sở và thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách. Bằng năng lực và kinh nghiệm của mình, chúng tôi đề xuất dự án với mong muốn được góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Khi đề xuất ý tưởng dự án, chủ đầu tư đã có những khảo sát đánh giá như thế nào về tác động của dự án đến sản xuất nông nghiệp, môi trường…?
Đề xuất 6 con đập trên thượng lưu sông Hồng nhằm nâng cao mực nước mùa khô lên 2,5 m đảm bảo cho tàu thuyền đi lại quanh năm. Khi hình thành, các con đập tạo ra mực nước dâng thấp hơn mực nước lũ hàng năm khi chưa có đập (với giải pháp mở rộng lòng sông hiện hữu để bù lại diện tích chiếm chỗ của các hạng mục công trình trên sông, mặt cắt ướt thoát lũ sau khi có đập luôn lớn hơn hoặc bằng mặt cắt ướt ban đầu khi đập chưa hình thành.
Những con đập này phát huy tác dụng chủ yếu vào mùa khô; còn mùa lũ chúng tôi mở tất cả cánh van lên để trả lại mặt cắt (ướt) thoát lũ và phù sa cho dòng sông như lúc chưa có đập. Đáy ngưỡng của các cửa van luôn bằng hoặc thấp hơn đáy sông hiện hữu nên không xảy ra việc ngập lụt và lắng đọng phù sa.
Vì vậy, các con đập này không gây ra việc ngập lụt và lắng đọng phù sa và ít có ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và môi trường.
Vấn đề về vốn đầu tư cho dự án cũng đang khiến dư luận hoang mang, ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
Phương án vốn nêu trong đề xuất dự án gồm: 30% vốn chủ sở hữu, 70% vốn vay. Chúng tôi xin nói rằng vốn điều lệ không thể hiện được hết năng lực tài chính của doanh nghiệp. Vì ngoài nguồn vốn đó, doanh nghiệp còn có các tài sản khác, các nguồn thu khác. Tuy vậy, tổng vốn điều lệ của các đơn vị thành viên nêu trên của chúng tôi đã lên tới hơn 10.000 tỷ đồng, đủ sức triển khai dự án này và nhiều dự án khác.
Hơn nữa, khi đề xuất đầu tư bằng tiền của chính chúng tôi, chắc chắn chúng tôi là người tính toán cẩn trọng hơn cả; nhất là khi chủ trương chưa được phê duyệt mà chúng tôi đã bỏ rất nhiều công sức để khảo sát, nghiên cứu trong suốt 5 năm qua cùng các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và có tham vấn các chuyên gia quốc tế.
Căn cứ vào đâu mà công ty đề nghị có cơ chế đặc thù cho dự án này?
Đây là dự án đa mục tiêu, khi hình thành sẽ tạo ra động lực phát triển cho các tỉnh phía Bắc, làm tăng GDP các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ khoảng 5%, tương đương 2.100 tỷ đồng/năm, chưa kể các tỉnh trên tuyến cũng được hưởng lợi như các tỉnh Phú Thọ, Hà Nội, Hải Phòng….(cước phí vận tải thủy chỉ bằng 30% so với vận tải bằng đường bộ, 50% so với đường sắt hiện nay).
Tuy nhiên, các lợi ích này không được tính hết vào hiệu quả tài chính của dự án. Vì vậy dự án đề xuất được áp dụng cơ chế đặc thù, bù đắp các hiệu quả mang lại cho xã hội như đã nêu trên.
Đề xuất được đưa ra trong bối cảnh nhiều nhà máy từng được xây dựng với vốn đầu tư cả ngàn tỷ đồng trên cả nước phải dừng hoạt động. Hơn nữa, theo xu hướng sử dụng năng lượng trên thế giới, thuỷ điện đã lỗi thời vì phụ thuộc lớn vào thời tiết. Việc Xuân Thiện đầu tư vào dự án Sông Hồng lúc này có quá mạo hiểm?
Các bạn nên lưu ý, đây là dự án giao thông thủy trên cơ sở đã được Bộ GTVT quy hoạch các con đập trên sông Hồng từ năm 2000. Thủy điện chỉ là kết hợp để tận dụng nguồn nước và tăng tính khả thi của dự án. Đề xuất dự án luôn xác định: giao thông thủy là mục tiêu số một. Dự án mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn đóng góp vào sự phát triển của đất nước, chúng tôi tin tưởng vào hiệu quả chung của dự án.
Dư luận đang rất quan tâm về mối quan hệ giữa Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình và Tập đoàn ThaiGroup của bầu Thụy trong dự án này?
Về vấn đề này, tôi khẳng định ông chủ đề xuất dự án này là ông Nguyễn Văn Thiện – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình, ông là anh trai của bầu Thụy. Còn về hồ sơ pháp lý, Xuân Thiện không phải là Công ty con của ThaiGroup mà là hai doanh nghiệp độc lập, không liên quan đến nhau.
Chủ đầu tư sẽ tiếp thu như thế nào các ý kiến của dư luận và các nhà khoa học trong thời gian qua?
Chúng tôi luôn luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của dư luận và các nhà khoa học với tinh thần cầu thị. Để đưa ra đề xuất dự án, chúng tôi và các chuyên gia tư vấn hàng đầu của Việt Nam đã nghiên cứu, thảo luận dự án trong suốt 5 năm qua. Nhiều người chưa được tiếp cận hồ sơ một cách đầy đủ, chính xác nên dẫn đến một số quan điểm còn cảm tính, chưa đúng với bản chất của sự việc.
Chủ đầu tư đã có kế hoạch mời các nhà khoa học trong nước và quốc tế để trao đổi, đóng góp ý kiến khách quan, trung thực để cung cấp thông tin giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về dự án.
Chúng tôi luôn ý thức rằng: dự án có lợi lớn cho toàn xã hội và cho doanh nghiệp, đồng thời các ảnh hưởng tiêu cực phải ít thì mới đề xuất dự án, còn nó hiệu quả chính xác là bao nhiêu và ảnh hưởng như thế nào thì chúng tôi còn phải nghiên cứu giải trình trong các bước tiếp theo. Vì vừa qua mới chỉ là bước đề xuất ý tưởng.
Vậy viễn cảnh của dự án khi đi vào hoạt động thì như thế nào, thưa ông?
Theo tính toán của Chủ đầu tư và các chuyên gia tư vấn, khi vận hành, dự án sẽ đóng góp nhiều cho kinh tế xã hội: Đó là tạo ra tuyến giao thông thủy thông suốt quanh năm từ Lào Cai về tới Hải Phòng, giảm áp lực cho đường bộ và đường sắt.
Ngoài ra, tận dụng nguồn nước để kết hợp tạo ra 0,91 tỷ Kwh/năm, đóng góp vào lưới điện quốc gia; Đóng góp thuế cho ngân sách gần 1.000 tỷ đồng/năm; Tạo việc làm cho hàng ngàn lao động và tạo ra 6 cầu trên mặt đập, nối liền 2 bờ sông Hồng, thuận lợi cho cả giao thông đường bộ.
Chúng tôi mong muốn dư luận và các nhà khoa học nên tìm hiểu kỹ hồ sơ, cần tìm hiểu kỹ các tác động tích cực của dự án trước khi chúng ta phản biện để tạo động lực cho doanh nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Trước và sau khi đầu tư, chúng tôi luôn cam kết tuân thủ các quy định do Nhà nước phê duyệt, chứ không phải thích làm thế nào thì làm như nhiều người đang nghĩ.
Cảm ơn ông!
Lê Nhung/ Báo Gia đình & Xã hội

Bước chân thép giữa nắng lửa của nữ đặc nhiệm trước lễ diễu binh 2/9
Đời sống - 2 giờ trướcGiữa thời tiết hơn 40 độ C, nữ chiến sĩ cảnh sát đặc nhiệm vẫn miệt mài rèn luyện từng bước chân, từng động tác vung tay chuẩn xác, sẵn sàng cho lễ diễu binh 2/9.

Lịch đăng ký nguyện vọng tuyển sinh đại học năm 2025
Giáo dục - 3 giờ trướcTheo hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 của Bộ GD-ĐT, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 16/7.

Chậm sang tên sổ đỏ 2025, người dân có thể bị phạt rất nặng
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo quy định mới của Luật Đất đai, hành vi chậm sang tên sổ đỏ người dân có thể bị phạt rất nặng. Dưới đây là các mức phạt cụ thể, bạn đọc có thể tham khảo.

Công an Đồng Tháp thông tin vụ hai anh em ruột bị sát hại
Pháp luật - 7 giờ trướcSau khi nhận tin báo vụ án mạng hai anh em bị đâm chết ở xã Bình Thành, 2 Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo điều tra.

Hà Nội: Cô gái trẻ tử vong thương tâm sau va chạm với xe khách trên đường Trần Phú
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Chiếc xe máy trong lúc di chuyển trên đường Trần Phú (TP Hà Nội) đã bất ngờ mất lái khiến người điều khiển ngã xuống đường, bị xe khách chạy cùng chiều cán trúng.

Tin sáng 13/7: Hàng chục triệu học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT; Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 188/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Theo đó, từ ngày 1/7/2025, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên.

Miền Bắc sắp đón nắng nóng diện rộng
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, từ hôm nay mưa dông ở miền Bắc giảm. Từ ngày 15/7, khu vực này lại xảy ra đợt nắng nóng diện rộng.

Loạt trường Y Dược cộng điểm xét tuyển cho thí sinh có chứng chỉ SAT, IELTS
Giáo dục - 7 giờ trướcNhiều trường đại học khối ngành Y Dược thông báo cộng điểm xét tuyển cho thí sinh có chứng chỉ SAT, IELTS.

Xe tải chở 14 tấn heo bị dịch tả châu Phi đi tiêu thụ
Đời sống - 15 giờ trướcTrên đường vận chuyển 14 tấn heo bị dịch tả châu Phi từ Sơn La về Hà Nội tiêu thụ, xe tải bị lực lực lượng chức năng phát hiện.

Bắt kẻ cưỡng đoạt sợi dây chuyền của bé gái trên đường đi học về
Pháp luật - 16 giờ trướcCông an xã Giao Thủy, tỉnh Ninh Bình đã tạm giữ hình sự Vũ Văn Phưởng (SN 1988, trú tại tổ dân phố Hùng Khang, xã Giao Thủy) để điều tra về hành vi cưỡng đoạt dây chuyền của bé gái trên đường đi học về.

Hà Nội: Cô gái trẻ tử vong thương tâm sau va chạm với xe khách trên đường Trần Phú
Đời sốngGĐXH - Chiếc xe máy trong lúc di chuyển trên đường Trần Phú (TP Hà Nội) đã bất ngờ mất lái khiến người điều khiển ngã xuống đường, bị xe khách chạy cùng chiều cán trúng.