Cứ 200 cụ bà mới có 100 cụ ông
GiadinhNet - Đó là tỉ số giới tính dân số Việt Nam ở tuổi 80 trở lên, ở tuổi từ 70-79 tỉ số là 149 cụ bà/100 cụ ông, lứa tuổi 60 – 69 là 131/100.
Cùng đó, chưa đầy 20 năm nữa, Việt Nam chuyển từ cơ cấu dân số già hóa sang dân số già. Những thông tin trên được đưa ra tại cuộc Gặp gỡ báo chí về Già hóa dân số ở Việt Nam, do Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) tại Việt Nam, ngày 12/5.
Tốc độ chưa từng có trong lịch sử
![]() |
TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ tại buổi họp báo (ngồi giữa). |
Các số liệu cho thấy, già hóa của dân số Việt Nam đang ở tốc độ “phi mã”. Số lượng người cao tuổi đang tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác. Theo phân tích của UNFPA, thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ cơ cấu dân số “già hóa” sang cơ cấu dân số “già” sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn.
Nếu như Thụy Điển phải mất tới 85 năm, Nhật Bản 26 năm, Thái Lan là 22 năm để chuyển từ “già hóa” sang “già” thì dự báo ở Việt Nam, thời gian này là khoảng 20 năm. Điều này có ảnh hưởng lớn đối với tăng trưởng kinh tế cũng như các chương trình an sinh xã hội cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm dân số cao tuổi được coi là nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất.
Một vấn đề quan trọng cần lưu ý là số lượng phụ nữ cao tuổi chiếm ưu thế so với nam giới cao tuổi. Cụ thể, xét theo nhóm tuổi, số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy, tương ứng với 100 nam giới cao tuổi ở độ tuổi 60 - 69 thì có 131 nữ giới cao tuổi cùng ở nhóm tuổi này; tương tự, ở nhóm tuổi 70 - 79 có 149 nữ giới cao tuổi và từ 80 tuổi trở lên có 200 nữ giới cao tuổi.
Đây chính là biểu hiện của hiện tượng “nữ hóa dân số cao tuổi” ở Việt Nam. Phụ nữ cao tuổi thường phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn so với nam giới cao tuổi xét về thu nhập, tình trạng khuyết tật và khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế.
Phát biểu tại phiên họp, Bà Nobuko Horibe - Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương - của UNFPA đã nhấn mạnh: "Già hóa dân số là một hiện tượng toàn cầu ảnh hưởng đến tất cả mọi người, từ nam giới tới phụ nữ và trẻ em. Đối với mỗi quốc gia, sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng cũng như tỷ lệ của nhóm dân số cao tuổi so với nhóm dân số trong độ tuổi lao động sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến tính công bằng và sự kết nối trong một thế hệ và giữa các thế hệ, điều này chính là nền tảng của xã hội”.
Tiến sĩ Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình - phát biểu: “Vấn đề già hóa dân số đã được coi là một trong những vấn đề ưu tiên trong Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020. Trong giai đoạn tới, số lượng và tỷ lệ người cao tuổi sẽ tiếp tục tăng cao, Việt Nam cần phải có những chính sách để phát huy và chăm sóc người cao tuổi ngày một tốt hơn”. Theo Tiến sĩ Dương Quốc Trọng – già hóa không phải là gánh nặng mà là một tiến trình tất yếu, là một thành tựu. Điều quan trọng là những thành tựu đó phải được phát huy. Phát huy người cao tuổi là vấn đề số 1 rồi mới đến vấn đề số 2 là chăm sóc. |
Để các chính sách và chương trình quốc gia được thiết kế và thực hiện rộng rãi đáp ứng được nhu cầu về chăm sóc y tế và bảo trợ xã hội cho nhóm dân số cao tuổi thì Việt Nam cần phải có các chính sách, chiến lược thực tế và phù hợp được xây dựng dựa trên bằng chứng từ các nghiên cứu định tính và định lượng.
Những nghiên cứu này phải phân tích mối tương quan giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế cũng như các nhu cầu về dịch vụ xã hội dành cho người cao tuổi.
Chăm sóc người cao tuổi là một chính sách quan trọng mà Chính phủ Việt Nam luôn nhấn mạnh trong tất cả các giai đoạn phát triển của đất nước.
Kể từ khi Hiến pháp đầu tiên được ban hành năm 1946, vấn đề người cao tuổi đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách và các chương trình kinh tế và xã hội của Việt Nam.
Tại cuộc họp này, các diễn giả cũng cho thấy, các chính sách và chương trình cho người cao tuổi vẫn còn chưa được thực hiện một cách đầy đủ, dẫn tới các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi chưa thực sự phát triển; khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng dành cho người cao tuổi còn thấp; quỹ hưu trí dành cho lực lượng lao động cao tuổi chưa thực sự ổn định và còn có nhiều bất cập liên quan tới bất bình đẳng giới và bất bình đẳng giữa các thế hệ; vẫn còn có nhiều bất cập liên quan tới việc thụ hưởng các chương trình an sinh xã hội khác.
Theo Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, nếu già hóa dân số chưa được coi là một vấn đề phát triển kinh tế - xã hội thì các nghiên cứu, chính sách và chương trình thích hợp để đáp ứng vấn đề già hóa dân số sẽ không được xúc tiến.
“Chúng ta đang ở thời khắc duy nhất trong lịch sử, các bài học kinh nghiệm dựa trên các nghiên cứu chính sách được xây dựng một cách cẩn trọng từ các quốc gia khác sẽ gợi ý cho chúng ta một số chính sách và can thiệp giúp tạo ra tác động tích cực và sâu rộng tới cuộc sống và sức khỏe của nhóm dân số cao tuổi đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam” – Ông Bruce Cambell nhấn mạnh.
Hà Anh

Xử lý kẻ bình luận Facebook ác ý về chiến sỹ công an hy sinh
Pháp luật - 10 phút trướcBình luận xấu độc về chiến sỹ hy sinh ở Quảng Ninh, L.Đ.C đã bị Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao hoàn thiện hồ sơ để xử lý.

Bùi Đình Khánh bị bắt tại Thanh Hoá
Pháp luật - 7 giờ trướcCông an tỉnh Thanh Hoá phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ đã bắt thành công Bùi Đình Khánh (31 tuổi, quê TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) tại TP Thanh Hoá.

Thắt lòng hình ảnh mẹ ôm linh cữu thiếu tá hy sinh khi đánh án ma túy
Thời sự - 9 giờ trướcRất nhiều người đã có mặt tại lễ tang Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải (29 tuổi, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh) ở quê nhà Hưng Yên để tiễn biệt người chiến sĩ trẻ quả cảm.

Khoảnh khắc nghẹn ngào của con trai gặp lại người cha đã khuất nhờ trí tuệ nhân tạo
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Không tin vào mắt mình khi nhận được thông báo từ nghĩa trang về việc có thể "trò chuyện" với người cha đã khuất qua màn hình AI, anh Nguyễn Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì, Hà Nội) đã bước vào một cuộc hội ngộ đặc biệt – nơi quá khứ và hiện tại gặp nhau trong nước mắt và tình thân.

Cấp bằng Tổ quốc ghi công cho thiếu tá hy sinh khi bắt tội phạm ma túy
Thời sự - 10 giờ trướcThủ tướng Phạm Minh Chính cấp bằng Tổ quốc ghi công cho Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải hy sinh khi truy bắt nhóm tội phạm ma túy tại tỉnh Quảng Ninh.

13 phút giáp mặt kẻ buôn ma túy Bùi Đình Khánh của tài xế taxi
Pháp luật - 11 giờ trướcTài xế Q cho biết, Bùi Đình Khánh lên xe liên tục hối thúc anh đi nhanh, đối tượng này cũng liên tục ngó ngang, ngó dọc trên suốt quãng đường đi.

Cựu Đại úy công an cầm đầu đường dây buôn lậu hơn 200 tỷ đồng lãnh 12 năm tù
Pháp luật - 11 giờ trướcCựu Đại úy công an Hoàng Duy Tiến cầm đầu đường dây buôn lậu hơn 200 tỷ đồng, sử dụng hàng chục công ty “ma” để nhập lậu hơn 1.200 container hàng hóa lãnh 12 năm tù.

Giới trẻ Hà thành và thú vui nhặt gốm 2hand giữa lòng đô thị
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Gần đây, không ít bạn trẻ tại Hà Nội tìm lại về những giá trị, những thú vui xưa cũ để nuôi dưỡng tâm hồn. Một trong những thú vui đang được các bạn trẻ gen Z quan tâm nhiều nhất chính là chơi gốm - thứ tưởng chừng chỉ dành cho những người lớn tuổi, nay lại trở thành trào lưu, thành xu hướng của thế hệ Gen Z.

Trend yêu nước 2025 trong dịp 30/4 - 1/5 khiến dân mạng đứng ngồi không yên vì quá ý nghĩa
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Không quan trọng hoá việc hô khẩu hiệu "vang trời", không cần tổ chức diễu hành rầm rộ, người Việt ngày nay, đặc biệt là thế hệ trẻ tuổi vẫn biết cách thể hiện tình yêu nước theo một ngôn ngữ rất riêng: công nghệ, tinh tế và sâu sắc.

Hà Nội: Cháy lớn tại tòa nhà Viet Tower trên phố Thái Hà, hàng trăm người tháo chạy
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Chiều 18/4, tòa nhà cao 18 tầng trên phố Thái Hà (quân Đống Đa, TP Hà Nội) đã xảy ra đám cháy lớn. Trong ít phút ngọn lửa cùng khói đen bùng lên dữ dội khiến hàng trăm người vội vàng tháo chạy.

Nhiều người mừng thầm khi được hưởng quyền lợi đặc biệt này theo quy định mới nhất của Luật Đất đai
Đời sốngGĐXH - Từ năm 2025, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực trong đó quy định sổ đỏ thửa đất của hộ gia đình sẽ ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất.