Cụ ông ở Hà Nội nguy kịch vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ cách phòng ngừa cho người có nguy cơ cao mắc bệnh
GĐXH - Với người có hệ miễn dịch yếu, người mắc bệnh mạn tính hoặc người cao tuổi, khi mắc cúm, virus sẽ tấn công mạnh vào hệ hô hấp và gây ra những biến chứng nặng nề khiến bệnh nhân có thể phải thở máy, lọc máu, nguy cơ tử vong cao.
Gia tăng bệnh nhân mắc cúm mùa, nhiều trường hợp biến chứng nặng
Thời gian gần đây, số ca mắc cúm ở nước ta có xu hướng gia tăng khiến nhiều người lo ngại. Theo Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm 2025 đến nay, nước ta ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm mùa, chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong. Đặc biệt, các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A(H1N1), A(H3N2) và cúm B.
Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm, gần đây, các bác sĩ đơn vị này đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân cúm mùa nhập viện với các biến chứng nặng, hay xảy ra trên các bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền như tim mạch, hô hấp, nội tiết, người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch.
Theo thống kê, trong năm 2024 và tính đến thời điểm hiện nay, Trung tâm đã điều trị cho hàng nghìn ca bệnh cúm mùa, trong đó có nhiều trường hợp nặng và phải thở máy. Đáng chú ý, trong những ngày thời tiết liên tục trở lạnh, mưa, gió mùa, bệnh cúm có chiều hướng gia tăng; nhiều bệnh nhân cúm có dấu hiệu trở nặng, trong đó đa phần là người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu và một số trường hợp là phụ nữ mang thai.
Đơn cử trường hợp bệnh nhân T.V.L, 78 tuổi (ở Từ Liêm - Hà Nội) được chuyển đến Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, khó thở mỗi lúc một tăng. Bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, bệnh Alzheimer, test dương tính cúm A. Trước tình trạng bệnh nhân bị suy hô hấp, các bác sĩ đã phải mở nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy và điều trị tích cực.
Không chủ quan với cúm mùa
PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết, bệnh cúm mùa đã có từ rất lâu ở hầu hết các nơi trên thế giới, thường gây ra bởi virus cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Thế giới đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm với hàng trăm triệu người mắc và có thể tử vong cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Ngoài ra, cúm gia cầm A/H5N1 được ghi nhận với tỷ lệ tử vong rất cao, tuy nhiên cúm gia cầm ít lây truyền từ người sang người.
Ở trên người khỏe mạnh có hệ miễn dịch tốt thì các biểu hiện cúm thường nhẹ như là sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho, đau người, sốt và nếu được nghỉ ngơi, giữ ấm, ăn uống đầy đủ và uống thuốc cảm cúm thông thường thì thường tự khỏi và không phải nhập viện.
Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch yếu mang bệnh nền, bệnh mạn tính hoặc người cao tuổi, virus sẽ tấn công mạnh vào hệ hô hấp và gây ra những biến chứng như viêm phổi, bội nhiễm các vi khuẩn, viêm cơ tim, suy hô hấp nặng, suy đa tạng có thể phải thở máy, lọc máu, nguy cơ tử vong cao.
Theo vị chuyên gia này, người dân cần phân biệt rõ triệu chứng của cảm lạnh và bệnh cúm. Cụ thể, cảm lạnh là cơ thể bị nhiễm gió lạnh, mưa lạnh thường gây mệt mỏi qua loa vài ngày tự khỏi, còn cúm là một bệnh do tác nhân là virus cúm gây ra các triệu chứng đường hô hấp như ho, sốt, ngạt mũi, hắt hơi, khó thở,... và có thể gây biến chứng nguy hiểm cần phải điều trị.
Thuốc kháng virus điều trị cúm là Oseltamivir (Tamiflu) giúp điều trị giảm nhanh triệu chứng, tuy nhiên cần phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
Biện pháp phòng chống cúm mùa
PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới và các Hiệp hội về bệnh hô hấp, tim mạch... đưa ra khuyến cáo những đối tượng như người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu, người mắc các bệnh nền, bệnh mạn tính, bệnh ung thư, phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi... nên chủ động tiêm phòng cúm hàng năm để phòng bệnh.
"Vaccine cúm mùa sẽ giúp hệ miễn dịch của chúng ta chống đỡ được virus khi có dịch cúm và nếu mắc bệnh sẽ giảm nguy cơ tiến triển nặng. Cần lưu ý, việc tiêm phòng vaccine cúm cần nhắc lại hàng năm chứ không phải tiêm 1 lần mà miễn dịch lâu dài", PGS Cường nhấn mạnh.
Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nếu mắc cúm mùa cần phải được theo dõi chặt chẽ, vì virus cúm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai có thể gây dị dạng thai. Vì vậy, phụ nữ trước khi mang thai cần chủ động tiêm vaccine phòng cúm, kể cả khi đã có thai vẫn có thể tiêm được vaccine cúm.
Ngoài tiêm vaccine, người dân cần tăng cường vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, vệ sinh tay, giữ ấm, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vệ sinh môi trường như tránh không khí ẩm thấp, thiếu ánh nắng, vệ sinh bề mặt, hạn chế tiếp xúc nơi đông người...để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
2 món ăn sáng béo gấp 5 lần mỡ lợn, là thủ phạm gây mỡ máu
Sống khỏe - 52 phút trướcThường xuyên ăn 2 món này trong bữa sáng sẽ làm tăng nguy cơ cholesterol cao, có thể gây hẹp hoặc xơ cứng động mạch.
Người đàn ông bị phổi trắng chỉ vài ngày sau khi bị cúm: Cách phân biệt cúm và cảm lạnh thông thường
Sống khỏe - 1 giờ trướcLúc đầu chỉ ho nhẹ và họng có đờm, không ngờ vài ngày sau, phổi của người đàn ông đã trắng xóa.
7 loại trái cây có hàm lượng chất xơ tốt nhất
Sống khỏe - 8 giờ trướcThực phẩm giàu chất xơ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh…
9 thói quen hàng ngày tàn phá thận khủng khiếp, người Việt nên biết để tránh
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Có những thói quen tưởng chừng như vô hại, nhưng nó lại đang 'đầu độc' chính cơ thể mình, đặc biệt là các cơ quan tiêu hóa như gan, thận...
Bộ Y tế kêu gọi tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan, gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Uống nước mật ong ấm có tác dụng gì?
Sống khỏe - 10 giờ trướcUống nước mật ong ấm vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Các đặc tính dược liệu của mật ong kết hợp với nước ấm giúp tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện chất lượng giấc ngủ và cung cấp năng lượng cho một ngày mới…
Người đàn ông 63 tuổi bật khóc khi biết mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối từ sở thích ăn món ăn khoái khẩu
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông mắc ung thư dạ dày có thói quen ăn rất mặn. Món ăn khoái khẩu ngày nào cũng xuất hiện trên mâm cơm của ông đó là rau củ muối.
Tác hại của lưu thông máu kém, ứng phó như thế nào?
Sống khỏe - 13 giờ trướcLưu thông máu kém sẽ hạn chế lưu lượng máu đến các mô và cơ quan của cơ thể, làm cạn kiệt oxy và các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này, cách nhận biết và ứng phó ra sao?
Dấu hiệu trẻ mắc cúm nặng, bố mẹ cần cho đi viện gấp
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Nếu thấy trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt, khó thở, li bì... bố mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng có thể xảy ra.
Nữ giám đốc 63 tuổi nhập viện vì xơ gan, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nữ giám đốc phát hiện bị xơ gan thừa nhận ngày nào cũng ăn thịt bò bít tết và uống rượu vang đỏ...
Thường xuyên ho khan, nuốt nghẹn, người đàn ông 53 tuổi được phát hiện ung thư
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp thể tủy. Đây là bệnh lý hiếm gặp, chiếm khoảng 1-2% tổng số ung thư tuyến giáp.