Đã đến lúc “quản chặt” chuyện đi xe máy, xe đạp điện của học sinh?
GiadinhNet - Hình ảnh học sinh THCS, THPT vô tư đi xe máy, xe điện dàn hàng, lạng lách, không đội mũ bảo hiểm… diễn ra khá phổ biến trên các đường phố. Nhiều ý kiến cho rằng, cần có biện pháp mạnh hơn trong việc quản lý học sinh vi phạm giao thông.
Học sinh đi xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm là hình ảnh khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Chí Cường
Nhiều chiêu “đối phó” của học sinh
Theo ghi nhận, tại Hà Nội, tình trạng phổ biến hiện nay là nhiều phụ huynh giao xe máy, xe máy điện, xe đạp điện cho con nhưng ít khi giám sát hoặc nhắc nhở để con chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông (ATGT). Trên đường phố, vào giờ tan học không khó bắt gặp học sinh chạy xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, chạy xe lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng ngang trên đường, đi sai phần đường, làn đường.
Tình trạng trên diễn ra ở nhiều trường học cả ở khu vực nội, ngoại thành. Có thể ví dụ như một số trường: THPT Trần Phú, THPT Việt Đức, THPT Kim Liên… xuất hiện tình trạng học sinh ở khu vực cổng trường điều khiển xe máy đi học, không đội mũ bảo hiểm. Cũng tại không ít trường THPT, THCS, cũng dễ dàng bắt gặp cảnh phụ huynh đưa và đón học sinh cũng vi phạm chở quá số người quy định, điều khiển xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, dừng và đỗ xe không đúng nơi quy định, gây ùn tắc giao thông tại các cổng trường.
Nhiều học sinh lý giải, do nhà ở xa, vội đi học và tan học ở trường đi học thêm nên phải đi bằng xe máy, xe đạp điện cho thuận tiện và đều nói rằng “quên” không đội mũ bảo hiểm. Đại diện một trường THPT cho hay: “Do phụ huynh lo con đi học xa, đi lại vất vả nên nếu không tự đưa đón con đi học đều mua cho con xe đạp điện, xe máy, thậm chí giao xe máy cho con khi con chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái… Đối với nhà trường, cũng chỉ biết tuyên truyền, nhắc nhở và kiên quyết không cho học sinh không đội mũ bảo hiểm, đi xe máy vào trường gửi xe. Nhà trường sẽ có các hình thức kỷ luật nếu trường hợp học sinh vi phạm giao thông bị các cơ quan chức năng xử phạt, gửi thông báo đến trường’’.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường học tại Hà Nội cũng chia sẻ, sự thật vấn đề quản lý này cũng hết sức nan giải, chưa có biện pháp hữu hiệu. Trong phạm vi nhà trường chỉ có một vài biện pháp hạn chế phần nào, nhiều học sinh chỉ đội mũ bảo hiểm để “đối phó” lúc ra vào, còn đi đường lại tháo ra. Một số em đi xe máy đi học nhưng lại gửi xe ở vỉa hè, nhà dân rồi đi bộ vào trường. Hàng năm nhà trường đều tổ chức ký cam kết cho cả phụ huynh, lẫn học sinh, song học sinh vẫn vi phạm, còn phụ huynh vì “thương” nên vẫn giao xe.
Có bằng mới được đi xe máy điện, xe đạp điện?
Nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trường học, ngày 7/11, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có chỉ đạo các Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc. Theo ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: “Sở đã yêu cầu các đơn vị giáo dục tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông. Thường xuyên dành 3-5 phút hàng ngày ở các tiết học cuối trước khi học sinh tan trường để nhắc nhở, khuyến cáo việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nội dung tập trung vào các lỗi vi phạm thường gặp, nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các kỹ năng tham gia giao thông an toàn, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông”.
Ngoài ra, cũng theo chỉ đạo của Sở, Hiệu trưởng các nhà trường chủ động phối hợp kiểm tra, giám sát các phương tiện đưa đón, học sinh đi học (căn cứ vào phiếu đăng kiểm xe do cơ quan đăng kiểm cấp) bảo đảm an toàn cho học sinh nhà trường, báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp để phối hợp giải quyết khi vượt quá thẩm quyền. Đặc biệt, Sở GD&ĐT Hà Nội còn nhấn mạnh về việc thiết lập, công khai đường dây nóng để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin liên quan đến an ninh, an toàn trường học và bạo lực học đường.
Trong khi ngành Giáo dục cũng có nhiều biện pháp, chỉ đạo nhằm nâng cao kiến thức đảm bảo cho học sinh tuân thủ các quy định về an toàn giao thông. Tuy nhiên, các quy định hiện nay cũng chỉ yêu cầu bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh từ 6 tuổi trở lên được người lớn chở trên xe máy, xe đạp điện. Còn Điều 60 Luật Giao thông đường bộ quy định: Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3. Hiện vẫn chưa có văn bản chỉ dẫn cụ thể, rõ ràng về độ tuổi được điều khiển xe máy điện, xe đạp điện. Trong khi phương tiện này được học sinh sử dụng ngày một nhiều.
Chia sẻ tại Hội thảo nghiên cứu “Xu hướng di chuyển bằng xe điện tại Việt Nam" được tổ chức tại Hà Nội vào chiều 8/11, ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, kết quả nghiên cứu của Ủy ban An toàn giao thông cho thấy, có tới 90% số vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh là rơi vào việc sử dụng xe đạp điện, xe máy điện. Tại các trường học, dễ dàng bắt gặp người dưới 16 tuổi chạy xe điện nhưng lại thiếu kiến thức về giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn... Do đó, cần ban hành quy định những người điều khiển xe máy điện, xe đạp điện phải có chứng chỉ về kiến thức, kỹ năng.
Một số chuyên gia về giao thông đề xuất, cần sớm giới hạn độ tuổi được phép sử dụng xe đạp điện, xe máy điện và yêu cầu giấy chứng nhận lái xe điện cho trẻ em trên 16 tuổi. Ngoài ra, trẻ em và học sinh phải có giấy chứng nhận điều khiển xe đạp điện, xe máy điện mới được phép sử dụng phương tiện này. Giấy chứng nhận lái xe chỉ được cấp khi học sinh hoàn thành các khóa học và kỳ thi gồm cả lý thuyết và thực hành về quy định biển báo, xử lý tình huống, kỹ thuật lái xe cơ bản, kiểm tra xe, cấp cứu khi tai nạn...
Quang Anh
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 6 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 7 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 8 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 11 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.