Đã mất con gái đầu, đôi vợ chồng đau đớn nhìn con trai 8 tuổi nguy kịch tính mạng vì nghèo khó
GiadinhNet – “Ngày con nhập viện, nhìn con tím phồng cơ thể, ngất lịm, bác sĩ bảo khó qua khỏi mà tôi khuỵu xuống. Tôi chẳng thể ngờ con trai mới 8 tuổi lại rơi vào cửa tử như vậy” – chị Hoàng Thị Nghĩa nghẹn ngào cho biết. Vợ chồng chị đã mất đứa con gái đầu vì bệnh, giờ lại đau đớn nhìn đứa con trai 8 tuổi nguy kịch tính mạng vì nghèo khó.
Sự sống dựa vào máy thở
Bé Nguyễn Minh Đức là con út của vợ chồng anh chị Hoàng Thị Nghĩa (SN 1979) ở thôn Trung Tiến, xã Phu Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cậu bé 8 tuổi này đã nằm trong Phòng Hồi sức cấp cứu tại Khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba, Đồng Hới (Quảng Bình) suốt mấy tháng nay.
Theo chia sẻ của chị Nghĩa, vợ chồng chị 9 năm trước đã mất đi người con gái đầu do bệnh tim. Nỗi đau mất mát đứa con gái vẫn chưa thể quên, giờ đến lượt con trai bị bệnh khiến vợ chồng anh chị như "ngồi trên đống lửa". Sự nghèo khó của gia đình có thể sẽ khiến anh chị mất nốt đứa con trai.
"Bình thường cháu gầy yếu, đợt Tết vừa rồi tôi lại thấy con béo lên bất thường, đột nhiên khó thở. Gia đình lo con bị sao nên đưa đi kiểm tra. Ở bệnh viện huyện, bác sĩ nói cháu bị viêm cầu thận, hở van tim 3 lá… Ngay sau đó, cháu được chuyển lên Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba.
Lúc nhập viện, cháu đã hôn mê, ngừng thở, bác sĩ nói với gia đình cháu bị suy hô hấp nặng, khó qua khỏi. Vợ chồng tôi khi đó đã có lúc rơi vào tuyệt vọng tưởng sẽ mất thêm đứa con nữa. Được cấp cứu kịp thời, may mắn con tôi qua cơn nguy kịch nhưng hôn mê suốt mấy tháng sau đó. Giờ cháu vẫn phải sống dựa vào máy thở" – chị Nghĩa chia sẻ.
Bé Đức luôn mong ước được quay lại đi học
Con trai không thể tự thở, mọi sinh hoạt hoàn toàn trên giường bệnh nên vợ chồng chị Nghĩa thay nhau ngày đêm chăm con. Suốt mấy tháng nằm máy thở, Đức bị thêm viêm phổi. Cách đây ít lâu, Đức mới tỉnh lại và nhận biết được mọi thứ xung quanh. Ngày đầu tỉnh dậy, Đức ứa nước mắt, miệng mấp máy nói "con nhớ nhà, nhớ chị lắm" dù miệng vẫn còn ngậm ống thở. Thấy Đức tỉnh lại, không chỉ bố mẹ mà bác sĩ cũng mừng vô cùng.
Hiện Đức vẫn phải sống dựa vào máy thở. Theo bác sĩ điều trị, hiện bệnh của Đức chưa tìm được nguyên nhân chính xác. Đức có biểu hiện liệt cơ hô hấp, không chỉ vậy còn kèm theo viêm phổi do thở máy kéo dài. Các bác sĩ đã thử cai máy thở cho Đức 4 lần nhưng không thành, các cơ hô hấp cứ thế liệt dần chưa tìm ra nguyên nhân. Để điều trị tốt hơn, duy trì sự sống cho cậu bé, thời gian tới Đức sẽ phải chuyển lên tuyến trên.
Hoàn cảnh gia đình kiệt kệ kinh tế khiến việc điều trị của Đức gặp khó khăn
Thế nhưng khó khăn lớn nhất lúc này của gia đình Đức là hoàn cảnh kinh tế không cho phép. Chị Nghĩa bảo: "Bác sĩ cũng nói để điều trị tốt cho cháu cần chuyển lên tuyến trên, vợ chồng em cũng muốn đưa con đi nhưng tiền không có nên vẫn xin nán lại. Cũng may ở viện thời gian vừa rồi có các bác sĩ tận tình, các nhà hảo tâm biết cho cháu vài đồng để gom vào tiền viện".
Nghẹn lòng mong ước được đi học trở lại
Công việc không có, kinh tế của vợ chồng chị Nghĩa phụ thuộc vào vài sào ruộng. Nếu ai có mướn làm thêm việc gì, anh Nguyễn Xuân Toàn (SN 1976) – chồng của chị Nghĩa - lại tranh thủ đi làm. Anh chị chắt chiu, tằn tiện mới đủ lo mấy miệng ăn và việc học của con. Ngoài bé Đức, anh chị còn hai đứa con đang học lớp 7 và lớp 8.
Bé Đức nằm viện điều trị thời gian dài dù có bảo hiểm y tế vẫn phải chi trả thêm những nguồn thuốc ngoài. Cùng với đó, việc anh chị ăn uống, chi tiêu ở bệnh viện thời gian dài đã khiến gia đình rơi vào kiệt quệ khi lao động chính không thể kiếm tiền. Những ngày ở viện, để tiết kiệm, anh chị nằm ngoài hành lang bệnh viện ngủ nghỉ, tắm rửa ở nhà vệ sinh chung. Tiền sữa, bỉm của Đức phần lớn nhờ sự giúp đỡ của họ hàng, làng xóm.
Ở viện, cậu bé với thân hình nhỏ bé ấy được mọi người vô cùng cảm phục vì ý chí chiến đấu với bệnh tật và chăm chỉ học tập. Sau 3 tháng nằm hôn mê trên giường bệnh, tỉnh lại nghe thấy mọi người trong phòng nói về việc con họ đi học trở lại sau COVID - 19, Đức liền đòi mẹ mang vở vào tập viết. Chiều lòng con, chị bảo anh mang đến giường bệnh bút, vở cùng quyển sách Tiếng Việt lớp 2.
Trên giường bệnh, miệng còn đeo máy thở Đức vẫn cố viết những dòng đầu tiên sau 3 tháng nằm hôn mê: "Con nhớ nhà, nhớ các bạn, nhớ cô, nhớ trường...". Nắn nót vài dòng, Đức lại thở dốc, mẹ phải nói cậu mới chịu nằm xuống.
Bức thư Đức viết về mong ước của mình đã nhận được nhiều chia sẻ sau khi một bác sĩ chụp lại đăng lên Facebook cá nhân
Để nói về mong muốn đến trường của mình, Đức đã viết một bức thư khi ở viện: "Con tên Nguyễn Minh Đức, học sinh lớp 2A trường tiểu học Phù Hóa. Thấm thoát đã ba tháng con không được đến trường. Con phải chiến đấu với bệnh tật hôn mê một thời gian khá dài.
Với sự tận tình của đội ngũ bác sĩ và các cô y tá khoa Nhi, tình yêu thương của ba và những giọt nước mắt của mẹ đến hôm nay con đã vượt qua cơn nguy kịch. Nhưng con vẫn phải ngồi tại giường, không tự thở được, phải nhờ vào sự hỗ trợ của thuốc và máy móc. Con nhớ nhà, nhớ các bạn, nhớ cô, nhớ trường. Thèm khát được đi học, chạy nhảy cùng các bạn.
Bây giờ con chỉ ước có một phép màu nào đó cho con cơ hội được chữa lành bệnh để con được trở về nhà cùng gia đình".
Bức thư này của Đức đã được bác sĩ điều trị Phạm Thị Ngọc Hân chụp lại đăng lên trang cá nhân của mình nhận được rất nhiều chia sẻ.
Những ngày này ở viện, Đức vẫn say mê viết mặc bên cạnh máy thở vẫn hoạt động chẳng ngừng. Vợ chồng chị Nghĩa đọc những dòng tâm sự của con càng đau lòng. Anh chị chỉ mong sao phép màu sẽ đến để sớm điều trị khỏi bệnh cho con quay lại lớp học khi cái nghèo đang bủa vây gia đình.
Mọi sự giúp đỡ bé Nguyễn Minh Đức - Mã số 558 xin gửi về:
1. Chị Hoàng Thị Nghĩa ở thôn Trung Tiến, xã Phu Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 558
3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 558
Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/0965350073
5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110 , Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
6. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
Đề gửi Mã số 558
Gia Minh
MS 969: Cám cảnh con nhỏ bệnh tật chăm mẹ ung thư liệt giường
Vòng tay nhân ái - 2 ngày trướcGĐXH - Hơn 10 tuổi, Tấn Lộc bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa chính cho người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo. Tấn Lộc mong có thể đánh đổi tất cả để lấy lại sức khỏe cho mẹ.
Hình ảnh mới của cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước
Vòng tay nhân ái - 3 ngày trướcGĐXH – Không còn những vết phỏng trên toàn thân, cặp song sinh mắc bệnh ly thượng bì bóng nước đã có những thay đổi đáng mừng.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân ái - 5 ngày trướcGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.
Tình cảm của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp ở Nam Định
Vòng tay nhân ái - 1 tuần trướcGĐXH – Báo Sức khỏe và Đời sống đã kết chuyển những tình cảm mà bạn đọc của Báo gửi gắm tới hai trường hợp ở Nam Định. Đó là trường hợp hai bà sống trong cảnh ‘không chồng, không con, không trợ cấp’ và nam sinh mồ côi bị tai nạn.
MS 967: Thảm cảnh của 3 mẹ con cùng điều trị bỏng sau vụ hỏa hoạn, kinh tế cạn kiệt cần cộng đồng giúp đỡ
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Ngọn lửa bùng cháy đã thiêu rụi toàn bộ gia sản của gia đình anh Lợi. Éo le hơn, người con gái lớn đã mất, còn vợ cùng hai người con khác của anh đang phải điều trị với tình trạng bỏng nặng. Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh Lợi rơi vào cảnh khánh kiệt, đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
MS 966: Xin cứu giúp cháu bé 7 tuổi dân tộc Tày bị ung thư để có cơ hội được đến trường
Cảnh ngộ - 1 tuần trướcGĐXH – Bé Hoàng Hải Đăng, 7 tuổi, ở Na Hang, Tuyên Quang đang từng ngày phải giành giật sự sống với căn bệnh ung thư mới phát hiện. Hiện cháu đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của bạn đọc để có cơ hội được đến trường cùng các bạn trang lứa.
Tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với hoàn cảnh khó khăn
Kết chuyển - 1 tuần trướcGĐXH - Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống vừa trao số tiền 4.525.000 đồng đến hoàn cảnh gia đình chị Đỗ Thị Thủy (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
MS 965: Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ không chồng, không con, mong có tiền để chạy chữa bệnh tật
Vòng tay nhân ái - 2 tuần trướcGĐXH – Không chồng, không con, bà Tốt hiện đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về sức khỏe nhưng lại thiếu đi sự hỗ trợ về tài chính và tình cảm từ gia đình. Một mình chống chọi với bệnh tật, bà đang rất cần sự chung tay của bạn đọc gần xa.
MS 964: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ 70 tuổi tật nguyền nuôi con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt một chỗ
Cảnh ngộ - 2 tuần trướcGĐXH - Dù đã bước sang tuổi lục tuần nhưng hằng ngày, người phụ nữ tật nguyền vẫn phải chăm sóc đứa con mắc bệnh não úng thủy nằm liệt giường nhiều năm nay. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Hồng 70 tuổi, trú thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Gần 72 triệu đồng đến với gia đình nữ sinh có mẹ qua đời, bố chấn thương nặng sau tai nạn giao thông
Kết chuyển - 2 tuần trướcGĐXH – Ông Nguyễn Chí Long – Phó Tổng biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, đại diện Chương trình Vòng tay nhân ái đã trao số tiền 71.865.000 đồng đến với em Vũ Linh Chi – nhân vật trong MS 947 có bố bị chấn thương nặng, mẹ qua đời sau tai nạn giao thông.
MS 968: Nỗi niềm trước ngày 20/11 của thầy giáo bị suy thận, chỉ sợ không còn được đứng trên bục giảng
Vòng tay nhân áiGĐXH – Mắc phải căn bệnh suy thận, hiện sức khỏe thầy giáo Trần Đinh Quyến ngày một suy kiệt. Bao năm cống hiến với nghề gieo chữ, trước ngày 20/11, thầy lo sợ một ngày không còn được đứng trên bục giảng.