Hà Nội
23°C / 22-25°C

Da mềm ẩm suốt mùa hanh khô: Bác sĩ da liễu tiết lộ nguyên tắc vàng, khỏi lo bệnh da khô gõ cửa!

Thứ ba, 14:19 17/11/2020 | Sống khỏe

Khô da rất dễ phát triển thành những căn bệnh nguy hiểm như á sừng, viêm da cơ địa, vảy nến, một số bệnh da dị ứng như nổi mề đay, bệnh cước lạnh… Vậy, làm thế nào để da bạn vẫn luôn mềm ẩm, phòng chống nhiều chứng bệnh da mùa đông?

Miền Bắc đang trải qua những ngày hanh khô của mùa đông năm nay. Trước tình hình đó, nỗi lo bệnh da mùa đông , nhất là khô da mùa đông khiến nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ vô cùng lo lắng.

Da mềm ẩm suốt mùa hanh khô: Bác sĩ da liễu tiết lộ nguyên tắc vàng, khỏi lo bệnh da khô gõ cửa! - Ảnh 1.

Khô da rất dễ phát triển thành những căn bệnh nguy hiểm như á sừng, viêm da cơ địa, vảy nến, một số bệnh da dị ứng như nổi mề đay, bệnh cước lạnh…

Hiểu rõ tình trạng khô da: Da bạn là da khô bẩm sinh hay chỉ là tạm thời?

Theo BS Đỗ Tuấn Anh (khu điều trị Laser, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), điều đầu tiên cần phải phân biệt được da mình là da khô bẩm sinh hay da đang mất nước tạm thời. Vì hai loại da cần đến hai phương pháp cấp ẩm khác nhau.

"Da khô là loại da mà bẩm sinh bạn đã có từ bé hoặc thay đổi dần dần do tuổi tác khi lớp dầu nền của da bị thiếu hụt hoặc do lớp lipid của da bị hổng khiến da không còn tự duy trì được độ ẩm nữa", BS Đỗ Tuấn Anh chia sẻ.

"Trong khi đó, da mất nước hay da thiếu nước chỉ là tình trạng tạm thời, thường xảy ra khi môi trường thiếu ẩm, do bạn sử dụng sản phẩm làm sạch có độ tẩy cao, không chăm sóc da đúng cách trong mùa hanh khô. Hiện tượng da đổ quá nhiều dầu cũng là biểu hiện của da mất nước, do thiếu nước nên cơ thể chỉ định nó phải sản sinh ra một lượng dầu nhằm cân bằng lại độ ẩm", chuyên gia chia sẻ thêm.

Da mềm ẩm suốt mùa hanh khô: Bác sĩ da liễu tiết lộ nguyên tắc vàng, khỏi lo bệnh da khô gõ cửa! - Ảnh 2.

Da khô tạm thời hay da thiếu nước có thể xảy ra với da hỗn hợp và da dầu, thường đổ dầu vào mùa hè và khô vào mùa đông, lỗ chân lông thường to hơn, dễ gặp tình trạng mụn, bị xỉn màu da...

Nhận biết da khô bẩm sinh hay da khô tạm thời bằng cách nào?

BS Đỗ Tuấn Anh cho biết, da khô bẩm sinh có đặc điểm lỗ chân lông thường nhỏ, bị bong tróc khi trời hanh khô, dễ kích ứng, lâu thẩm thấu các dưỡng chất.

Trong khi đó, da khô tạm thời hay da thiếu nước có thể xảy ra với da hỗn hợp và da dầu, thường đổ dầu vào mùa hè và khô vào mùa đông, lỗ chân lông thường to hơn, dễ gặp tình trạng mụn, bị xỉn màu da...

Cách dưỡng ẩm cho da khô và da mất nước, ngăn chặn bệnh da mùa đông!

BS Đỗ Tuấn Anh nhận định, dù sở hữu làn da khô bẩm sinh hay chỉ là da đang mất nước tạm thời, chị em cũng cần tuân thủ đúng những nguyên tắc "bôi ngoài uống trong", đặc biệt chú ý trong chế độ ăn uống, chăm sóc da để có thể sở hữu làn da luôn mềm ẩm vào mùa khô hanh.

Da mềm ẩm suốt mùa hanh khô: Bác sĩ da liễu tiết lộ nguyên tắc vàng, khỏi lo bệnh da khô gõ cửa! - Ảnh 3.

Để da luôn sáng mịn, cấp ẩm đầy đủ lại phòng chống nhiều chứng bệnh da vào mùa đông, chung quy lại có những nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Đây là nguyên tắc đầu tiên vô cùng quan trọng để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh đồng thời tạo tiền đề cho một làn da khỏe mạnh. Lượng vitamin, khoáng chất từ rau củ quả cùng hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp nuôi dưỡng làn da luôn khỏe mạnh, ẩm mượt.

- Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Nguyên tắc này cũng quan trọng không kém, không chỉ uống vào mùa hanh khô mà bất cứ mùa nào bạn cũng cần uống đủ nước để làn da khỏe đẹp. Việc uống đủ nước không chỉ giúp da mịn màng hơn mà còn giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể trong suốt mùa lạnh.

- Bổ sung các chất có khả năng sửa chữa hàng rào Lipid như Ceramides, collagen , elastin, stearic acid, oleic acid, lauric acids... để tăng cường sức khỏe cho làn da, dưỡng ẩm cho làn da căng mịn, mềm mượt.

Da mềm ẩm suốt mùa hanh khô: Bác sĩ da liễu tiết lộ nguyên tắc vàng, khỏi lo bệnh da khô gõ cửa! - Ảnh 4.

Việc uống đủ nước không chỉ giúp da mịn màng hơn mà còn giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể trong suốt mùa lạnh.

- Tẩy da chết 1 lần/tuần thay vì 2-3 lần/tuần để tránh da bị tổn thương, có nhiều vết nứt khiến da mất nước nhanh hơn. Điều này cũng giúp phòng chống bệnh khô da cùng nhiều chứng bệnh về da mùa đông khác.

- Nói không với các sản phẩm tẩy rửa mạnh như tẩy da chết dạng hạt sắc, sữa rửa mặt có độ pH quá cao (>6,5), sản phẩm trắng da cấp tốc . Đây là những sản phẩm có tính bào mòn da, làm mất lớp bảo vệ trên da, khiến da trở nên khô ráp, tạo cơ hội phát sinh nhiều bệnh về da bên cạnh chứng khô da mùa đông.

- Tuyệt đối không dùng sản phẩm trang điểm có khả năng kiềm dầu cao, thay vào đó là dùng kem lót, kem nền dưỡng ẩm, chất lỏng kem... để da luôn ẩm mềm.

Ngoài ra, đối với những người bị khô da lâu năm, khô da bẩm sinh, tốt nhất nên tìm đến tư vấn và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa da liễu để cải thiện da mềm ẩm, tránh viêm da cũng như mắc các chứng bệnh về da mùa đông khác (nẻ da, eczema...) hiệu quả nhất có thể.

Theo Tri thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 thói quen ăn lẩu hại thận

5 thói quen ăn lẩu hại thận

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Những ngày lạnh là thời điểm thích hợp để thưởng thức lẩu nhưng một số thói quen khi ăn có thể vô tình làm hại thận.

3 món ăn đơn giản tốt cho người bị cảm lạnh

3 món ăn đơn giản tốt cho người bị cảm lạnh

Sống khỏe - 5 giờ trước

Thời tiết trở lạnh khiến mọi người dễ bị cảm lạnh. Ngoài việc nghỉ ngơi, có thể làm dịu các triệu chứng khó chịu do cảm lạnh bằng một số món ăn, đồ uống đơn giản.

Ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu, 1 người đã tử vong sau khi xin về

Ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu, 1 người đã tử vong sau khi xin về

Y tế - 5 giờ trước

Một trường hợp bệnh nhân nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Vũng Tàu có diễn biến nặng, được thân nhân xin đưa về nhà và sau đó tử vong. Đến chiều nay, số ca nhập viện nghi ngộ độc tăng thêm 63 người, có 6 ca nặng.

Ăn bao nhiêu bát cơm trắng một ngày là đủ? Đáp án trái ngược với quan điểm của nhiều người

Ăn bao nhiêu bát cơm trắng một ngày là đủ? Đáp án trái ngược với quan điểm của nhiều người

Sống khỏe - 21 giờ trước

Ăn quá ít cơm sẽ không đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày, còn ăn quá nhiều thì không tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị đánh phải cấp cứu vì không chịu uống rượu

Người đàn ông bị đánh phải cấp cứu vì không chịu uống rượu

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Mâu thuẫn trong bữa nhậu khiến anh Trần bị bạn đánh phải nhập viện cấp cứu.

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận có thói quen nhiều nam giới Việt đang mắc phải

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận có thói quen nhiều nam giới Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị đột quỵ có tiền sử khỏe mạnh, nhưng từ năm 18 tuổi anh đã hút thuốc lá, mỗi ngày hút khoảng 20 điếu...

Nam thanh niên 25 tuổi bất ngờ hôn mê ở nơi làm việc

Nam thanh niên 25 tuổi bất ngờ hôn mê ở nơi làm việc

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nam thanh niên 25 tuổi được đưa vào cấp cứu trong tình trạng hôn mê, bất tỉnh, liệt nửa người. Bác sĩ chẩn đoán anh bị đột quỵ, tiên lượng nặng.

Thêm một loại gia vị ngọt thơm giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Thêm một loại gia vị ngọt thơm giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng quế để giúp ổn định đường huyết, làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời tăng độ nhạy insulin.

Ăn nhiều gia vị thực sự không tốt cho sức khỏe? Chuyên gia: Làm được 3 điều sau, cơ thể cảm ơn bạn rất nhiều

Ăn nhiều gia vị thực sự không tốt cho sức khỏe? Chuyên gia: Làm được 3 điều sau, cơ thể cảm ơn bạn rất nhiều

Sống khỏe - 1 ngày trước

Gia vị là một phần không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, sử dụng gia vị không đúng cách có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe tiềm tàng mà không phải ai cũng nhận ra.

Nhập viện sau 15 phút nhờ người nhà tiêm thuốc vào tay

Nhập viện sau 15 phút nhờ người nhà tiêm thuốc vào tay

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi nhờ người nhà tiêm thuốc 15 phút, nữ bệnh nhân phải đi cấp cứu vì khó thở, tức ngực, choáng váng, nôn ói.

Top