Đám cưới “to” nhất ở Rào Tre
GiadinhNet - Ngày 7/4 vừa qua, đối với bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) là một ngày trọng đại. Hết thảy người dân và các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng bản Giàng, ai ai cũng vui vẻ. Họ hân hoan chúc phúc cho mối tình tưởng như chỉ có trong cổ tích: Đám cưới giữa chàng trai người Kinh và cô gái người Chứt.
Cô dâu có trình độ nhất bản
Không gian lễ cưới ấm áp tình quân dân, các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng bản Giàng đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức một buổi tiệc ngọt ngay tại chốt cắm bản Rào Tre để mừng hạnh phúc đôi uyên ương Lê Xuân Công (23 tuổi, ở xã Phúc Đồng) và Hồ Thanh Mai (19 tuổi, ở xã Hương Liên).
Khuôn mặt hiền hậu gây ấn tượng với người đối diện, chàng trai Lê Xuân Công bẽn lẽn tâm sự về mối tình gần 4 năm với không ít rào cản cùng cô gái trẻ người Chứt. Anh kể, vào năm 2011, trong một lần đi giao lưu văn nghệ ở xã Hương Liên do Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tổ chức, anh tình cờ gặp Mai. Cũng từ giây phút ấy, trái tim anh thổn thức, đập loạn nhịp, anh quyết định xin số điện thoại làm quen. “Ban đầu Mai cũng rất ngại ngùng. Sau một thời gian trò chuyện qua lại trên điện thoại, cô ấy đã dần tin tưởng em hơn. Chúng em đã yêu nhau sau gần một năm tìm hiểu…”, Công cho biết.
Mới 23 tuổi nhưng Công đã phải trải qua nhiều biến cố của cuộc sống. Lên 2 tuổi, bố mẹ ly hôn, Công sống với mẹ. Gia cảnh hai mẹ con vô cùng khó khăn, bữa rau, bữa cháo nuôi nhau. Học xong cấp 3, Công lên đường nhập ngũ. Ra quân, anh về quê hương tham gia làm rừng, rồi làm công nhân cao su. Chính tuổi thơ khốn khó đã cho Công thêm nhiều kinh nghiệm trên đường đời. Công cho hay, ngày biết anh yêu một cô gái dân tộc Chứt, mẹ cùng đa số người trong họ hàng đã phản đối kịch liệt với lý do: “Em là con một, dân tộc Chứt lại là tộc người “hoang dã”. Từ trước tới giờ chưa có một người Kinh nào kết hôn với người Chứt cả!”.
Còn Mai là một “bông hoa” giữa miền sơn cước đại ngàn. Khi được hỏi về chuyện tình của mình, Mai nhẹ nhàng kể: “Khi biết anh ấy quan tâm đến mình thì em cũng bối rối lắm! Em cảm thấy lòng mình như được sưởi ấm. Đến khi nhận lời yêu anh thì đây thực sự là bước ngoặt của cuộc đời em...”.
Ở bản Rào Tre, trẻ em lớn lên thường rất ít người đi học, chủ yếu ở nhà, lớn lên chút nữa rồi lấy vợ, lấy chồng, đa phần với những người cùng huyết thống. Mai thì khác. Cô được học đến lớp 11- Trường Dân tộc nội trú thị trấn Hương Khê và cô cũng chính là người có trình độ học vấn cao nhất bản hiện nay. Khi về bản, Mai lại tham gia dạy chữ cho các em nhỏ Rào Tre.
“Đám cưới cổ tích”
Phía gia đình Mai thì không phản đối chuyện yêu đương của con gái nhưng cũng khá lo lắng. Từ khi Mai nhận lời yêu Công, họ đã phải trải qua vô số khó khăn cách trở. Tình yêu vừa chớm nở cũng là lúc Công khăn gói vào miền Nam làm ăn, mong ngày về có chút vốn liếng để lập gia đình. Mọi cuộc trò chuyện hầu như chỉ trên điện thoại, song hai người rất tin tưởng ở nhau. Gần 4 năm yêu nhau, vào ngày 7/4 vừa qua, cả hai đã chính thức nên duyên về sống chung một mái nhà.
“Tôi mừng lắm. Con rể tôi là người Kinh đấy! Đây là đám cưới to nhất, lớn nhất bản mà tôi từng chứng kiến. Giờ chỉ mong hai cháu sống hạnh phúc, làm ăn tốt. Gia đình tôi biết ơn các anh bộ đội, chính quyền lắm! Các anh đã giúp hai cháu nên duyên”, ông Hồ Pắc (bố cô dâu) bộc bạch.
Đám cưới là một bữa tiệc ngọt, diễn ra trang trọng đúng theo mọi nghi thức. Các chiến sĩ Biên phòng và người dân, ai cũng nở nụ cười tươi rói. “Từ bé tới giờ tôi mới thấy đám cưới như thế này. Mong sao có nhiều đám cưới như thế nữa”, anh Hồ Tiến Hóa- một người dân bản Rào Tre chia sẻ. Bà Lê Thị Thành (mẹ chú rể) không giấu nổi sự xúc động trong ngày đại hỉ của con trai bởi ngày trước, khi biết con trai quyết tâm yêu cô gái dân tộc Chứt thì bà đã ngăn cản, nhưng dần dần bà đã hiểu và bỏ qua mọi định kiến.
“Miễn là con mình vui và hạnh phúc, cháu nó đã trưởng thành nên người. Trước mắt, Mai sẽ về sinh sống với gia đình, tôi sẽ dạy cho con dâu cách làm ăn. Sau khi ổn định thì sẽ mua bò, gà, lợn cho hai đứa lên cắm bản sinh sống cùng với bà con Rào Tre…”, bà Thành nói về những dự định cho đôi vợ chồng trẻ.
Là người đại diện đứng ra tổ chức ngày vui cho đôi bạn trẻ, Trung tá Nguyễn Văn Sâm- Đồn trưởng Đồn Biên phòng bản Giàng vui mừng: “Đám cưới này thực sự là một bước tiến, giúp chính quyền bớt đi được nhiều nỗi trăn trở về vấn đề hôn nhân cận huyết thống ở tộc người Chứt. Biết tin họ đồng ý lấy nhau, lãnh đạo Đồn rất vun vén, gặp gỡ chính quyền địa phương, gia đình nội ngoại hai bên rồi bàn công tác tổ chức. Đây thực sự là một ngày trọng đại góp phần xóa bỏ mọi ngăn cách, định kiến…”.
Hùng Lê/Báo Gia đình & Xã hội

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 11 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 12 giờ trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 3 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.