Dân được tiếp cận thông tin giải mật như thế nào?
GiadinhNet - Người dân nên được tiếp cận thông tin giải mật như thế nào? Cần bỏ những điều khoản gì để tránh tình trạng vin cớ nhằm từ chối cung cấp thông tin hoặc chuyển thành thông tin mật để người dân không thể tiếp cận? Chiều 24/3, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều ý kiến cho dự thảo Luật Tiếp cận thông tin.
Công khai là tối đa, bí mật là ngoại lệ
Theo đại biểu Đinh Xuân Thảo (đoàn Hà Nội), tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người, Hiến pháp quy định công dân có quyền tiếp cận thông tin. Về dự thảo Luật Tiếp cận thông tin trình Quốc hội lần này, ông Thảo cho rằng việc giải trình, tiếp thu chỉnh lý là khá đầy đủ, hợp lý. Việc tiếp cận thông tin ngoài đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin cần bổ sung thêm phần phổ biến thông tin. Ông Thảo đồng tình với phạm vi điều chỉnh của Luật về trách nhiệm công bố thông tin là của nhà nước. Tuy nhiên, dự thảo Luật Tiếp cận thông tin chỉ quy định thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra mà bỏ đi (qui định) thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ. Thực tế cho thấy trong quá trình quản lý, cơ quan nhà nước không chỉ tạo ra mà còn thu thập, nắm giữ thông tin mình có được. Nếu không có quy định về thông tin nắm giữ thì sẽ mâu thuẫn với quy định tại một số điều trong dự thảo Luật này.
Thông tin thuộc bí mật nhà nước nhưng khi được giải mật thì công dân có quyền tiếp cận theo quy định. Ông Thảo cho rằng, quy định như vậy là hợp lý, tuy nhiên, dự thảo Luật chưa làm rõ khi được giải mật thì thông tin thuộc bí mật nhà nước sẽ được tiếp cận theo phương thức nào? Là tự do được tiếp cận hay tiếp cận theo yêu cầu. Ông Thảo đề xuất nên bổ sung nội dung: “Cung cấp theo yêu cầu công khai thông tin”.
Liên quan đến thông tin mật, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang) khẳng định, việc cung cấp thông tin tạo ra niềm tin của người dân với các chủ trương của nhà nước, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Dự thảo Luật cần làm rõ thế nào là thông tin quan trọng để các cơ quan nhà nước, các chủ thể cung cấp thông tin không lấy cớ là thông tin quan trọng để từ chối cung cấp thông tin hoặc “gắn mác” thông tin mật tràn lan để cản trở việc tiếp cận thông tin của người dân và các chủ thể khác.
Dễ tạo cớ để từ chối cung cấp thông tin
Về việc thông tin phải được công khai, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, việc chỉnh lý là đảm bảo sự minh bạch. Tuy nhiên, nội dung thông tin công khai khai lại thuộc vào bí mật nhà nước như dự án, chương trình thuộc về quốc phòng, an ninh hoặc các thông tin khi phải tiếp cận thì phải có điều kiện như một số cơ sở dữ liệu quốc gia...
Về từ chối yêu cầu cung cấp thông tin, dự thảo Luật quy định cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin trong một số trường hợp, trong đó có mục thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng cơ quan hoặc ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan mình. Các đại biểu cho rằng, quy định như vậy là không cụ thể và có thể là cái cớ để từ chối cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước, do đó đề nghị cần bỏ điều này.
Về chủ thể cung cấp thông tin chỉ có cơ quan nhà nước, theo đại biểu Trần Ngọc Vinh (đoàn Hải Phòng) là chưa đầy đủ. Thực tế, công dân không chỉ cần thông tin từ cơ quan công quyền, mà còn cần thông tin từ các tổ chức chính trị, chính trị xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, quỹ được thành lập theo quy định của pháp luật và các đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước như trường học, bệnh viện... Các chủ thể trên không chỉ tạo ra mà còn nắm giữ các thông tin liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng tài chính ngân sách và cả thông tin liên quan đến đời sống xã hội, quyền, lợi ích của công dân, tổ chức. Chủ thể cung cấp được mở rộng, thông tin được công khai minh bạch sẽ góp phần quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, oan sai. Bởi lẽ công khai thông tin là một giải pháp then chốt thực hiện nguyên tắc: Dân biết, dân làm, dân kiểm tra. Do đó, nếu dự thảo Luật không quy định các chủ thể trên vào phạm vi điều chỉnh của Luật là không đảm bảo công bằng giữa các cơ quan về trách nhiệm cung cấp thông tin.
Theo đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết, quy định thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện bao gồm cả bí mật kinh doanh được chủ thể doanh nghiệp đồng ý, trong khi Luật không quy định thông tin nào là bí mật kinh doanh, do đó doanh nghiệp sẽ né tránh cung cấp. Đề nghị quy định thông tin nào là bí mật kinh doanh và nội dung không thuộc bí mật kinh doanh thì doanh nghiệp phải cung cấp thường xuyên để các cơ quan, cá nhân nắm giữ, xem đây là trách nhiệm của doanh nghiệp vì mục đích chung.
Minh Anh/Báo Gia đình & Xã hội
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 13 phút trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 14 phút trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 23 phút trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới
Pháp luật - 27 phút trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 47 phút trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Đổ thuốc trừ sâu vào nước sinh hoạt nhà hàng xóm
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Triệu Thị Ton (SN 1976) về hành vi “giết người”.
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 5 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 5 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.