Dân mất tiền tỷ vì sự tắc trách của xã
GiadinhNet - Sau thông báo chuyển đổi cây trồng của xã, nhiều hộ dân xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng (Hà Nam) đã làm đơn xin thực hiện nhưng “dài cổ” đợi 6 tháng sau xã mới có câu trả lời. 56 hộ “nhanh chân” làm theo “thông báo” đang đứng trước nguy cơ trắng tay vì phải hủy bỏ vườn cây ăn quả đang đến kỳ thu hoạch.
Phá vườn cây giữa mùa thu hoạch
Đầu tháng 6 vừa qua, 56 hộ dân xã Tượng Lĩnh đột nhiên nhận được thông báo từ chính quyền xã là phải tự chặt bỏ các vườn cây ăn quả (táo, chanh, ổi, nhãn) vì lý do vi phạm chuyển đổi đất lúa. Tuy nhiên, câu chuyện bắt đầu từ cách đây 3 năm.
Cuối 2013, xã Tượng Lĩnh thực hiện chương trình “dồn điền đổi thửa” và đã khuyến khích dân chuyển về khu đất cốt cao để chuyển đổi cây trồng, tổng diện tích là 10 héc-ta. Đầu 2014, người dân nhận được thông báo chuyển đổi các khu đất cốt cao trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao. Tháng 3/2014, các hộ dân nhận được thông báo đã gửi đơn xin được chuyển đổi cây trồng. Chờ đợi xã xử lý đơn quá lâu, nhiều hộ dân đã đưa cây ăn quả vào trồng và cũng không thấy chính quyền xã phản đối.
Tháng 10/2014, xã mới họp dân và đưa ra thông báo: Chủ trương của huyện chưa cho phép trồng cây ăn quả tại các khu đất này, những hộ đã trồng rồi thì thôi và không được phát sinh thêm, còn các hộ đang có ý định trồng thì dừng lại. Lúc đó, có tới 20 hộ đã chuyển đổi cây trồng. Đến tháng 12/2014, Phòng NN-PTNT huyện Kim Bảng mới ra công văn chính thức về việc quy hoạch chuyển đổi vùng trồng lúa khó khăn về nước sang cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao. Theo đó, nhiều người lại tiếp tục đưa cây ăn quả vào trồng tại các khu đất cao này, tính đến nay là 56 hộ. Hiện tại, các vườn cây ăn quả tại 4 thôn trong xã đã trồng được từ 2-3 năm và đến lúc họ được thu hoạch vụ đầu tiên thì nhận được thông báo phải phá vườn.
Chia sẻ với chúng tôi, người dân đặt ra nhiều câu hỏi: Tại sao chính quyền không xử lý dứt khoát, đến lúc cây được thu hoạch mới bắt dân phải phá vườn? Phải phá vườn khi chưa kịp hồi vốn đầu tư, người dân sẽ sống ra sao với nợ nần đang “chất đầy”? Chính quyền sẽ trồng cây gì để có năng suất cao khi nhiều loài cây “ruột” họ đã trồng vẫn không cho năng suất như ý? Nhiều hộ đã vay tiền ngân hàng từ 100- 200 triệu, có hộ vay đến 500 triệu để xây lều chứa, chuồng gia súc, bể nước để tưới cây... đang đứng trước nguy cơ tay trắng, mất nhà ở.
Bà Nguyễn Thị Hồng (thôn Lưu Giáo) có 7 mẫu đất đều trồng cây ăn quả, chia sẻ: “Đất cốt quá cao, trồng lúa phải đầu tư gấp 5-10 lần mới có thu hoạch, bơm nước suốt ngày. Khi nhận đất, thôn, đội có hứa là cứ nhận đi rồi sẽ cho chuyển đổi. Tôi đã mất nhiều công sức để san đất gò cao, gom mộ lại mới được mảnh vườn. Đổ ra bao công sức, đang được thu lại bảo chặt đi”.
Còn gia đình anh Tạ Văn Thắng (thôn Phù Đê) thế chấp nhà vay gần 500 triệu để đầu tư cho việc chuyển đổi cây trồng đang đứng trước nguy cơ phá sản nếu cây bị chặt phá.
Chia sẻ với chúng tôi, những người dân Tương Lĩnh mong mỏi họ có thể được giữ lại vườn, chỉ cần vài năm để thu hồi vốn, trả nợ. Xảy ra tình cảnh tréo ngoe này là do người dân đã quá vội vàng, chính quyền xã cũng liên đới trách nhiệm khi ra thông báo mà chưa thông qua ý kiến từ UBND huyện, khiến người dân đang đứng trước nguy cơ trắng tay, thất thiệt nhiều tỉ đồng.
Trồng cỏ cho bò sữa dân lại nhầm sang cây ăn quả
Ngày 6/6, UBND huyện Kim Bảng có văn bản yêu cầu xử lý vi phạm đất đai tại xã Tượng Lĩnh. Theo đó, 56 hộ dân đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ trồng cây hàng năm sang cây lâu năm. Chính quyền xã thông báo tới các hộ đến ngày 15/7 phải tự chặt bỏ cây nhưng do vấp phải nhiều khúc mắc nên đến giờ vẫn chưa được thực hiện. Vài ngày gần đây, xã bắt đầu vận động dân gỡ các lều đã dựng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Tạ Văn Hậu, Chủ tịch UBND xã Tượng Lĩnh cho biết: “Các hộ mới trồng mà cây chưa có quả thì phải xử lý ngay. Còn cây đã có quả thì sẽ để họ thu hoạch xong vụ này rồi xử lý. Sau ngày 3/8 họp chi bộ xong thì tôi sẽ tổ chức một buổi đối thoại với dân”. Tuy nhiên, khi PV đề cập về chuyện dân mong muốn hồi vốn, vị lãnh đạo này thản nhiên: “Cái đó kệ các hộ thôi. Thế chấp, vay ngân hàng… nhưng giờ sai rồi thì phải thực hiện. Đây là chỉ thị của UBND huyện. Nếu các hộ dân vẫn cương quyết không chặt bỏ thì xã sẽ tiến hành cưỡng chế”.
Trước câu hỏi tại sao không xử lý từ đầu, ông Hậu thừa nhận: Xã có hiểu được nguyện vọng của dân là muốn chuyển sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nhưng chủ trương của huyện là chuyển sang cây trồng cạn; xã biết việc vi phạm của dân nhưng lại không quyết liệt từ đầu. Tuy nhiên, giải thích về lý do chậm giải quyết đơn xin chuyển đổi cây trồng của dân, ông Hậu lại trốn tránh: “Tháng 4 họ làm đơn thì đến tháng 10, xã đã có cuộc họp nói rõ với các hộ rồi” – như vậy, để có một câu trả lời đơn xin của dân phải cần đến 6 tháng trời(?!).
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về việc sau cuộc họp đó, chính quyền tiếp tục “bỏ lửng” trong khi dân vẫn tiếp tục trồng cây. Trong suốt năm 2015 sang 2016, UBND xã Tượng Lĩnh không có “động thái” gì, về điều này, ông Chủ tịch xã giải thích: “Lúc đó xã đang… chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ xã nên cũng không muốn làm “rắn”. Sang năm 2016 thì lại… bầu cử HĐND”.
Hỏi về cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao trong công văn của huyện gửi xuống, lãnh đạo này cho hay, đó là cây cỏ cho bò sữa nhưng người dân đã nhầm “cây trồng cạn” là “cây ăn quả”. Vậy nếu quán triệt cho người dân ngay từ đầu thì họ có còn nhầm?
Nếu không có gì thay đổi, sau ngày 3/8 này, chính quyền xã Tượng Lĩnh sẽ yêu cầu các hộ chặt bỏ các cây chưa có quả. Còn đối với các vườn cây đang có hoa lợi thì sẽ chặt bỏ sau vụ thu hoạch. Dân đã sai vì cố tình trồng cây khi thủ tục hành chính chưa giải quyết xong, nhưng trách nhiệm đâu phải chỉ riêng ở họ. Người dân ở đây đang cần giải pháp thấu tình đạt lý hơn.
Ông Trần Văn Ba (thôn Lưu Giáo) buồn bã: “Tiếc là khi chúng tôi làm, xã không ngăn cản. Tôi xây rào còn khuyên xây thấp thôi. Gia đình tôi đã đầu tư 200 triệu để làm rào, lều trại, giống cây… nếu chặt đi nhiều nhà chỉ có nước đi ăn mày chứ đừng nói đến trả nợ. Như nhà tôi đã thế chấp nhà 100 triệu, nếu cấy lúa thì đến bao giờ mới trả nổi? Còn trồng ngô hay lạc… năng suất đều thấp”.
Nông Thuyết
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 4 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 4 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 6 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 6 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 6 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 7 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.