Đau đầu có phải là dấu hiệu của khối u não không?
Đau đầu dai dẳng là một trong những dấu hiệu của sự hiện diện của khối u não. Nhưng liệu cơn đau đầu của bạn có thực sự là một nguyên nhân đáng lo ngại? Chuyên gia phẫu thuật thần kinh sẽ giải thích dưới đây.
Khối u não là gì?
U não là sự phát triển bất thường của các tế bào trong não hoặc hệ thần kinh trung ương. Các khối u não có bản chất khác nhau, từ khối u lành tính (không ung thư), phát triển chậm và ít có khả năng tái phát, đến khối u ác tính (ung thư), có thể sinh sôi nảy nở và xâm lấn sang các mô xung quanh.

Các triệu chứng của "đau đầu do khối u não" là gì?
Cơn đau đầu xuất phát từ khối u não có thể biểu hiện dưới dạng cơn đau dai dẳng và ngày càng trầm trọng hơn.
Không giống như chứng đau đầu do căng thẳng hoặc chứng đau nửa đầu có thể liên quan đến một số loại thực phẩm hoặc âm thanh, những cơn đau đầu này không có cùng tác nhân gây ra và thường trở nên trầm trọng hơn khi thực hiện các hoạt động làm tăng áp lực bên trong đầu, như cúi xuống, nâng vật nặng, hoặc chuyển động đột ngột.
Cơn đau đầu do khối u não thường nghiêm trọng khi thức dậy vào buổi sáng, tuy nhiên tình trạng đau này có thể thuyên giảm trong ngày. Điều này có thể là do vị trí của cơ thể trong khi ngủ đã dẫn đến tăng áp lực bên trong não, làm cho cơn đau tăng cao khi thức dậy.
Điều cần lưu ý là cơn đau đầu do u não có xu hướng tăng dần theo thời gian. Khi khối u phát triển, áp lực đè lên các mô não xung quanh càng lớn, làm gia tăng cảm giác khó chịu.
Phân biệt đau đầu do u não và đau đầu do căng thẳng
Có một số điểm khác biệt giữa cơn đau đầu do khối u não và những cơn đau đầu do căng thẳng hoặc đau nửa đầu. Những khác biệt này có thể được phân loại rộng rãi dựa vào nguồn gốc và tính chất của cơn đau, các triệu chứng đi kèm, cũng như các yếu tố kích hoạt và thời gian kéo dài của chúng. Hiểu rõ những điểm khác biệt giữa các loại đau đầu này có thể giúp bạn cảnh giác.
Bảng đối chiếu điểm khác biệt giữa đau đầu do u não với chứng đau nửa đầu, chứng đau đầu
Điểm khác biệt chính | Đau đầu do khối u não | Chứng đau nửa đầu | Chứng đau đầu |
Nguồn gốc và triệu chứng của cơn đau | Ban đầu triệu chứng đau đầu không biểu hiện nhiều. Trở nên nghiêm trọng và dai dẳng hơn theo thời gian. Có thể cảm thấy cơn đau lan sang nhiều vị trí | Thường đau một bên hoặc đau nhói. | Cảm giác đau nhức âm ỉ liên tục |
Triệu chứng kèm theo | Buồn nôn và nôn (đặc biệt là vào buổi sáng) | Buồn nôn và nôn | Thường không kèm theo các triệu chứng khác, mặc dù một số người có thể bị nhạy cảm với ánh sáng tương tự như chứng đau nửa đầu |
Tác nhân và sự diễn tiến theo thời gian | Thường trở nên nặng hơn khi thực hiện các hoạt động làm tăng áp lực bên trong đầu | Do một số loại thực phẩm, mùi hương, rượu bia | Căng thẳng, mệt mỏi |
Ngoài ra còn có các loại đau đầu khác. Nếu bạn không chắc chắn về loại đau đầu mình đang gặp phải, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bác sĩ Tang Kok Kee, chuyên gia phẫu thuật thần kinh tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena Singapore
Những triệu chứng thần kinh nào nên chú ý khi bị u não?
Các khối u não có thể gây ra một loạt các triệu chứng thần kinh phản ánh vùng não bị ảnh hưởng. Những triệu chứng này có thể rất khác nhau về tính chất và mức độ nghiêm trọng, nhưng có một số dấu hiệu phổ biến cần lưu ý như sau:
- Khó khăn về nhận thức: những khó khăn không giải thích được trong việc suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định hoặc ghi nhớ mọi thứ có thể báo hiệu khối u não, những thay đổi này cũng có thể liên quan đến các vấn đề về hiểu ngôn ngữ viết hoặc nói, một tình trạng được gọi là chứng khó đọc.
- Bất thường về thị giác: những bất thường trong nhận thức thị giác, chẳng hạn như tình trạng mờ mắt trong thời gian ngắn hoặc nhìn đôi có thể là dấu hiệu của khối u não. Những bất thường này cũng có thể bao gồm đau mắt không rõ nguyên nhân hoặc cử động mắt bất thường.
- Khó nuốt.
- Khó khăn về lời nói: các khối u não đôi khi có thể dẫn đến khó khăn khi nói. Điều này có thể biểu hiện dưới dạng nói ngọng, khó khăn trong việc trình bày hoặc trao đổi.
- Động kinh hoặc co giật.
- Buồn nôn, nôn hoặc chóng mặt.
- Cảm giác bị thay đổi: Ngoài tình trạng tê mặt, những thay đổi về cảm giác cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh nhân có thể có cảm giác lạ, mẫn cảm, giảm độ nhạy hoặc đau khi chạm.
- Tâm trạng lâng lâng: Điều này có thể bao gồm những thay đổi về tính cách hoặc trạng thái tinh thần, với những biểu hiện cụ thể như thay đổi tâm trạng nhanh chóng - trầm cảm hoặc tăng tính cáu kỉnh.
- Thay đổi nội tiết tố: Nếu khối u ảnh hưởng đến tuyến yên, sự mất cân bằng nội tiết tố có thể xảy ra, dẫn đến các triệu chứng như thay đổi cân nặng không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, ham muốn tình dục thấp, thay đổi kinh nguyệt.
- Các vấn đề về giấc ngủ: Chúng có thể bao gồm mất ngủ, ngủ quên hoặc rối loạn chu kỳ ngủ-thức.
- Thay đổi về khứu giác hoặc vị giác: một số người có thể nhận thấy khả năng ngửi hoặc thay đổi vị giác của họ giảm đi.
- Vụng về
- Yếu chi ở một cánh tay Hoặc chân: các chi bị yếu Hoặc tê liệt, đặc biệt yếu hoặc tê liệt ở một bên của cơ thể.
May mắn thay, khối u não có thể điều trị được nếu có phương pháp tiếp cận đúng.
Khối u não được điều trị như thế nào?
Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị khối u não, trong đó bao gồm:
Can thiệp phẫu thuật là phương pháp điều trị đầu tiên khi khối u có thể được loại bỏ an toàn. Với sự trợ giúp của các công nghệ tiên tiến như phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hệ thống hình ảnh thời gian thực và hệ thống định vị thần kinh, có thể thực hiện một cuộc phẫu thuật chính xác để cắt bỏ hoàn toàn khối u.
Đối với các khối u nằm ở vị trí khó hoặc những khối u không thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, xạ trị sẽ được sử dụng. Xạ trị sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào khối u. Hơn nữa, các loại thuốc hóa trị thường được sử dụng kết hợp với phẫu thuật và xạ trị đối với các loại khối u đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị như vậy.
Các phương pháp mới nổi như liệu pháp miễn dịch và liệu pháp chính xác cũng tạo thành một phần của kho vũ khí trị liệu chống lại các khối u não. Liệu pháp miễn dịch tìm cách tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại các tế bào ung thư, trong khi liệu pháp chính xác nhắm vào các đặc điểm sinh học độc đáo của các tế bào khối u.

Có thể tình trạng đau đầu không phải là dấu hiệu của u não, nhưng khi bị đau đầu dai dẳng hãy thăm khám bác sĩ. Bác sĩ phẫu thuật thần kinh có thể chẩn đoán và điều trị tình trạng của bạn bằng cách lên kế hoạch điều trị kỹ lưỡng và cung cấp hỗ trợ và chăm sóc sau điều trị nhất quán trong suốt quá trình hồi phục của bệnh nhân.
Bác sĩ Tang Kok Kee, chuyên gia phẫu thuật thần kinh tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena Singapore, với các chuyên môn sâu bao gồm: vi phẫu và điều trị các rối loạn thần kinh khác nhau liên quan đến não và cột sống ở cả trẻ em và người lớn; các bệnh lý bao gồm khối u não và cột sống, phình động mạch não, chứng hẹp động mạch cảnh, đột quỵ, thoát vị tủy - màng tủy và các bệnh lý khác.
Để biết thêm chi tiết và nhận thông tin tư vấn từ bác sĩ Tang Kok Kee, vui lòng liên hệ:
Văn phòng đại diện Tập đoàn Y tế Parkway tại Hà Nội
Tầng 5, số 110 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637
Email: info@parkway.com.vn
FB page: https://www.facebook.com/parkwayhanoi
Doanh nghiệp tự giới thiệu

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 15 giờ trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 17 giờ trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.